Nhiệt độ khơng khí trung bình qua từng thập kỷ ở Nghệ An

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh nghệ an (Trang 48)

T61- 70 ∆T61-70 và 71-80 T71-80 ∆T71-80 và 81-90 T81-90 ∆T81-90 và 91- 2000 T91- 2000 ∆T91- 2000 và 2001- 2010 T2001- 2010 Quỳnh Lưu 23,3 +0,1 23,7 +0,0 23,7 +0,2 23,9 +0,5 24,4 Vinh 23,7 +0,0 23,7 +0,7 24,4 +0,2 24,2 +0,4 24,6 Cửa Lò 23,4 +0,2 23,6 +0,1 23,7 +0,4 24,1 +0,3 24,4 Diễn Châu 23,3 -0,2 23,1 +0,2 23,3 +0,3 23,6 +0,2 23,8 Nghi Lộc 23,3 +0,3 23,6 +0,3 23,9 +0,1 24,0 +0,0 24,0

2.3.4. Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng ven biển Nghệ An Bảng 2.10. Diện tích tự nhiên, dân số các xã vùng ven bờ biển Nghệ An Bảng 2.10. Diện tích tự nhiên, dân số các xã vùng ven bờ biển Nghệ An

TT

Diện Tích (ha)

Dân Số (người)

I. Huyện Quỳnh Lưu 43.763 279.977

1 Quỳnh Lập 2.208,71 9.209 2 Quỳnh Phương 345,48 1.5291 3 Quỳnh Liên 702,63 5.361 4 Quỳnh Bảng 1.108,43 11.423 5 Quỳnh Lương 511,21 6.566 6 Quỳnh Minh 406,28 4.887 7 Quỳnh Nghĩa 710,32 7.813 8 Quỳnh Long 173,32 9.067 9 Tiến Thủy 390,55 8.672 10 Sơn Hải 230,12 12.397 11 Quỳnh Thọ 484,58 5.509 12 Quỳnh Thanh 887,25 11.565 13 Quỳnh Hưng 561,16 8.716 14 Quỳnh Ngọc 342,08 5.341 15 Quỳnh Yên 734,39 8.283 16 Quỳnh Lộc 2.360,97 8.451 17 Quỳnh Thuận 600,46 5.601 18 Quỳnh Di 633,30 5.854 19 An Hòa 731,44 9.713 20 Mai Hùng 1.221,87 8.541

II. Huyện Diễn Châu 30.507 268.865

1 Diễn Hùng 523,24 4.726

2 Diễn Hải 520,93 7.736

TT Diện Tích (ha) Dân Số (người) 4 Diễn Vạn 441,73 6.403 5 Diễn Thành 581,41 9.539 6 Diễn Thịnh 795,75 10.857 7 Diễn Trung 1.289,56 9.512 8 Diễn Ngọc 300,48 12.991 9 Diễn Bích 281,45 9.395

III. Huyện Nghi Lộc 34.788 186.383

1 Nghi Tiến 1.059,60 3.570 2 Nghi Thiết 612,73 5.599 3 Nghi Quang 892,70 7.150 4 Nghi Yên 2.428,70 7.333 5 Nghi Xuân 622,92 9.749 6 Phúc Thọ 611,62 8.133 7 Nghi Thái 951,50 8.397 IV. Thị Xã Cửa Lò 2.810 52.890 1 Nghi Tân 178,47 12.143 2 Nghi Thủy 175.58 8.963 3 Thu Thủy 114,88 5.565 4 Nghi Thu 371,21 4.197 5 Nghi Hương 999,79 5.649 6 Nghi Hòa 418,84 4.099 7 Nghi Hải 522,66 10.714 V. Thành Phố Vinh 10.496 308.868 1 Xã Hưng Hòa 1454,10 6.748

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An và thống kê dân số các huyện năm 2008

2.3.5. Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho tỉnh Nghệ An a) Kịch bản nhiệt độ a) Kịch bản nhiệt độ

Theo kịch bản phát thải trung bình ở Nghệ An, nhiệt độ mùa đơng có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè nhưng chênh lệch chỉ đáng kể vào nửa cuối thế kỉ 21, mức tăng của nhiệt độ trung bình năm chỉ vào khoảng 0,5-0,7 0C trong các thời

kì 2020-2030 lên tới 1,1- 1,90C vào các thập kỉ 2040-2070 và lên đến 2,2-2,60C vào

các thập kỉ 2080-2100 thời kỳ 1980 – 1999 (Bảng 2.11)

Bảng 2.11. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ở tỉnh Nghệ An

Mùa Các mốc thời gian của thế kỉ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Đông 0,5 0,8 1,1 1,4 1,7 2,0 2,3 2,5 2,7 Xuân 0,5 0,7 1,1 1,4 1,7 1,9 2,2 2,4 2,6 Hè 0,5 0,7 1,0 1,3 1,5 1,8 2,0 2,2 2,4 Thu 0,5 0,8 1,1 1,4 1,7 1,9 2,0 2,4 2,6 Năm 0,5 0,7 1,1 1,4 1,6 1,9 2,2 2,4 2,6

Nguồn: Kịch bản BĐKH nước biển dâng 2012 Bộ TNMT b) Kịch bản lượng mưa

Theo kịch bản phát thải trung bình ở Nghệ An, lượng mưa mùa đơng có mức thay đổi ít hơn so với lượng mưa mùa hè nhưng chênh lệch chỉ đáng kể vào nửa cuối thế kỉ 21, mức tăng của lượng mưa trung bình năm chỉ vào khoảng 1,2 – 1,7% trong các thời kì 2020-2030 lên tới 2,4- 4,4% vào các thập kỉ 2040-2070 và lên đến 5,0- 5,9% vào các thập kỉ 2080-2100 thời kỳ 1980 – 1999 (Bảng 2.12).

Bảng 2.12. Mức thay đổi lượng mưa(%) so với thời kì 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ở tỉnh Nghệ An

Mùa Các mốc thời gian của thế kỉ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Đông 0,7 1,0 1,4 1,8 2,2 2,6 2,9 3,2 3,5 Xuân -1,2 -1,8 -2,5 -3,2 -3,9 -4,6 -5,2 -5,7 -6,2 Hè 2,1 3,1 4,4 5,6 6,9 8,0 9,0 9,9 10,8 Thu 1,5 2,2 3,0 3,9 4,7 5,6 6,3 6,9 7,5 Năm 1,2 1,7 2,4 3,1 3,8 4,4 5,0 5,5 5,9

Nguồn: Kịch bản BĐKH nước biển dâng 2012 Bộ TNMT c) Kịch bản nước biển dâng

Theo kịch bản phát thải trung bình ở Nghệ An, mực nước biển dâng có sự thay đổi không đáng kể nhưng sự thay đổi này chỉ đáng kể vào nửa cuối thế kỉ 21, mức tăng của nước biển chỉ vào khoảng 8 – 13 cm trong các thời kì 2020-2030 lên tới 15-34cm vào các thập kỉ 2040-2070 và lên đến 34 – 58 cm vào các thập kỉ 2080- 2100 thời kỳ 1980 – 1999 (Bảng 2.13).

Bảng 2.13. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kì 1980-1999 trên khu vực Hịn Dấu-Đèo Ngang

Kịch bản Các mốc thời gian của thế kỉ 21

2020 2030 2040 2050 2060 2070 2080 2090 2100 Thấp (B1) 8-9 11-13 15-17 19-23 24-30 29-34 34-44 38-51 42-58 Trung bình (B2) 7-8 11-13 15-18 20-24 25-32 31-39 37-48 43-56 49-65 Cao (A1F1) 8-9 12-14 16-19 22-27 30-36 38-47 47-59 56-72 66-86

Chương 3: Kết quả đánh giá tổn thương trên các huyện ven biển Nghệ An

Vùng ven biển (hay còn gọi là đới bờ biển) là một hệ thống tự nhiên phức tạp, đặc trưng bởi quá trình phát sinh, phát triển, tiến hố và suy tàn cũng như có giá trị tài nguyên đặc thù khác hẳn với vùng lục địa và vùng biển lân cận.

Vùng ven biển Nghệ An bao gồm tất cả các vùng được hưởng lợi và chịu tác động trực tiếp của biển và vùng biển kế cận do tỉnh quản lý. Đây là vùng có địa giới hành chính của 43 xã thuộc 5 huyện, thị, thành phố: huyện Quỳnh Lưu (20 xã), huyện Diễn Châu (9 xã), huyện Nghi Lộc (7 xã), thị xã Cửa Lò (7 phường, xã) và thành phố Vinh với diện tích tự nhiên 1.383km2. Đảo Mắt, Đảo Ngư ở vùng ven biển Nghệ An có hệ sinh thái đặc trưng và vị trí chiến lược về an ninh quốc phịng của tỉnh. Biển Nghệ An có hải phận rộng 4.230 hải lý vng. Có bờ biển dài hơn 82 km trải dài từ xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu cho đến Cửa Hội - Cửa Lò. Dân số vùng ven biển Nghệ An theo thống kê năm 2008 là 1.370.131 người.

3.1. Điều kiện tự nhiên của các huyện ven biển Nghệ An

3.1.1. Đặc điểm chung 3.1.1.1. Đặc điểm địa hình 3.1.1.1. Đặc điểm địa hình

Địa hình vùng ven biển Nghệ An được chia làm 2 phần rõ rệt: phần ven biển huyện Quỳnh Lưu và huyện Diễn Châu thấp, bằng phẳng, bị chia cắt bởi những lạch nhỏ. Một phần thấp thường bị ngập mặn khi có bão kết hợp với triều cường. Phần ven biển huyện Nghi Lộc và thị xã Cửa Lị có địa hình cao hơn, gồm những dải và các cồn cát chạy song song theo hướng Bắc Nam.

Vùng này có 6 cửa lạch, tính từ Bắc vào Nam là: lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi (huyện Quỳnh Lưu); lạch Vạn (huyện Diễn Châu); Cửa Lò, Cửa Hội (thị xã Cửa Lị) và có 5 cửa sông lớn của sông Thái, sông Mai Giang thuộc huyện Quỳnh Lưu, sông Cầu Bùng thuộc huyện Diễn Châu, sông Cấm và sông Cả thuộc huyện Nghi Lộc và thị xã Cửa Lò. Đặc biệt, vùng này có khu du lịch nghỉ mát nổi tiếng Cửa Lị, vùng kinh tế năng động có tiềm năng phát triển ni trồng, đánh bắt thuỷ hải sản và phát triển du lịch, dịch vụ và thương mại. Trung bình cứ 14km đường bờ biển Nghệ An có 1 cửa sơng, đầm phá, vũng vịnh nhỏ. Đây là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giỏ trị kinh tế cao.

Hầu hết vùng bờ biển Nghệ An đều có đê chắn sóng, phía ngồi đê đã quy hoạch được 1.415,16ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và 870,95ha đất làm muối.

Tóm lại, địa hình vùng ven biển Nghệ An được đặc trưng là những dải cát chạy dọc theo bờ biển, phần lớn thấp, bằng phẳng nhưng bị chia cắt nhiều bởi sông, lạch và dãy núi đâm ra sát biển.

- Đặc điểm địa hình đáy

Đáy vùng bờ biển Nghệ An có độ dốc tăng nhanh so với biển các tỉnh phía Bắc. Đặc biệt các huyện phía Nam tỉnh, từ độ sâu 40-80m độ dốc của nền đáy giảm dần, các đường đẳng sâu có xu thế song song, thưa đều đặn. Nhìn chung từ bờ đến độ sâu 40m là khu vực nền đáy an toàn và tương đối bằng phẳng, không gặp đá ngầm và bãi cát ngầm, nhất là vùng biển phía Bắc Nghệ An. Từ độ sâu 40m xa khơi, bắt đầu xuất hiện đá ngầm và các vật chướng ngại khác.

Biển Nghệ An nơng và bằng phẳng có độ sâu tăng dần từ bờ ra khơi. Bờ biển Nghệ An có nhiều sông, lạch đổ ra biển và thông thương với vịnh. Đây là nguyên

nhân nguồn nước từ đại dương xâm nhập vào nội địa hàng năm. Biển Nghệ An bị khống chế bởi hai luồng gió Đơng Bắc và Tây Nam. Vì vậy, bồi lở bờ biển theo quy luật “lở Nam bồi Bắc”, diễn ra chủ yếu ở các cửa sông và các lạch như lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Hội...

- Địa hình dải đất ven biển

Địa hình, địa mạo biển Nghệ An có thể chia làm hai vùng: vùng từ Quỳnh Lưu đến Bắc Cửa Lò và vùng Nam Cửa Lò.

Vùng từ Quỳnh Lưu đến bắc Cửa Lị địa hình bờ khá phức tạp. Các bãi biển ở đây hẹp, dạng vòng cung. Chiều dài các bãi chỉ đạt 100-200m. Chiều ngang từ 20-30 đến 50-60m. Cấu thành chủ yếu bởi vật liệu vụn thô, sạn cát thạch anh và vụn xác sinh vật. Ngoài khơi đáy biển tương đối bằng phẳng. Độ sâu đáy biển tăng từ từ, không quan sát thấy những biến đổi lớn về địa hình. Đây là kiểu đồng bằng mài mịn tích tụ. Các thành tạo trẻ Holocen phủ trực tiếp lên nền đá gốc. Vật liệu là cát mịn, cát bùn màu xám, xám xanh.

Vùng nam Cửa Lò địa hình bờ đơn giản hơn, bờ có dạng thẳng. Trên bờ là các thành tạo biển Holocen muộn. Bãi biển kéo dài từ Cửa Lò đến Cửa Hội, độ dốc thoải. Bãi được cấu thành bởi các thành tạo cát hạt trung, mịn màu xám, vàng nhạt, xám trắng. Ngoài khơi, do ảnh hưởng của hai cửa sơng, địa hình đáy phức tạp hơn. Các doi cát ngầm phân bố ở độ sâu 4-6m trước các cửa sơng. Kiểu địa hình ở đây thuộc đồng bằng tích tụ.

3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu , thủy văn - Khí hậu

Vùng ven biển chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng và ẩm (Bảng 2.2).

Đặc điểm khí hậu vùng ven biển Nghệ An: đầu vụ Đông Xuân, nhiệt độ ấm hơn so với các vùng khác trong tỉnh và thường có mưa phùn nên ít bị hạn. Song do mùa mưa đến muộn (6 tháng mới có lượng mưa trên 100mm) nên gây hạn vào cuối vụ Đông. Ở vùng ven biển, vào vụ mùa, lượng mưa khơng lớn, gần biển nên thốt nước nhanh, rất ít khi bị ngập lụt; số ngày nắng nhiều, trung bình hàng năm có 1500

- 1800 giờ nắng/năm, khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất muối và khai thác cá biển.

- Thuỷ văn

Chế độ thủy văn vùng biển và ven biển Nghệ An có những nét đặc thù sau:

+ Thủy triều: Chế độ thủy triều vùng biển và ven biển khá phức tạp. Ngoài

khơi là chế độ nhật triều, trong lộng là bán nhật triều không đều. Hàng tháng có một nửa số ngày thủy triều lên xuống 2 lần, trong đó thời gian triều dâng trong ngày khoảng từ 9 - 10 giờ và triều rút khoảng 15 -16 giờ. Biên độ thủy triều cao nhất từ 0 - 3,5 m. Tại các cửa sông đều chịu ảnh hưởng của thủy triều, thường vào sâu đến 10 - 12 km. Mức nước chênh lệch trung bình giữa triều cường và triều kiệt là 2 m. Do ảnh hưởng của chế độ thủy triều nên độ sâu ở các cửa lạch có sự chênh lệch đáng kể giữa thời gian triều cường và triều kiệt (Bảng 2.3).

Như vậy, chỉ có Cửa Lị và Cửa Hội có độ sâu lớn, đảm bảo cho các loại tàu cỡ 3000 - 4000 tấn ra vào.

+ Sóng biển: Chủ yếu theo hướng Bắc và Đông, khi vào gần bờ thì chuyển

hướng sang Đông và Đông Bắc. Khi thủy triều lên nếu gặp bão sóng dâng rất cao có lúc sóng dâng tới 12 m (năm 1989).

+ Độ mặn: Ngoài khơi độ mặn vùng ven biển Nghệ An vào loại khá cao

(khoảng 31,6‰ đến 35,7‰) rất thuận lợi cho việc sản xuất muối, song cũng gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp do xâm nhập mặn vào sâu trong nội đồng.

+ Hải lưu: Chế độ hải lưu ở biển Nghệ An cũng bị chi phối bởi chế độ hải

lưu chung ở Vịnh Bắc Bộ. Về mùa hè tồn tại 2 dòng hải lưu rõ rệt là dòng mặt và dịng đáy. Dịng mặt được tạo nên bởi gió mùa Tây Nam đưa nước từ phía nam lên phía Bắc, cịn dịng đáy chảy ở tầng đáy từ phía Bắc xuống và được trồi lên tại vùng biển Quỳnh Lưu. Sự hình thành vùng nước trồi ở đây là nhân tố hết sức quan trọng đối với sự tập trung của nhiều loại hải sản.

3.1.1.3. Tiềm năng hải sản và đa dạng sinh học - Tiềm năng hải sản

Đối với Nghệ An, hải sản là một trong những tiềm năng lớn và là một lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Biển Nghệ An có các dịng hải lưu hoạt động quanh năm, có nhiều đàn cá kinh tế di cư từ phía Bắc xuống và phía Nam lên. Biển Nghệ An là nơi hội tụ của nhiều lồi quần ngư q. Biển Nghệ An có 267 lồi cá, trong đó nhóm cá kinh tế có 62 lồi với trữ lượng khoảng 83.830tấn. Khả năng cho phép khai thác ước khoảng 52.000 tấn/năm. Trong phạm vi từ bờ ra đến độ sâu 100m thì càng ra xa bờ trữ lượng cá kinh tế càng lớn, các nhóm cá ăn đáy có sản lượng ổn định hơn ở tầng nổi.

Ngoài nguồn lợi cá, biển Nghệ An cịn có nhiều nhóm hải sản khác có giá trị kinh tế cao như tơm biển (có 20 lồi) với trữ lượng ước tính là 900 tấn và khả năng khai thác khoảng 480tấn/năm, mực có trữ lượng khoảng 2500-3000 tấn và khả năng cho phép đánh bắt khoảng 1500 tấn/năm. Các nguồn lợi khác ở vùng biển Nghệ An như cua, ốc, rắn biển có trữ lượng đáng kể.

Tiềm năng nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển Nghệ An rất lớn. Chưa tính đến diện tích ao, hồ, ruộng trũng, sơng cụt có thể ni trồng thủy sản nước ngọt, số diện tích có thể ni trồng thủy sản mặn lợ khoảng 3000ha. Trong đó, có khoảng 1.974ha có thể ni tơm, cua để xuất khẩu (hiện đã đưa vào nuôi tôm, cua 1.500ha).

- Đa dạng sinh học ven biển

Nghệ An là một tỉnh Bắc Trung Bộ, diễn biến thời tiết khí hậu ở đây phức tạp. Vì thế đa dạng sinh học biển rất phong phú về nguồn gen và giống loài.

+ Vùng bãi cát: Chủ yếu là cây phi lao (có một số ít diện tích dừa, ngồi ra cịn có một số loài cây che phủ đất như dứa dại, sài hồ nam, cỏ giấy biển). Rừng trồng trên đất cát biển có tác dụng lớn trong việc hạn chế gió bão, biển xâm thực, nạn cát lấp và bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Vùng ngập mặn: Có các lồi thực vật tiêu biểu là sú, trang, bần chua. Đây là loài cây đặc biệt, sống và sinh trưởng tốt trong môi trường lầy, mặn, ngập nước thuỷ triều định kỳ ở ven biển, cửa sơng, có vai trị to lớn trong việc bảo vệ bờ biển, đê biển, hạn chế sạt mịn và những tác hại của gió bão, lũ lụt, sóng biển, triều cường. + Vùng hải đảo: Theo số liệu trước đây trên đảo Mắt, đảo Ngư chủ yếu là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng cư dân ven biển tỉnh nghệ an (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)