Chương 1 : Tổng quan về tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu
1.3. Các cơng trình nghiên cứu TDBTT trong nước
Tiếp cận nghiên cứu TDBTT ở Việt Nam bắt đầu vào cuối những năm 1990 với những nghiên cứu về hệ thống tự nhiên và xã hội do các tai biến tự nhiên (Mai Trọng Nhuận, 2000- 2005), BĐKH và dâng cao mực nước biển (Toms, G và cộng
sự, 1994-1996), môi trường thay đổi (Adger, 1999). Cho đến nay nghiên cứu TDBTT được chú trọng vào nhiệm vụ tăng năng lực của cộng đồng, tăng khả năng phục hồi, chống chịu của các hệ sinh thái qua các đánh giá hiện trạng, dự báo tổn thương của các nhóm cộng đồng,tài nguyên- môi trường, các ngành kinh tế (Mai Trọng Nhuận và cộng sự, 2006-2010; Lê Thị Thu Hiền, 2006…). Tiêu biểu là phương pháp đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương do BĐKH của viện nước, tưới tiêu và mồi trường thực hiện tại Đà Nẵng, Quy Nhơn và Nam Định.
a) Tại Đà Nẵng và Quy Nhơn
Các bước đánh giá tình trạng dễ bị tổn thương thực hiện trong Dự án "Nghiên cứu đánh giá TTDBTT và tác động của BĐKH cho thành phố Đà Nẵng và Quy Nhơn thuộc "Chương trình Giảm thiểu BĐKH tại các thành phố Châu Á" hợp phần tại Việt Nam.
Hình 1.5. Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH tại Đà Nẵng và Quy Nhơn Nhơn
b) Tại Nam Định
Các bước tiến hành trong Dự án "Đánh giá TTDBTT tại huyện Hải Hậu – Nam Định"
- Tổ chức nhóm nghiên cứu nịng cốt;
- Thảo luận những vấn đề cần nghiên cứu và thống nhất phương pháp;
- Thực địa nghiên cứu tại xã;
- Tổ chức hội thảo lấy ý kiến;
- Hoàn thiện báo cáo đánh giá tổng hợp.
Hồn thành các bước nêu trên có thể đưa ra được báo cáo đánh giá thể hiện được đầy đủ thơng tin về tình trạng DBTT do BĐKH, khả năng ứng phó của cộng đồng và các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ một cách sát thực.