Chương 2 : CƠ SỞ SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Quy luật hoạt động của ITCZ
3.2.2 Quy luật hoạt động hạn ngắn
Trong phần trên chúng ta đã nghiên cứu quy luật hoạt động của ITCZ theo mùa, tuy nhiên, với những thời hạn ngắn hơn, ITCZ cũng có những quy luật hoạt động nhất định. Thật vậy, kết quả nghiên cứu về thời gian kéo dài của một đợt ITCZ hoạt động (từ khi hình thành cho đến khi tan rã) cho
thấy, thời gian này rất khơng đồng nhất, có những đợt ITCZ tồn tại rất ngắn, chỉ trong một ngày, thậm chí là trong vài kì quan trắc. Thế nhưng,
ngược lại, cũng có những đợt ITCZ tồn tại trong thời gian khá dài, đợt kéo dài điển hình nhất đợt từ ngày 12 đến ngày 30/11/86 (suốt 19 ngày) khi
ITCZ hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương như được dẫn ra trong bảng 3.1.
Hình 3.8. Bản đồ đường dịng và đường đẳng cao trung bình tháng 11 mực 850mb (số liệu từ năm 1985-2004)
Bảng 3.1. Thời gian kéo dài nhất của một đợt ITCZ hoạt động trên Tây Bắc Thái Bình Dương và trên Biển Đơng trong từng tháng
ITCZ hoạt động trên Biển Đông ITCZ hoạt động trên Tây Bắc
Thái Bình Dương Tháng
Số ngày Thời đoạn Số ngày Thời đoạn
4 5 21-25/1991 5 21-25/1991 5 13 11-23/85 13 11-23/85 6 4 12-15/90 11 12-22/90 7 7 18-24/96 12 3-14/87 8 7 13-19/86 13 13-19/86 9 14 8-21/85 17 1-17/97 10 14 15-28/88 14 15-28/88 11 13 16-28/87 19 12-30/86
Cũng từ bảng 3.1 ta có thể thấy rằng, số ngày kéo dài nhất của một đợt ITCZ trong những tháng có gió mùa tây nam hoạt động mạnh (tháng 6 đến tháng 8) cũng ngắn hơn các tháng khác. Nguyên nhân của hiện tượng này là do trong thời kì này, gió mùa tây nam hoạt động mạnh và áp cao Bắc Thái Bình Dương rút lui về phía đơng như đã nói trên.
Theo quy luật biến đổi mùa, trong tháng 4 và tháng 11, ITCZ hoạt động
ở vĩ độ thấp nhất. Thực tế nghiên cứu từng ngày cũng cho thấy, trong hai
tháng này, có những đợt ITCZ hoạt động ở vĩ độ rất thấp. Ví dụ, đợt từ ngày
13 đến ngày 16 tháng 11 năm 1985, vị trí trục của ITCZ xấp xỉ 30N (hình 3.9).
Ngược lại, trong tháng 7 và tháng 8, ITCZ hoạt động ở vĩ độ cao nhất. Thực
tế nghiên cứu từng ngày cũng cho thấy, trong hai tháng này, có những đợt ITCZ hoạt động ở vĩ độ rất cao và những đợt này thường là những đợt trên ITCZ có bão hoạt động và bão đi lên vùng vĩ độ cao. Sau khi bão đổ bộ rồi
tan đi ở vùng vĩ độ cao thì ITCZ cũng tan theo, cho nên thời gian tồn tại của
vĩ độ khá cao, cao trên 300N (hình 3.10) và đến ngày sau đó bão đổ bộ vào Trung Quốc thì ITCZ cũng tan theo.
Hình 3.9. Bản đồ synop mực 850mb ngày 13/11/1985, vị trí của ITCZ thấp nhất, xấp xỉ 30N
Hình 3.10. Bản đồ synop mực 850mb ngày 14/7/1987, ITCZ hoạt động trên vùng vĩ độ cao, xấp xỉ 320N