Cấu trúc của ITCZ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới trên khu vực tây bắc thái bình dương (Trang 47 - 51)

Chương 2 : CƠ SỞ SỐ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Cấu trúc của ITCZ

3.3.1 Cấu trúc thẳng đứng

Những hiểu biết về cấu trúc của ITCZ, cũng như của các hình thế thời tiết khác, có một ý nghĩa vơ cùng quan trọng về mặt khoa học cũng như thực tiễn. Những hiểu biết đó sẽ giúp cho chúng ta lí giải được sự dịch chuyển, hệ quả thời tiết,… của nó để tiến tới dự báo được chính xác hơn.

Để nghiên cứu sự phát triển của ITCZ theo phương thẳng đứng, chúng

tôi tiến hành xác định sự hoạt động của ITCZ trên các mực khí áp từ 1000mb

đến 500mb, đồng thời phân tích giản đồ mặt cắt thẳng đứng kinh tuyến thành

phần gió vĩ hướng dọc theo những kinh tuyến nhất định đi qua ITCZ. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ITCZ hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình

Dương, có thể phát triển lên đến độ cao tương đối lớn, phần lớn ITCZ có mặt

trên mực 850mb, một số trường hợp đặ biệt ITCZ lên đến trên mực 700mb.

Trên giản đồ mặt cắt thẳng đứng kinh tuyến thành phần gió vĩ hướng ta có thể nhận thấy sự phát triển thẳng đứng của ITCZ được thể hiện bởi đường cong

đẳng tốc bằng 0 của vận tốc gió vĩ hướng (hình 3.14). Trong hình này, điểm A là điểm vùng đệm xích đạo, cịn điểm B là điểm ITCZ đi qua. Từ điểm B ta

thấy, đường đẳng tốc bằng 0 khơng phải là một đường thẳng mà nó uốn lượn rất nhiều. Trục của ITCZ nghiêng về phía nam trong khoảng từ mực 1000mb

đến mực 925mb, thẳng đứng trong khoảng từ mực 925mb đến mực 700mb,

nghiêng về phía bắc từ mực 700mb đến mực 500mb.

Cũng từ hình 3.14 ta nhận thấy rằng, đới gió đơng ở phía bắc ITCZ mạnh hơn, mở rộng hơn về phía bắc và phát triển lên độ cao lớn hơn so với đới gió tây. Điều đó cũng dễ hiểu, bởi vì phía bắc của ITCZ là áp cao cận

nhiệt đới Bắc Thái Bình Dương, cịn phía nam là gió mùa tây nam từ bán cầu Nam thổi sang.

Bên cạnh đó, như đã biết, trong ITCZ thường tồn tại những xoáy thuận, cấu trúc thẳng đứng của những xoáy thuận này ảnh hưởng rất lớn tới cấu trúc thẳng đứng của ITCZ. Thực tế cho thấy, có những xốy thuận thẳng đứng,

nhưng cũng có những xốy thuận càng lên cao càng nghiêng về phía nam hoặc về phía bắc. Do đó, ITCZ sẽ nghiêng theo, thậm chí, trong cùng một

ITCZ, đoạn này có thể nghiêng về phía bắc nhưng đoạn khác lại nghiêng về

phía nam, hoặc thẳng đứng.

Thật vậy, phân tích bản đồ mực 1000mb và 500mb ngày 03 tháng 11 năm 1999 (hình 3.15), ta thấy rằng, ở mực 1000mb, ITCZ nằm trong khoảng vĩ tuyến từ 7-120N và chạy từ 100-1500E với 3 xốy thuận có các trung tâm ở vào khoảng 100N; 1100E, 80N; 1250E và 120N; 1450E nhưng đến mực 500mb, các tâm này ở

vào khoảng 120N; 1000E, 70N; 1250E và 80N; 1400E một cách tương ứng.

Hình 3.14. Giản đồ mặt cắt thẳng đứng thành phần gió vĩ hướng dọc theo

kinh tuyến 1250E ngày 16/5/2004

Như vậy, khi lên cao, xốy thứ nhất nghiêng về phía tây bắc, xốy thứ hai nghiêng về phía tây nam, cịn xốy thứ ba cũng nghiêng về phía tây nam

nhưng mức độ lớn hơn xoáy thứ hai. Vì vậy, ITCZ, dải nối các xoáy thuận này qua các trường yên, các đoạn khác nhau đã nghiêng theo những phía khác

nhau theo các xốy thuận đó.

3.3.2 Cấu trúc nằm ngang

Trong q trình phân tích ITCZ hoạt động trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương, chúng ta thường gặp một loại hình thế mà trong đó, đoạn phía

đơng là ITCZ (có sự hội tụ gió giữa tín phong của hai bán cầu); nhưng phía

tây lại là rãnh gió mùa (có sự hội tụ gió giữa gió mùa tây nam với gió từ áp cao lục địa) như được dẫn ra trong hình 3.16.

Qua những trường hợp này ta thấy rằng, khi phân tích ITCZ cũng như rãnh gió mùa trên vùng Tây Bắc Thái Bình Dương, cần phân biệt được hai

Hình 3.16. Hình thế ITCZ ở phía đơng và rãnh gió mùa ở phía tây. Bản đồ mực 850mb ngày 13/8/1986

dạng hình thế này một cách rành mạch, đúng định nghĩa của Tổ chức Khí

tượng thế giới [15] như đã trình bày trên.

Độ dài của ITCZ hoạt động trên Tây Bắc Thái Bình Dương cũng biến động rất lớn; có những ngày ITCZ kéo dài từ giữa Bắc Thái Bình Dương cho đến Bắc Ấn Độ Dương, nhưng cũng có những ngày ITCZ khá ngắn, chỉ kéo

dài khoảng 20 kinh tuyến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới trên khu vực tây bắc thái bình dương (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)