Địa điểm thu mẫu thứ năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài côn trùng họ lucanidae (insecta coleoptera) tại vườn quốc gia tam đảo, vĩnh phúc (Trang 31 - 37)

2.2. Dụng cụ thiết bị nghiên cứu 2.2.1. Dụng cụ thu mẫu ngoài thực địa 2.2.1. Dụng cụ thu mẫu ngồi thực địa

 Vợt cơn trùng cầm tay (loại 5m);

 Máy nổ xách tay, khối lƣợng 13,5kg;

 Bóng đèn cao áp công suất 250W, đui đèn, dây điện;

 Bạt vải màu trắng (loại không thấm nƣớc);

 Lọ đựng mẫu, lọ độc;

 Panh (forcep);

 Bút chì, giấy bóng mờ…

 Sổ nhật ký thu mẫu

2.2.2. Thiết bị dụng cụ, hóa chất trong phịng thí nghiệm

 Tủ sấy;

 Kim cơn trùng;

 Kính lúp hai mắt;

 Kính hiển vi soi nổi;

 Tấm gỗ mềm hoặc xốp để cắm mẫu;

 Hộp trƣng bày cơn trùng;

Hóa chất

 Etyl Axetat;

 Naphthalene.

2.3. Đối tƣợng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu trong đề tài này là tất cả các cá thể trƣởng thành của các loài thuộc họ Lucanidae tại Vƣờn Quốc gia Tam Đảo – Tỉnh Vĩnh Phúc.

2.4. Phƣơng pháp điều tra, thu thập mẫu vật ngoài tự nhiên 2.4.1. Thu thập mẫu vật ban đêm bằng bẫy đèn 2.4.1. Thu thập mẫu vật ban đêm bằng bẫy đèn

Lợi dụng đặc tính bị hấp dẫn bởi ánh sáng của các loại cánh cứng (Coleoptera) nói chung và Lucanidae nói riêng, chúng tôi đã sử dụng “bẫy đèn” để thu bắt các loài cánh cứng thuộc họ Lucanidae [17].

Lựa chọn thời gian: Lựa chọn thời gian đặt bẫy rất quan trọng và có tính

quyết định đến thành công của phƣơng pháp này. Thời gian thu thập trong năm thƣờng là các tháng mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8 (đối miền Bắc và Bắc miền Trung). Đặt bẫy đèn vào ban đêm từ 6h chiều đến hết đêm. Tránh các đêm có trăng trịn, thƣờng các ngày đặt bẫy là từ sau ngày 17 âm lịch hàng tháng đến trƣớc ngày 10 tháng sau (Các ngày khác có thể thu thập đƣợc nhƣng hiệu quả không cao do ánh sáng trăng át ánh sáng của bẫy đèn). Bên cạnh đó các đặc điểm về thời tiết có thể ảnh hƣởng tới kết quả thu thập nhƣ ảnh hƣởng của mƣa, gió, bão, độ ẩm khơng khí [17]…

Lựa chọn vị trí: Lựa chọn vị trí đặt bẫy ở vùng đất trống trải, cách xa các các

bụi cây rậm rạp (tránh làm che khuất tầm lan tỏa ánh sáng). Đặt bẫy ở địa điểm trên cao nhìn xuống các khoảng rừng [17].

Sắp đặt bẫy đèn: căng bạt lên trên khung đỡ (chiều cao khoảng 1,5- 2,0m

chiều rộng khoảng từ 2,0-2,5m) hƣớng bề mặt bạt về phía dự định bắt. Treo đèn lên đỉnh của bạt. Bóng đèn chọn loại cao áp có cơng suất 250W để tầm lan tỏa đƣợc xa. Lucanidae bị hấp dẫn bởi ánh sáng và bay về phía nguồn sáng đập vào bạt rơi xuống giúp ngƣời thu thập có thể thu thập dễ dàng. Mẫu vật thu thập đƣợc cho vào lọ độc, có các chất gây ngạt nhƣ Etyl axetat, Cloroform hay Ete... Chú ý tránh trƣờng hợp cho nhiều cá thể vào cùng lúc, chúng có thể đánh nhau gây gãy hỏng mẫu vật. Sau một thời gian lấy mẫu ra để vào hộp bảo quản ghi rõ các thông tin về mẫu vật (ngày, tháng, địa điểm thu mẫu, các điều kiện thời tiết khí hậu, nếu có).

2.4.2. Thu thập mẫu vật vào ban ngày

Ban ngày một số lƣợng lớn cá thể của các loài thƣờng trốn trên các cành cây gỗ. Nhiệm vụ của ngƣời thu thập là tìm các loại cây mà Lucanidae thƣờng xuyên xuất hiện, cố gắng tìm kiếm và sử dụng vợt cán dài để bắt. Lợi dụng đặc điểm giả chết (play death) của một số loại cánh cứng trong đó có Lucanidae chúng ta có thể sử dụng phƣơng pháp đập (beating method) để thu giữ mẫu vật của nhóm này. Cách làm nhƣ sau: Sử dụng các loại lƣới, bạt vây quanh gốc cây, cái ô lật ngƣợc đặt dƣới tán cây hoặc dụng cụ chuyên dùng (beating sheet). Ngƣời thu thập nhẹ nhàng dùng gậy dài gõ nhẹ, côn trùng thấy động sẽ giả chết, rời khỏi chỗ trú ẩn (cành cây) rơi vào trong tấm bạt hoặc ô mà ta đã chuẩn bị trƣớc (chú ý phải làm đập nhanh nhƣng nhẹ nhàng vào các cành cây tránh làm gãy cành, gây nguy hiểm cho chính các loại cơn trùng trú ẩn trên tán lá và làm cho côn trùng bị động bay đi mất hoặc rơi ra ngồi dụng cụ thu giữ của mình). Thu thập cơn trùng sống trên tán cây theo phƣơng pháp này nên tránh những lúc gió to vì khi có gió to hoặc làm cho cơn trùng đã rơi xuống trƣớc hoặc kiên quyết bám chặt lấy cành lá và không dễ dàng rơi xuống khi bị gõ nhẹ [17].

Địa điểm tốt nhất cho thu thập côn trùng bằng phƣơng pháp này là dƣới các tán cây ở bìa rừng hoặc dọc đƣờng mòn trong rừng, hoặc các lối đi. Các địa điểm quá trống trải, quá rậm rạp hoặc thiếu ánh sáng đều không phải là nơi lý tƣởng để thu thập côn trùng theo phƣơng pháp này. Thời gian lý tƣởng cho phƣơng pháp này là sáng sớm hoặc chạng vạng tối. Một số loài Lucanidae và Ruteninae thƣờng tụ tập ở đầu các cụm hoa để hút mật, chúng ta sử dụng vợt cán dài khéo léo hứng phía dƣới cụm hoa và lắc cũng có thể thu đƣợc chúng [17].

Nếu có địa điểm là một đỉnh cao, địa hình trống trải vào những lúc trời có nắng và gió nhẹ chúng ta có thể sử dụng vợt cán dài đứng trên đỉnh, lợi dụng tập tính một số lồi cơn trùng thuộc họ Lucanidae thƣờng đón gió bay lên cao, tiến hành thu thập bằng vợt cầm tay [17].

2.4.3. Thu thập trong thân cây gỗ mục

Một số lồi cơn trùng cánh cứng thuộc tộc Figulini của họ Lucanidae thích trốn mình trong các khe hở của thân gỗ mục. Để thu thập chúng, chúng ta sử dụng rừu hoặc tay bóc vỏ cây, bộc lộ các khe hở ra và tìm kiếm chúng [17].

2.5. Xử lý và bảo quản mẫu vật

Bƣớc 1: Mẫu vật đƣợc thu giữ ở thực địa đƣợc xử lý trong lọ độc chứa Etyl

axetat. Để riêng từng cá thể, Đánh số, ghi nhãn cho vào hộp mang về phịng thí nghiệm.

Bƣớc 2: Ở phịng thí nghiệm, định loại sơ bộ các mẫu vật thu đƣợc, nếu mẫu

vật nào đã biết thì làm tiếp theo bƣớc 3. Với mẫu vật chƣa định loại đƣợc thì ngâm mẫu vật vào nƣớc nóng, dùng panh nhọn nhẹ nhàng bộc lộ phần cơ quan sinh dục đực ra ngoài đốt bụng cuối.

Bƣớc 3: Mẫu vật đƣợc định hình bằng gim kim loại và sấy khô trong máy

Bƣớc 4: Sau khi sấy khô ta cố định mẫu vật vào các hộp bảo quản; ghi rõ

nguồn gốc, thời gian, địa điểm và ngƣời thu mẫu. Bảo quản mẫu vật ở nơi khơ thống, chú ý phòng tránh kiến [17].

Bƣớc 5: Tiến hành nghiên cứu, định loại theo các tài liệu đã công bố của

Araya K., 1993, 2003 ([7], [10]); Arrow, 1950 [12]; Bennesh, 1950 [15]; Didier, 1953 [18]; Fujita, 2010 [21]; Krajcik, M., 2001 [22]; Krajcik M., 2008, [23]; Maeda T., 2009, 2010, 2012; [27], [28], [29]; Mizunuma, 1994 [32]; Pisuth, 2008 [33]…

2.6. Đặc điểm hình thái của Lucanidae trƣởng thành

Lucanidae trƣởng thành có kích thƣớc từ 8mm đến 118 mm. Lucanidae là nhóm có đặc điểm dị hình giới tính rõ rệt (sexual dimorphism) [11], đa số cá thể đực trƣởng thành thƣờng có kìm mở rộng và uốn cong, trên đó có các gai lớn trơng giống nhƣ bộ sừng của loài hƣơu, trong khi con cái có kìm ngắn, mập [11], [25], [39]. Do đó nó có tên là bọ Sừng hƣơu (stag beetles), ở một số vùng ngƣời ta còn gọi chúng với tên khác là bọ kẹp kìm, bọ ngà... Tuy nhiên cá thể đực và cái của các loài thuộc các tộc nhƣ: Nigidiini; Figulini;… không phân biệt rõ nhau bằng hình thái ngồi của kìm. Kìm của Bọ sừng hƣơu là một đặc điểm quan trọng để nhận biết và phân loại các lồi trong họ. Kìm do hàm trên (mandibles) kéo dài, tạo với cơ thể

một góc 1800, đƣợc dùng để chiến đấu tranh giành con cái. Cơ thể các loài

Lucanidae thƣờng có hình dạng hơi dẹt theo hƣớng lƣng bụng, thon dài. Lucanidae có màu từ đen tới hơi nâu đỏ, thỉnh thoảng ta bắt gặp một số lồi có màu đỏ gạch, màu đồng. Tỷ lệ giữa các phần mặt lƣng có tỷ lệ ổn định đối với từng lồi. Đầu nhơ ra hƣớng thẳng về phía trƣớc [15], [16].

Lucanidae là một Họ cánh cứng có mức độ đa hình (polymorphism) rất cao. Mặc dù đƣợc bao bọc bên ngoài bằng một lớp vỏ cứng bằng chitin nhƣng khơng phải hình dạng của tất cả các cá thể cùng lồi đều giống hệt nhau [22]. Các cá thể Lucnaidae cùng một lồi thƣờng có hình dạng giống nhau ở một hay nhiều điểm nhất định, các đặc điểm khác có thể khác nhau [22], [23]. Việc nghiên cứu định loại Lucanidae phải dựa trên kiến thức và kinh nghiệm để chỉ ra đƣợc đâu là đặc điểm

điển hình và đặc trƣng của lồi đó. Tuy vậy có một đặc điểm rất quan trọng và ln ln đặc trƣng cho lồi đó là đặc điểm của bộ phận sinh dục (đáng chú ý là bộ phận sinh dục của con đực- genitalia) hoặc phức tạp hơn là đặc điểm hệ gen [6], [36]. Do đó mơ tả một lồi nào đó ngồi mơ tả về hình thái ngồi cịn nhất thiết phải đi kèm với mô tả của bộ phận sinh dục của mẫu chuẩn (Holotype) [40].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài côn trùng họ lucanidae (insecta coleoptera) tại vườn quốc gia tam đảo, vĩnh phúc (Trang 31 - 37)