Thông tin chung về chủ hộ năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động một số hiện tượng thiên tai khí tượng thủy văn tới sản xuất nông nghiệp và sinh kế của cộng đồng dân cư tại cụm xã phía nam huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 32)

Đặc điểm Tỷ lệ Tuổi trung bình 48,3 Nghề nghiệp Nông nghiệp 26/30 Công chức, viên chức 2/30 Ngành nghề khác 2/30 Giới tính chủ hộ Nam 28/30 Nữ 2/30

Số năm sống tại địa phƣơng

< 20 năm 1/30 20-30 năm 3/30 > 30 năm 26/30 Cấp 1 17/30 Cấp 2 7/30 Cấp 3 3/30

Trình độ học vấn Trung cấp 2/30 Cao đẳng 1/30 Đại học 0 Tình trạng sử dụng diện tích đất trồng lúa Trên 3600 m² 20/30 Từ 2100-3600 m² 8/30 Dƣới 2100 m² 1/30

(Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, năm 2013)

Từ bảng trên cho thấy, tuổi trung bình của chủ hộ là 48,3 tuổi, có đến 26/30 các hộ sống ở địa phƣơng trên 30 năm, thời gian đủ dài để chứng kiến những tác động của thiên tai và các dạng thời tiết cực đoan và có kinh nghiệm để phịng tránh, thích ứng.

Tỷ lệ chủ hộ là nam giới chiếm 28/30, nữ giới chỉ chiếm 2/30. Chúng tơi thấy, chủ yếu ở các hộ gia đình, nam giới là ngƣời quyết định các công việc liên quan đến sản xuất, đầu tƣ và chi tiêu của các hộ gia đình.

Trình độ học vấn của điểm nghiên cứu thấp, với 25/30 số ngƣời đƣợc hỏi có trình độ cấp 1, cấp 2. Họ là chủ gia đình, trình độ thấp, có thể ảnh hƣởng đến khả năng ứng phó với thiên tai.

Với 26/30 hộ làm nghề nông nghiệp, phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự

nhiên. Trong đó có 20/30 số hộ có 10 sào Bắc Bộ diện tích đất để cấy lúa trở lên. Nhƣ vậy, thông qua hoạt động điều tra chúng tôi nắm đƣợc khái quát về đặc điểm chủ hộ từ nghề nghiệp, giới tính, trình độ văn hóa, số năm sống tại địa phƣơng. Những thông tin này rất cần thiết xem xét chứng kiến, kinh nghiệm, năng của họ trong phòng chống và thích ứng với thiên tai, đặc biệt trong bối cảnh BĐKH.

Bảng 2.2. Xếp hạng nguồn thu nhập của các hộ năm 2013

TT Nguồn thu nhập Xếp hạng theo các thời kỳ

Trước 1998 1998-2003 2004-2009 2010-2013 1 Trồng trọt 2 1 1 1 2 Chăn nuôi 1 2 3 2 3 Đi làm thuê 4 4 4 3 4 Lâm nghiệp 3 3 2 4 5 Thủy sản 5 5 5 5

(Nguồn: Số liệu tác giả điều tra)

Trong đó:

1: Mức đóng góp lớn nhất; 4: Mức đóng góp lớn thứ 4.

2: Mức đóng góp lớn thứ 2; 5: Mức đóng góp lớn thứ 5.

3: Mức đóng góp lớn thứ 3;

Qua các giai đoạn, thấy mức đóng góp vào tổng thu nhập của các hộ có sự thay đổi, trƣớc năm 1998 chăn ni có vị trí quan trọng nhất, nhƣng vị trí này đã nhƣờng chỗ hoạt động trồng trọt. Điều này là do, mật độ dân số tăng cao, diện tích đất hoang hóa đƣợc khai thác triệt để ở và canh tác, rừng bị tàn phá để lấy đất làm nƣơng dẫy, khơng có chỗ để chăn thả châu bị, vì vậy mà ngành chăn ni ở địa phƣơng bị giảm mạnh về thu nhập. Mặt khác, sau năm 1998 ngành nông nghiệp, nhất là ngành trồng lúa ở đây có sự thay đổi, do ngƣời dân thƣờng xuyên mua giống lúa mới, bón phân hóa học, áp dụng lịch mùa vụ theo hƣớng dẫn của chính quyền xã; đặc biệt năm 1998, ở địa phƣơng đƣợc sử dụng điện lƣới quốc gia, đây là một nhân tố tác động mạnh mẽ vào ngành trồng trọt thông qua việc sử dụng các máy bơm nƣớc để điều hòa tƣới tiêu cho cầy trồng, tăng năng suất cây trồng. Vì vậy, nguồn thu nhập từ ngành trồng trọt ở xã Minh Phú, Vân Đồn chiếm vị trí số 1 trong gần 20 năm nay.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: Nghiên cứu này đƣợc thực hiện trên địa bàn xã Vân

Huyện Đoan Hùng là huyện miền núi phía Bắc thuộc tỉnh Phú Thọ, Đoan Hùng có điều kiện tự nhiên phức tạp và là vùng chuyển tiếp giữa vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, cuộc sống ngƣời dân chủ yếu phụ thuộc vào SXNN. Trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện Đoan Hùng thƣờng xuyên xảy ra lũ lụt, hạn hán gây khó khăn cho cuộc sống cộng đồng. Các nghiên cứu về tác động của thiên tai đến Đoan Hùng rất ít, đặc biệt là đến sản xuất lúa.

Huyện Đoan Hùng, chia là 3 vùng, trong đó các xã phía Nam huyện Đoan Hùng là các xã khó khăn nhất trong huyện, chất lƣợng đất trồng trọt là đất xám, ém khí. Trong đó xã Minh Phú, Vân Đồn là 2 xã khó khăn nhất, giao thơng khó khăn, khơng có đƣờng quốc lộ, tỉnh lộ chạy qua địa bàn, các hộ dân chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, vốn phụ thuộc vào thiên nhiên rất lớn.

Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu từ năm 1998-2013

Lí do tơi chọn khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 1998-2013, vì: Trong thập niên 1990 trở lại đây, Việt Nam đã thực hiện việc khốn quản trong sản xuất nơng nghiệp, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đẩy mạnh hội nhập quốc tế phát triển công nghiệp, xây dựng và giao thơng. Nền kinh tế đã có bƣớc tiến lớn, nhƣng bên cạnh đó việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và nạn chặt phá rừng … ngày càng gia tăng đã làm tăng lƣợng khí CO2 vào bầu khí quyển. Năm 1990, Việt Nam đã phát thải 21,4 triệu tấn CO2, năm 2004 phát thải 92,6 triệu tấn CO2, bình quân đầu ngƣời 1,2 tấn CO2/năm (thế giới 4,5 tấn/năm). Nhƣ thế, việc phát thải khí CO2 ở nƣớc ta tăng rất nhanh, nhƣng vẫn ở mức thấp so với thế giới và khu vực.

Năm 1998, các xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng đều đƣợc sử điện lƣới quốc gia, đây là một sự kiện quan trọng trong sinh hoạt với việc sử dụng vô tuyến truyền hình nâng cao trình độ nhận thức và nắm bắt thông tin cho ngƣời dân. Ngƣời dân huyện Đoan Hùng đã đƣa máy bơm nƣớc và một số máy điện khác vào sản xuất, nâng cao thu nhập.

Thời gian thực hiện nghiên cứu: Luận văn này đƣợc thực hiện từ tháng 7/2013 đến tháng 9/2014.

Trong nhiều năm nay, ngành sản xuất lúa chiếm vị trí quan trọng trong đời sống nhân dân, sinh kế của ngƣời dân chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất lúa.

Tóm tại, nội dung nghiên cứu cuối cùng trong luận văn, cụ thể nhƣ sau: - Nghiên cứu những biểu hiện của một số hiện tƣợng thiên tai trên địa bàn xã Minh Phú, xã Vân Đồn từ năm 1998 đến 2013;

- Nghiên cứu tác động của một số hiện tƣợng thiên tai đến sản xuất lúa của ngƣời dân trồng lúa trên địa bàn xã Minh Phú, xã Vân Đồn từ năm 1998 đến 2013;

- Nghiên cứu tác động của thiên tai đến sinh kế thông qua các nguồn vốn sinh kế của ngƣời dân trồng lúa trên địa bàn xã Minh Phú, xã Vân Đồn từ năm 1998 đến 2013;

- Dựa trên những kết nghiên cứu, đề xuất giải pháp thích ứng thiên tai cho ngƣời dân trồng lúa trên địa bàn xã Minh Phú, xã Vân Đồn.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1.Cách tiếp cận/Phương pháp luận

Cộng đồng đƣợc hiểu là nhóm ngƣời sống trong cùng một khu vực địa lý, cùng chịu tác động của BĐKH do vị trí cƣ trú của họ, và có thể có chung kinh nghiệm thích ứng với BĐKH. Tuy nhiên, họ có thể có những nhận thức và cách nhận đối với rủi ro do BĐKH gây ra khác nhau [9]. Nhƣ vậy, trong luận văn này sử dụng thuật ngữ cộng đồng có nghĩa là những ngƣời dân sản xuất lúa tại xã Vân Đồn, Minh Phú.

Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng đƣợc đƣa vào áp dụng nhằm cùng cộng đồng phân tích nguyên nhân và hậu quả của BĐKH, đồng thời kết hợp các số liệu khoa học và kiến thức bản địa về khí hậu để đƣa ra các giải pháp ứng phó. Thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng là một quá trình do cộng đồng

xây dựng và làm chủ, dựa vào các ƣu tiên, nhu cầu, kiến thức và khả năng của cộng đồng, cần bắt đầu từ những nhu cầu và nhận thức của cộng đồng [9].

2.3.3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu này gồm hai phần: Nghiên cứu tại văn phòng và nghiên cứu thực địa. Các phƣơng pháp đƣợc sử dụng bao gồm: Phƣơng pháp thống kê và phƣơng pháp đánh giá nhanh nơng thơn có sự tham gia (PRA).

a. Phương pháp thống kê: Dựa trên số liệu từ các tài liệu, dữ liệu cơ bản

về thiên tai, sinh kế, SXNN, sản xuất lúa tại địa phƣơng từ năm 1998 đến 2013, để khái qt đƣợc tình hình các vấn đề có liên quan đến nghiên cứu. Để sử dụng phƣơng pháp thống kê cần thu thập các loại số liệu sau:

- Số liệu quan trắc: Số liệu về nhiệt độ độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất, lƣợng mƣa năm, lƣợng mƣa mùa mƣa, lƣợng mƣa mùa khô từ 1983 đến nay; số liệu về các ngày mƣa lớn từ năm 1998 đến nay. Bộ số liệu này đƣợc thu thập từ trạm quan trắc khí tƣợng tại địa phƣơng. Sử dụng các phƣơng pháp thống kê khí tƣợng để xem xét xu hƣớng của BĐKH tại địa phƣơng thông qua một số đặc trƣng nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa.

- Các hiện tượng thiên tai: Thu thập số liệu của lũ lụt, hạn hán, rét hại, nắng nóng,.. từ các Báo cáo Tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng của UBND xã Vân Đồn, UBND xã Minh Phú, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Đoan Hùng từ năm 1998 trở lại đây; các báo chí, website của các tổ chức liên quan; sử dụng phƣơng pháp thống kê để xem xét tần xuất xuất hiện các dạng thiên tai trên địa bàn từ 1998 đến nay;

- Số liệu về các nguồn sinh kế, tình hình SXNN, sản xuất lúa từ các Báo cáo Tổng kết thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hàng của UBND xã Vân Đồn, Minh Phú, từ năm 1998 trở lại đây; sử dụng phƣơng pháp thống kê để hiểu đƣợc xu thế biến đổi các vấn đề trong SXNN và sinh kế tại địa phƣơng

b. Phương pháp đánh giá nơng thơng có sự tham gia (PRA) Khái niệm PRA

Theo Ngân hàng thế giới, PRA là q trình cùng chia sẻ, phân tích thơng tin và hành động giữa các bên tham gia. Trong đó, ngƣời dân đóng vai trị chủ đạo để xác định những khó khăn của cộng đồng, thảo luận các giải pháp và lập kế hoạch hành động để giải quyết các khó khăn đó [42].

Quy trình thực hiện PRA

Để thực hiện nội dung nghiên cứu, chúng tôi đã xin ý kiến lãnh đạo các xã về việc thực hiện đề tài này trên phạm vi địa bàn xã. Tại mỗi xã, chúng tôi đã mời thêm 2 ngƣời đại diện, là những ngƣời có kinh nghiệm trong sản xuất, có uy tín trong cộng đồng để thành lập nhóm PRA; các thành viên mới trong nhóm đƣợc hƣớng dẫn và phân cơng cơng việc cụ thể. Nhóm PRA tổ chức điều tra, phỏng vấn và thảo luận các vấn đề trong nghiên cứu tại cộng đồng.

Các hộ dân đã đƣợc lựa chọn đảm bảo có đại diện của đủ các loại hộ dân có điều kiện kinh tế khác nhau trong các xã. Căn cứ vào danh sách các hộ dân trong xã, đã chọn ngẫu nhiễn mỗi xã 15 hộ dân để lấy ý kiến, trong đó có 5 hộ khá giả, 5 hộ trung bình, 5 hộ nghèo (tiêu chí nghèo đƣợc xác định theo quy định của Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, 2011), 5 hộ khá giả thuộc các hộ giàu theo tiêu chí của địa phƣơng, các hộ này là các hộ sản xuất luá. Hai xã tổng cộng lấy 30 hộ để lấy ý kiến thông qua mẫu phiếu điều tra có sẵn (phụ lục 1)

Phỏng vấn bán cấu trúc [41] đƣợc sử dụng trong quá trình trao đổi và thu

thập thơng tin mang tính đại diện. Các câu hỏi sẽ đƣợc hƣớng theo ý định để làm sao cho ngƣời đƣợc phỏng vấn kể các câu chuyện về biểu hiện thiên tai, thiên tai đã tác động nhƣ thế nào đến sản xuất lúa.., cũng nhƣ cơng tác ứng phó của cộng đồng. Chúng tơi đã thực hiện việc phỏng vấn hộ dân và lãnh đạo chính quyền địa phƣơng

- Phỏng vấn các hộ dân: Chúng tôi phỏng vấn 12 hộ dân đƣợc mời tham gia thảo luận để phỏng vấn, phỏng vấn sẽ đƣợc thực hiện sau buổi thảo luận.

- Phỏng vấn chính quyền địa phương: Để thu thập thơng tin chung về tình hình phát triển kinh tế xã hội, định hƣớng phát triển cũng nhƣ các hiểu biết và kinh nghiệm trong việc thích ứng với các hiện tƣợng thiên tai, BĐKH.

- Thành phần tham gia phỏng vấn: Trƣởng phịng NN&PTNT (Phó Trƣởng ban phịng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện), các thành viên thể nhƣ Bảng 2.3

Bảng 2.3: Thành phần lãnh đạo địa phương được mời tham gia phỏng vấn

TT Ngƣời đƣợc phỏng vấn Xã Vân Đồn Xã Minh Phú

1 Chủ tịch UBND X X

2 Cán bộ khuyến nông X X

3 Chủ tịch Hội nông dân X X

4 Chủ tịch Hội phụ nữ X X

5 Bí thƣ Đồn Thanh niên X X

(Nguồn: Tác giả, 2013)

- Cách thức phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi.

Tổ chức thảo luận: Vì điều kiện thực hiện luận văn có hạn, trong khả năng

thực tế cho phép để thực hiện tổ chức thảo luận, chúng tôi đã tiến hành tổ chức 01 buổi thảo luận tại Hội trƣờng UBND xã Vân Đồn để thực hiện việc xác định và phân tích biểu hiện của thiên tai, sự tác động của thiên tai đến sản xuất lúa và nguồn nhân lực tại cộng đồng và các khả năng hiện có của cộng đồng trong ứng phó với thiên tai, với thành phần 23 ngƣời gồm: 05 thành viên nhóm PRA, 6 hộ dân xã Minh Phú, 6 hộ dân xã Vân Đồn, đảm bảo số lƣợng thành phần đƣợc phân đều theo tiêu chí có đủ hộ khá, trung bình, nghèo; cán bộ khuyến nơng xã Minh Phú và Vân Đồn; Chủ tịch UBND xã Minh Phú và Vân Đồn; Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Phụ nữ, Bí thƣ Đồn Thanh niên xã Vân Đồn làm đại diện.

Công cụ sử dụng để nghiên cứu: Để tiến hành một cuộc PRA, chúng tôi đã sử dụng bộ công cụ thuộc phƣơng pháp PRA để thực hiện những nội dung nghiên cứu, cụ thể nhƣ Bảng 2.4:

Bảng 2.4: Tổng hợp các công cụ được sử dụng trong PRA

Phƣơng pháp/cơng

cụ phân tích

Mục đích Cách làm Đối tƣợng tham gia

Lịch sử thiên tai (Phụ lục2)

- Phân loại đƣợc mức độ ảnh hƣởng của từng dạng thiên tai đến SXNN, Sinh kế của cộng đồng;

- Hiêu đƣợc cách ứng phó và thành tựu của cộng đồng trong phòng chống thiên tai.

Dựa vào bảng có sẵn, thảo luận, điền các thông tin theo mẫu theo hƣớng dẫn. 23 ngƣời thuộc thành phần thảo luận. Lịch mùa vụ (Phụ lục 3)

Để đối chiếu đƣợc thời gian sinh trƣởng của cây lúa với thời gian xuất hiện các dạng thiên tai.

Dựa vào bảng có sẵn, thảo luận, điền các thông tin theo mẫu theo hƣớng dẫn. 23 ngƣời thuộc thành phần thảo luận. Biểu đồ xu hƣớng - Hiểu đƣợc xu hƣớng diễn biến của thiên tai;

- Hiểu đƣợc xu hƣớng tác động của thiên tai đến sản xuất lúa, trình độ và kinh nghiệm sản xuất của cộng đồng.

Dựa vào bảng có sẵn, thảo luận, vẽ xu hƣớng biến đổi vào mẫu theo hƣớng dẫn. 23 ngƣời thuộc thành phần thảo luận. Bảng đánh giá theo ma trận Đánh giá mức độ tác động của các hiện tƣợng thiên tai tới sản xuất lúa, trình độ và kinh nghiệm sản xuất của cộng đồng.

Dựa vào bảng có sẵn, thảo luận, điền các mức độ tác động theo mẫu theo hƣớng dẫn. 23 ngƣời thuộc thành phần thảo luận. Bảng xếp hạng - Xếp hạng đƣợc thứ tự xuất hiện của thiên tai đối với địa phƣơng;

- Xếp hạng thứ tự tác động của thiên tai đối với SXNN, sinh kế của cộng đồng;

- Xếp hạng đƣợc thứ tự các nguồn thu nhập, các nguồn vốn sinh kế, các giải pháp ứng phó của cộng đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động một số hiện tượng thiên tai khí tượng thủy văn tới sản xuất nông nghiệp và sinh kế của cộng đồng dân cư tại cụm xã phía nam huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 32)