Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 1983-2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động một số hiện tượng thiên tai khí tượng thủy văn tới sản xuất nông nghiệp và sinh kế của cộng đồng dân cư tại cụm xã phía nam huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 43)

giai đoạn 1983-2012, tại trạm Phú Hộ

Nhiệt độ trung bình tháng I y = 0.0402x + 15.334 R2 = 0.0607 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 1983 1985 1987 1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011

Thời gian (năm)

N hi ệt đ ộ ( C )

Hình 3.2: Xu thế biến đổi nhiệt trung bình tháng I giai đoạn 1983-2012 tại trạm Phú Hộ

(Nguồn: Số liệu thống kê từ Trạm khí tượng Phú Hộ)

Nhiệt độ trung bình tháng VII

y = 0.0178x + 28.557 R2 = 0.0749 26 26.5 27 27.5 28 28.5 29 29.5 30 30.5 1983 1985 1987 1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011

Thời gian (năm)

N hi ệt đ ộ ( C )

Hình 3.3: Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình tháng VII giai đoạn 1983-2012, tại trạm Phú Hộ

(Nguồn: Số liệu thống kê từ Trạm khí tượng Phú Hộ)

Theo Hình 3.1, thấy xu thế nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,29°C/10 năm; Hình 3.2 và Hình 3.3 thấy xu thế nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất tăng nhanh hơn tháng nóng nhất, khoảng 0,4°C/10 năm so với khoảng 0,18°C/10 năm. Điều này thấy nhiệt độ đã tăng trong 30 năm, tăng cả mùa đông và mùa hè, trong đó mùa đơng tăng nhanh hơn. Nếu tình trạng này kéo dài thì danh giới mùa sẽ khơng cịn tại địa phƣơng. Nhiệt độ mùa hè tăng, đồng nghĩa với sự xuất hiện của các đợt nắng nóng ngày nhiều hơn. Nhiệt độ mùa đơng nóng lên đồng nghĩa với các đợt khơng khí lạnh sẽ ít đi.

Lượng mưa là yếu tố khí hậu quan trọng, nó phản ánh các hiện tượng thiên tai như hạn hán, mưa lũ trong năm.

Chúng tôi sử dụng tổng lƣợng mƣa năm; tổng lƣợng mƣa mùa mƣa (từ tháng V-X) là các tháng mƣa nhiều nhất trong năm; tổng lƣợng mƣa mùa khô (từ tháng I- IV; XI; XII) là các tháng mƣa ít nhất trong năm.

Kết quả lƣợng mƣa từ năm 1983 đến 2012 đƣợc thể hiện qua các đồ thị sau:

Tổng lượng mưa năm

y = -9.4014x + 1643.5 R2 = 0.0949 0 500 1000 1500 2000 2500 1983 1985 1987 1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011

Thời gian (năm)

Lượ ng m ưa (m m )

Hình 3.4: Xu thế biến đổi tổng lượng mưa năm

giai đoạn 1983-2012 tại trạm Phú Hộ

(Nguồn: Số liệu thống kê từ Trạm khí tượng Phú Hộ)

Tổng lượng mưa mùa mưa

y = -6.7139x + 1292.3 R2 = 0.0769 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 1983 1985 1987 1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011

Thời gian (năm)

Lượ ng m ưa (m m )

Hình 3.5: Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa mưa giai đoạn 1983-2012 tại trạm Phú Hộ

Tổng lượng mưa mùa khô y = -2.6875x + 351.24 R2 = 0.0569 0 100 200 300 400 500 600 1983 1985 1987 1989 1991 1993 1995 1997 1999 2001 2003 2005 2007 2009 2011

Thời gian (năm)

Lượ ng m ưa (m m )

Hình 3.6: Xu thế biến đổi tổng lượng mưa mùa khô giai đoạn 1983-2012 tại trạm Phú Hộ

(Nguồn: Số liệu thống kê từ Trạm khí tượng Phú Hộ)

Theo các Hình 3.4; Hình 3.5; Hình 3.6 thấy xu thế biến đổi lƣợng mƣa năm từ 1983 đến 2012 có xu hƣớng giảm hơn 9,4 mm/năm, lƣợng mƣa mùa mƣa giảm hơn 6,7 mm/năm, lƣợng mƣa mùa khơ có xu thế giảm gần 2,8 mm/năm.

Tại địa phƣơng, tổng lƣợng mƣa mùa mƣa có xu hƣớng giảm, lƣợng mƣa phân bố không đều trong các tháng mùa mƣa, tần suất xuất hiện những cơn mƣa lớn trong mùa mƣa ngày càng gia tăng với mức độ hơn 2,2 lần/10 năm (Hình 3.7). Mƣa lớn trong thời gian ngắn, lƣợng nƣớc tập trung lớn, nƣớc khơng kịp tiêu thốt, gây lũ lụt ngập úng, nhất là những nới có địa hình thấp.

y = 0.2162x + 2.975 R2 = 0.2135 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Thời gian (năm)

Tầ

n s

uấ

t (

lần)

giai đoạn 1998-2013, tại trạm Phú Hộ

(Nguồn: Số liệu thống kê từ Trạm khí tượng Phú Hộ)

Các xã Vân Đồn, Minh Phú có địa hình chủ yếu là đồi, núi; xen kẽ giữa những quả đồi, dãy núi là các thung lũng hẹp, kéo dài và có độ cao giảm dần từ Tây sang Đông. Các hộ dân ở bên trên các quả đồi, những thung lũng trũng đƣợc san lấp thành những cánh đồng nhỏ hẹp để trồng lúa. Trong những năm gần đây, số lƣợng những trận mƣa to ngày một gia tăng, nƣớc chảy từ đồi, núi xuống rất nhanh gây lũ lụt, ngập úng nhiều cánh đồng làm sản xuất lúa gặp rất nhiều khó khăn.

Lƣợng mƣa các tháng mùa khơ ngày càng giảm, nên khả năng thiếu nƣớc để tƣới tiêu cho trồng trọt; nhất là những diện tích đất canh tác có độ cao lớn, chất đất khơng giữ nƣớc, địi hỏi cần bổ sung nhiều nƣớc, gây thiệt hại đến năng suất cây trồng, nhất là cây lúa nƣớc.

Ở khu vực miền núi phía Bắc, BĐKH đƣợc thể hiện qua hiện tƣợng nhiệt độ tăng và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ sự thay đổi cực nhiệt độ, nắng nóng kéo dài hơn, rét đậm kéo dài hơn, mƣa lớn tập trung hơn nhƣng cũng có những đợt khô hạn kéo dài hơn. Mƣa lớn tập trung dễ dẫn đến lũ lụt, lũ ống/lũ quét [6].

BĐKH ở xã Minh Phú, Vân Đồn giai đoạn 1983 – 2012, đƣợc thể hiện qua những nét chính sau:

Bảng 3.1: Xu thế biến đổi nhiệt độ và mưa trên địa bàn xã Minh Phú, xã Vân Đồn

Yếu tố Xu thế biến đổi

Nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình năm có xu hƣớng tăng 0,29°C/10 năm, nhiệt độ trung bình tháng I có xu hƣớng tăng khoảng 0,4°C/10 năm, nhiệt độ trung bình tháng VII có xu thế tăng khoảng 0,18°C/10 năm.

Mƣa

- Lƣợng mƣa năm có xu hƣớng giảm hơn 9,4 mm/năm, lƣợng mƣa mùa mƣa giảm hơn 6,7 mm/năm, lƣợng mƣa mùa khơ có xu thế giảm gần 2,8 mm/năm;

hơn 2,2 lần/10 năm.

(Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, năm 2013)

3.1.2. Đặc điểm thiên tai tại xã Vân Đồn và xã Minh Phú

Chúng tôi đã tiến hành thống kê kết quả từ các phiếu điều tra hộ dân cho thấy các hiện tƣợng thiên tai liên quan đến khí tƣợng, thủy văn đã và đang xuất hiện tại xã Vân Đồn, xã Minh Phú ngày càng gia tăng; biểu hiện ở tần suất và cƣờng độ ngày càng tăng trong thời gian gần đây, cụ thể tại Bảng 3.2:

Bảng 3.2: Các hiện tượng thiên tai xảy ra tại xã Vân Đồn, Minh Phú

TT Thiên tai Biểu hiện

Số lƣợng ngƣời có cùng ý kiến

1 Lũ lụt Đến sớm, cƣờng độ mạnh hơn, nhiều hơn 29/30

2 Mƣa đá Số cơn mƣa tăng lên, đá rơi ngày càng to hơn 26/30

3 Bão, lốc Số lƣợng cơn bão nhiều hơn và mùa mƣa bão kéo dài hơn, cƣờng độ mạnh hơn

30/30

4 Rét Các đợt KKL ít đi, nhƣng số ngày lạnh dài

hơn và lạnh hơn 29/30

5 Nắng nóng Tổng số đợt nắng nóng và tổng số ngày nắng

nóng tăng hơn 27/30

6 Hạn hán Đến sớm, kéo dài hơn, cƣờng độ mạnh hơn 30/30

(Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, năm 2013)

Hai hiện tƣợng thiên tai đƣợc cho là ảnh hƣởng nhiều nhất đến ngƣời dân là lũ lụt, hạn hán. Tiêu chí để ngƣời dân xếp hạng các hiện tƣợng thiên tai: tần suất và cƣờng độ của thiên tai, mức độ tác động đến sản xuất và khả năng phục hồi và thích ứng của hộ gia đình. Theo tiêu chí đó, kết quả thỏa luận tại cộng đồng về thứ tự xếp hạng các hiện tƣợng thiên tai đƣợc thể hiện qua Bảng 3.3:

Bảng 3.3: Xếp hạng những hiên tượng thiên tai xảy ra tại xã Vân Đồn, Minh Phú

Hiện tƣợng Xếp hạng

Lũ lụt 1

Bão, lốc 3

Mƣa đá 4

Rét hại 5

Nắng nóng 6

(Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, năm 2013)

Trong đó:

1: Tần suất và cường độ lớn nhất; 4: Tần suất và cường độ lớn thứ 4; 2: Tần suất và cường độ lớn thứ 2; 5: Tần suất và cường độ lớn thứ 5; 3: Tần suất và cường độ lớn thứ 3; 6: Tần suất và cường độ lớn thứ 6.

Vì xã Vân Đồn, xã Minh Phú thuộc vùng chuyển tiếp giữa trung du và miền núi, địa hình nhạy cảm với các dạng thiên tai, nhất là lũ lụt và hạn hán.

Về mùa mƣa, nƣớc từ thƣợng nguồn chảy dồn về sông Lô, sông Chảy làm mực nƣớc sông dâng lên rất cao. Đồng thời, trên địa bàn xã thƣờng xuyên xảy ra mƣa lớn, nƣớc mƣa đƣợc chảy dồn về các vùng trũng thấp, không chảy thốt ra sơng Lơ đƣợc, gây ngập úng cho các cánh đồng trũng thấp. Về mùa khô, lƣợng mƣa ngày một giảm kết hợp với nhiệt độ ngày càng cao làm lƣợng bốc hơi ngày một nhanh hơn, gây hiện tƣợng hạn hán ngày càng nhanh hơn. Cả hạn hán và lũ lụt đều ảnh hƣởng rất lớn đến sản xuất lúa.

100% ngƣời dân đƣợc hỏi ý kiến cho rằng cho rằng lũ lụt, hạn hán với cƣờng độ và tần suất xuất hiện ngày một gia tăng, ảnh hƣởng rất lớn đến cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng, đặc biệt là những hộ sản xuất lúa.

Theo số liệu thống kê từ các báo cáo của địa phƣơng, cho thấy từ năm 1998 đến 2013, trên địa bàn chủ yếu xảy ra hiện tƣợng lũ lụt, hạn hán, các hiện tƣợng thiên tai khác ít đƣợc nhắc đến trong báo cáo thiệt hại do thiên tai của UBND xã Vân Đồn và UBND xã Minh Phú.

y = 0.1441x + 0.775 R2 = 0.321 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 1998 2000 2002 2004 2006 2008 2010 2012

Thời gian (năm)

T ần su ất (l ần )

Hình 3.8: Xu thế biến đổi tần suất xuất hiện lũ lụt giai đoạn 1998-2013, tại xã Vân Đồn, Minh Phú

(Nguồn: Số liệu thống kê từ UBND Minh Phú, UBND xã Vân Đồn)

Hình 3.8 cho thấy, từ năm 1998 đến 2013, trên địa bàn xã Vân Đồn, Minh Phú, lũ lụt đang có xu thế tăng khoảng 14 đợt/100 năm. Từ năm 1998 – 2013, trên địa bàn xảy ra 31 trận lũ lụt, ngập úng; năm 2013 là năm lũ lụt xảy ra nhiều nhất với 4 lần, năm 1998 và 2009 không xảy ra lũ lụt.

So sánh Hình 3.7 và Hình 3.8, thấy sự xuất hiện mƣa lớn và lũ lụt đồng xảy ra, những năm xảy ra nhiều đợt mƣa lớn thì sẽ có nhiều trận lũ lụt; năm 2013, xảy ra 9 trận mƣa lớn, sinh ra 4 đợt lũ lụt tại xã Vân Đồn, Minh Phú.

Hộp 1: Phỏng vấn hộ dân

Tôi năm nay 65 tuổi, tôi sinh ra và sống ở mảnh đất này, trước kia lâu lắm mới thấy trận bão, giờ thấy ngày càng nhiều hơn, hết bão lại áp thấp nhiệt đới lại đến gây mưa to lũ lụt, ngập hết cả đồng ruộng. Mà mưa bây giờ cũng lạ, lâu lâu mới thấy mưa, mà thường mưa ngày càng to hơn.

Ơng Nguyễn Tiến Bình – Thơn 4 xã Vân Đồn, Đoan Hùng, Phú Thọ

Điều này phù hợp với nghiên cứu của tác giả Trần Mạnh Thắng, thể hiện trong hơn 40 năm qua (1971 - 2013), nhiệt độ trung bình năm ở Phú Hộ đã tăng lên 0,7°C. Trong thời kỳ 1970 - 2010, lƣợng mƣa trung bình năm tại trạm Phú Hộ giảm 11,63%. Lƣợng mƣa 24 giờ do bão, áp thấp nhiệt đới phổ biến, từ 200 -

300 mm chiếm khoảng 45%, từ 300-400 mm chiếm khoảng 15%, lớn hơn 400mm thì chiếm khoảng 5% lƣợng mƣa năm [45].

Mƣa lũ là hiện tƣợng thiên tai thƣờng xuyên gây thiệt hại mùa màng cho các hộ dân tại huyện Đoan Hùng; nhƣng hạn hán cũng thƣờng xuyên xảy ra, với thời gian ngày càng đƣợc kéo dài hơn, từ năm 1998 đến năm 2013, trên địa bàn huyện xảy ra 6 đợt hạn hán lớn nhỏ, trong đó các đợt hạn lớn là các năm 1998, 2006, 2008, 2010 xảy ra vào dịp Đơng Xn, ảnh hƣởng đến hơn hàng nghìn ha lúa vụ Đơng Xn trong huyện, làm diện tích lúa bị chết và bị sâu bệnh tăng lên [17]

Hộp 2: Phỏng vấn hộ dân

Tôi năm nay 55 tuổi, tôi sống và trồng lúa ở đây được 40 năm, cách đây vài chục năm, ruộng chúng tôi làm bùn đất lúc nào cũng nhiều nước, người mà lội xuống ruộng bị thụt đến tận bụng. Chứ bây giờ, ruộng khô như đất vườn, mỗi năm cấy vụ Đông Xn, kiểu gì cũng bị hạn hán, cịn mức độ thì có năm hạn nhanh, có năm hạn lâu; nhưng hình như càng về sau hạn càng kéo dài lâu hơn..

Ơng Ngơ Văn Định – Thơn 2, xã Minh Phú, Đoan Hùng, Phú Thọ

Từ năm 1998 đến 2013, trên địa bàn xã Minh Phú, xã Vân Đồn liên tục xảy ra lũ lụt, hạn hán, làm năng suất lúa và diện tích lúa bị ảnh hƣởng mạnh mẽ.

3.2. Tác động một số hiện tƣợng thiên tai tới sản xuất nông nghiệp tại địa phƣơng địa phƣơng

3.2.1. Xếp hạng nguồn thu nhập tại tại địa phương

Để đánh giá tác động của thiên tai đến SXNN, chúng tôi đã tiến hành thống kê điều tra, kết hợp với thảo luận, đánh giá dựa trên tiêu chí để để ngƣời dân xếp thứ tự là ngành sản xuất đó mang lại nguồn ni sống gia đình họ nhƣ thế nào, kết quả cho thấy ngành sản xuất lúa là nguồn quan trọng nhất ni sống gia đình, đƣợc thể hiện trong Bảng 3.4:

Bảng 3.4: Xếp hạng thu nhập trong ngành trồng trọt tại xã Vân Đồn, Minh Phú Ngành Xếp hạng Sản xuất lúa 1 Sản xuất sắn 2 Sản xuất ngô 3 Sản xuất chè 4 Tổng hoa màu khác 5

(Nguồn: Số liệu tác giả điều tra, năm 2013)

Trong đó:

Năm 2013, tổng thu nhập ngành trồng trọt xã Vân Đồn là 37,545 tỷ đồng, trong đó sản xuất lúa chiếm 61% [28], Minh Phú là 37.645 tỷ đồng, trong đó sản xuất lúa chiếm 61% [27]

Hộp 2: Phỏng vấn hộ dân

Ở quê hương chúng tôi, tuy là vùng trung du, miền núi, nhưng được cái người dân chúng tơi vẫn có nhiều ruộng để trồng lúa, cây lúa ở đây quan trọng lắm, lúa cung cấp gạo nuôi sống người, cám để chăn nuôi, dơm để đốt lửa đun nấu thay củi ngày càng hiếm.

Ơng Vũ Đức Tửu – Thơn 2, xã Vân Đồn, Đoan Hùng, Phú Thọ

Nhƣ vậy, sản xuất lúa đem lại thu nhập lớn nhất trong các cây trồng tại địa bàn xã Vân Đồn, xã Minh Phú. Chính vì vậy, để đánh giá tác động của các hiện tƣợng thiên tai lên SXNN, chúng tôi chọn đánh giá tác động của thiên tai lên sản xuất lúa.

3.2.2. Đánh giá tác động của thiên tai tới sản xuất lúa a. Tác động đến diện tích và năng suất lúa a. Tác động đến diện tích và năng suất lúa

1: Quan trọng nhất; 4: Quan trọng thứ 4;

2: Quan trọng thứ 2; 5: Quan trọng thứ 5.

Sản xuất lúa chịu ảnh hƣởng rất lớn vào thời tiết, theo đặc tính sinh trƣởng của cây lúa thì khoảng thời gian từ lúc cây lúa phân hóa địng đến hết thời kỳ chín sữa quyết định đến năng suất lúa. Để đạt năng suất cao, ngƣời dân phải hiểu biết đƣợc đặc điểm khí hậu địa phƣơng, chọn thời điểm gieo trồng phù hợp sao cho cây lúa nhận đƣợc tối ƣu các yếu tố nhiệt độ, ánh sáng, lƣợng nƣớc trong giai đoạn quyết định từ lúc cây lúa phân hóa địng đến hết thời kỳ chín sữa.

Phỏng vấn trực tiếp kết hợp với thảo luận các hộ, cán bộ khuyến nông về mức độ tác động của các hiện tƣợng thiên tai tới hoạt động sản xuất lúa, kết quả đƣợc thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.5: Đánh giá mức độ tác động của các hiện tượng thiên tai tới sản xuất lúa tại xã Vân Đồn, Minh Phú

Thiên tai Các tác động cụ thể tác động Mức độ

Lũ lụt

- Làm giảm năng suất lúa;

- Làm mất trắng;

- Giảm diện tích gieo trồng.

Cao

Bão, lốc - Làm giảm năng suất lúa;

- Làm mất trắng. Thấp

Mƣa đá - Năng suất lúa giảm. Thấp

Hạn hán

- Giảm diện tích gieo trồng; - Giảm năng suất;

- Sâu bệnh tăng;

- Tăng chi phí sản xuất.

Cao

Nắng nóng - Sâu bệnh tăng. Thấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động một số hiện tượng thiên tai khí tượng thủy văn tới sản xuất nông nghiệp và sinh kế của cộng đồng dân cư tại cụm xã phía nam huyện đoan hùng, tỉnh phú thọ (Trang 43)