Ngân hàng trung ương Nhật

Một phần của tài liệu nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng thương mại (Trang 46 - 47)

Ngân hàng Nhật Bản (BOJ) là NHTW của Nhật Bản, có một quá trình lịch sử thực hiện mua bán GTCG khá lâu năm từ thời kỳ trước chiến tranh. Tuy nhiên lúc đầu các hoạt động TTM được thực hiện rất hạn chế trong những trường hợp ngoại lệ để hỗ trợ cho hoạt động tái cấp vốn của BOJ.

Đến tháng 11/1962, BOJ bắt đầu thực hiện mua bán GTCG một cách linh hoạt hơn cùng với việc áp dụng hạn mức tín dụng nhằm đa dạng hoá các công cụ điều hành CSTT, đồng thời ổn định thị trường tiền tệ. Thông qua các hoạt động mua bán GTCG trên thị trường mở, BOJ cung ứng khối lượng tiền cần thiết cho phát triển kinh tế thay cho việc cung ứng tiền qua kênh TCV như trước đây. Dần dần TTM đã trở thành một trong các công cụ CSTT được BOJ sử dụng thường xuyên và ngày càng quan trọng trong thực thi CSTT.

Hàng hoá được sử dụng đầu tiên trong TTM là các GTCG có tính thanh khoản cao như trái phiếu và tín phiếu Chính phủ. Hiện nay ngoài các chứng khoán Chính phủ, BOJ còn sử dụng các trái phiếu công ty làm hàng hoá cho các giao dịch này. Tuy nhiên, đến nay thị trường tín phiếu, trái phiếu Chính phủ vẫn là cơ sở quan trọng cho các hoạt động của thị trường mở của Nhật Bản. Đặc biệt là trên thị trường đấu thầu tín phiếu, trái phiếu Chính phủ, BOJ được phép thực hiện vai trò là người mua cuối cùng. Điều này giúp cho BOJ luôn có công cụ chủ động điều hoà thị trường tiền tệ mà không nhất thiết phải phát hành tín phiếu NHTW.

Ban đầu phương thức giao dịch được áp dụng trong TTM của BOJ là giao dịch mua bán có kỳ hạn thông qua các hợp đồng mua lại theo lãi suất cố định. Sau đó phương thức giao dịch được chuyển sang thực hiện trên cơ sở mua bán GTCG theo giá thị trường,

thông qua hình thức đấu thầu nhằm nâng cao khả năng điều chỉnh lãi suất trên thị trường. Việc tổ chức đấu thầu không chỉ được thực hiện theo định kỳ mà BOJ còn tổ chức đấu thầu nhanh, trong đó khối lượng GTCG mà NHTW cần mua được xác định và thực hiện ngay trong một ngày. Điều này góp phần nâng cao tính linh hoạt của thị trường.

Đối tác của BOJ chủ yếu là các ngân hàng. Ban đầu BOJ thực hiện mua bán GGCG trực tiếp với các ngân hàng. Hiện nay, BOJ đã thực hiện các giao dịch TTM chủ yếu thông qua các nhà giao dịch sơ cấp và chỉ giới hạn trong phạm vi các ngân hàng mà không bao gồm các trung gian tài chính phi ngân hàng và các doanh nghiệp. Vì vậy, tác động của TTM tại Nhật Bản không mạnh như tại các NHTW của các nước phát triển khác trên thế giới.

Một phần của tài liệu nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng thương mại (Trang 46 - 47)