Kết quả hàm lƣợng Radon trong nhà ở Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng bản đồ phông phóng xạ môi trường khu vực nội thành phố hà nội môi trường và bảo vệ môi trường (Trang 78 - 80)

CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Các kết quả thu đƣợc về phơng phóng xạ môi trƣờng Hà Nội và biện luận

3.1.4. Kết quả hàm lƣợng Radon trong nhà ở Hà Nội

Hàm lƣợng Rn trong nhà ở Hà Nội đƣợc khảo sát bằng phƣơng pháp đo tích lũy sử dụng detector vết hạt nhân. Detector vết hạt nhân là một tấm nhựa nhậy với tia alpha. Sau một thời gian chiếu để tia alpha phát ra từ chất khí phóng xạ Rn chiếu vào detector, ngƣời ta thu detector về, xử lý hiện vết và đếm vết bằng kính hiển vi. Mật độ vết/cm2

tƣng ứng với một khoảng thời gian chiếu nào đó sẽ phản ánh hàm lƣợng xạ khí Rn trong khơng khí nơi khảo sát (Bq/m3

). Phƣơng pháp đo Rn bằng detector vết hạt nhân có ƣu điểm là cho giá trị hàm lƣợng Rn trung bình tại nơi khảo sát trong một khoảng thời gian dài nên tránh đƣợc các giá trị thăng giáng khi đo tức thời nhƣng có nhƣợc điểm là thời gian cần thiết để chiếu mẫu rất lâu, tối thiểu là hai tháng. Trong khuôn khổ của đề tài chung tôi tiến hành khảo sát 40 phòng ở và phòng làm việc với hai chu kỳ chiếu, mỗi chu kỳ khoảng 3 tháng nhằm thu đƣợc kết quả giá trị hàm lƣợng Rn trung bình trong ba tháng và so sánh sự thăng giáng của giá trị này.

Kết quả hàm lƣợng Rn trung bình của cả hai đợt (80 số liệu) trong nhà ở Hà Nội năm 2007 và 2008 là 38.3 Bq/m3

với phƣơng sai là 26.8 Bq/m3 (kết quả cụ thể xem ở tài liệu phụ lục các kết quả ghi đo). Giá trị này cao hơn kết quả điều tra trƣớc đây (năm 1996 của tác giả Phạm Quang Điện, Nguyễn Hào Quang, Nguyễn Quang Long và cộng sự với giá trị trung bình là 27,5 Bq/m3). Sự tăng cao của hàm lƣợng Rn trong khơng khí cả ở trong nhà và ngoài trời của khu vực Hà Nội có thể lý giải do sự tăng cao và tâp trung nhiều cơng trình xây dựng là nguồn gốc tăng sự xả khí Rn từ vật liệu xây dựng, giảm khả năng thơng thống và đặc biệt là xu hƣớng đóng kín của các nhà ở để dùng điều hoà cũng là nguyên nhân làm tăng nồng độ Rn trong nhà ở. Trong phần xử lý số liệu chúng tơi có đƣa cả các số liệu khảo sát tại phịng thí nghiệm, cơng sở là các phịng thƣờng xun đóng cửa và khơng có ngƣời ngủ vào ban đêm, khơng có sự thơng thoáng nên hàm lƣợng Rn trong các phòng này thƣờng cao làm hàm lƣợng trung bình của 80 số liệu khảo sát là ƣớc lƣợng cao.

Bảng 51. Hàm lƣợng Rn trong nhà và trong khơng khí của Hà Nội với thế giới Rn trong nhà (Bq/m3) Rn ngồi trời (Bq/kg)

Trung bình Hà Nội 38.3 17.0

STD 26.8 9.1

Max 138 58

Min 7.2 4

Trung bình thế giới và khu vực* 25.5* -

Từ các kết quả thu đƣợc, có thể thấy hàm lƣợng Rn trung bình của Hà Nội 38.3 Bq/m3 là cao hơn so với kết quả điều tra trƣớc đây (27.5Bq/m3) nhƣng vẫn nằm trong giải chung của khu vực châu Á .Về nguyên tắc, hàm lƣợng Rn ở trong nhà bao giờ cũng cao hơn ở ngoài trời, tuy nhiên giá trị hàm lƣợng Rn ngồi trời trung bình 17 Bq/m3 là cao so với mức bình thƣờng ngồi cánh đồng (cỡ từ 5 đến 10 Bq/m3). Điều này có thể lý giải là Hà Nội là khu vực đơ thị, độ thơng thống kém, nguồn Rn bổ sung có thể là từ các cơng trình ngầm và do vật liệu xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng GIS xây dựng bản đồ phông phóng xạ môi trường khu vực nội thành phố hà nội môi trường và bảo vệ môi trường (Trang 78 - 80)