Hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự phân bố, sinh thái, sinh học và hiện trạng bảo tồn của loài giổi chanh – michelia citrata (noot chalermglin) q n vu n h xia tại xã tùng vài, huyện quản bạ, tỉnh hà giang 11 (Trang 27 - 31)

2.2. Dân sinh kinh tế và xã hội

2.2.3. Hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng

Đến nay, tất cả các thôn gần rừng Cao Mã Pờ - Tả Ván - Tùng Vài đều tham gia vào việc canh tác Thảo quả và Hương thảo dưới tán rừng. Các thơn đang trồng hai lồi này nằm trong khu vực được cho là sinh cảnh chính của Voọc mũi hếch và Ngọc lan là Tùng Vài Phìn (5 hộ) và Bản Thăng (124 hộ) thuộc xã Tùng Vài, Tả Ván (50 hộ) và Chúng Trải (70 hộ) và Lò Suối Tủng (20 hộ) ở xã Tả Ván, thôn Vả Thàng 2 (49 hộ) ở xã Cao Mã Pờ. Những cây trồng này mang lại lợi ích và nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều hộ gia đình. Hiện nay có khoảng 80% tổng số hộ dân ở xã Tùng Vài canh tác Thảo quả.

Trước đây, Thảo quả là cây chủ đạo được các hộ gia đình trồng dưới tán rừng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do thu lợi nhanh và dễ trồng nên Hương thảo đang được trồng xen trong nương Thảo quả hoặc dần thay thế Thảo quả. Sự chuyển đổi canh tác đang diễn ra dần dần nên hiện tại chưa có thống kê riêng biệt đối với mỗi loại cây trồng.

Bảng 2 thống kê số hộ gia đình canh tác trong rừng (chủ yếu là canh tác Thảo quả). Thống kê riêng biệt đối với các loại cây trồng là điều cần thiết (cần đóng góp từ của các đại diện chính quyền, cơ quan quản lý và cộng đồng địa phương).

Bảng 2. Thống kê sơ bộ các hộ gia đình ở 7 thơn mục tiêu đang canh tác trong rừng

Thôn Số hộ trồng Thảo quả & diện tích Số hộ trồng Thảo quả gần sinh cảnh VMH Số hộ trồng Hƣơng thảo & diện tích Số hộ trồng Hƣơng thảo gần sinh cảnh VMH Cao Mã Pờ - Vàng Chá Phìn 80% (56 ha) 15-20% (2 ha) - Vả Thàng 2 49% (145 ha) 8% (14 ha)

Tùng Vài 329ha 120ha

- Bản Thăng 125 - Tùng Vài Phìn 90 5 120ha Tả Ván 450 ha 2-3 ha - Tả Ván 50 - Chúng Trải 70 - Lò Suối Tủng 20 15 hộ (canh tác ở đất Tùng Vài)

2.2.3.1. Canh tác Hương thảo

Hương thảo là một loại thảo dược dưới tán rừng, được thương lái Trung Quốc đưa vào xã Tùng Vài từ 10 hoặc 12 năm trước và người dân nhanh chóng thấy rằng nguồn lợi từ nó cao hơn từ Thảo quả. Mặc dù cho giá bán của Hương thảo chỉ là 100.000 - 120.000 VNĐ/kg, giá của 1 kg Thảo quả là khoảng 150.000 VNĐ -

180.000 VNĐ/kg (giá của năm 2010) nhưng Hương thảo dễ trồng, dễ chăm sóc và 1 năm thu hoạch được nhiều vụ hơn (có thể thu hoạch 2-4 lần/năm, ít nhất là vào tháng 3 đến tháng 4 và tháng 9 đến tháng 11). Khơng chỉ được trồng ở những nơi có nhiều đất, bằng phẳng, Hương thảo có thể trồng ở các sườn, kẽ núi đá vơi có đất. Sau khi trồng 4 đến 6 tháng, Hương thảo có thể cho thu hoạch tùy thuộc vào nhu cầu thị trường và vùng canh tác. Cây có thể sống khoảng 10 năm, sau khi cho đất nghỉ vài năm mới được trồng lại.

Canh tác Hương thảo đang được mở rộng. Ước tính có khoảng 70% diện tích rừng Cao Mã Pờ - Tả Ván – Tùng Vài hiện nay đã được sử dụng để canh tác Hương thảo. Người dân từ các xã Cao Mã Pờ và Tả Ván cũng đã bắt đầu trồng Hương thảo và hầu hết phần đất còn lại phù hợp cho loại cây trồng này đã được đánh dấu quyền sở hữu một cách tự phát. Điều này có nghĩa là đến năm 2012 tất cả các phần đất phù hợp ở rừng Cao Mã Pờ - Tả Ván – Tùng Vài sẽ được trồng Hương thảo. Hiện nay canh tác Hương thảo đang phát triển mạnh và tính riêng tại thơn Bản Thăng đã có khoảng 121,5 ha trên tổng số diện tích 123 ha canh tác Hương thảo trong tồn vùng (Chương trình Vì người nghèo của VTV1 phát sóng lúc 16h30, ngày 16/6/2011).

Khi canh tác Hương thảo, người dân phải tỉa thưa tán rừng 30-70% và dọn sạch tầng thảm. Hương thảo được thu hoạch và sấy khơ bằng các lị sấy củi trong rừng. Do Hương thảo có thể trồng ở tất cả mọi nơi nên gây nhiều tác động hơn so với Thảo quả, ảnh hưởng đến sự ổn định và độ phì của đất, đặc biệt là đối với các sườn núi đá vơi nghèo dinh dưỡng. Trong một năm chỉ có khoảng nửa tháng Tết âm lịch là không có người trong rừng. Các gia đình cùng canh tác Thảo quả và họ thường dựng các lán gần nơi canh tác.

2.2.3.2. Canh tác Thảo quả

Thảo quả là cây thân thảo dưới tán rừng, lớn hơn Hương thảo, được trồng để lấy hạt làm gia vị. Canh tác Thảo quả được du nhập vào vùng rừng Cao Mã Pờ - Tả Ván - Tùng Vài do thương lái Trung Quốc đưa vào cách đây khoảng 50 năm. Thảo quả được chính quyền địa phương khuyến khích trồng từ năm 1994 dưới một chương trình cấm trồng thuốc phiện, các hộ gia đình đã được hỗ trợ một khoản từ 1

đến 2 triệu VNĐ/ha (Hà Huy Chước, Bí thư Đảng ủy xã Tả Ván. 1/2011). Chương trình này kết thúc vào năm 2011. Trong năm 2008, UBND huyện Quản Bạ đã ban hành công văn số 186/CV-UBND để ngăn chặn phá rừng mở rộng trồng Thảo quả.

Người dân địa phương trồng Thảo quả dưới tán rừng ở thung lũng ẩm, sườn núi có đất phì nhiêu ít đá ở vùng rừng Cao Mã Pờ - Tả Ván – Tùng Vài. Hầu hết đất rừng phù hợp đã được sử dụng để trồng Thảo quả trong nhiều năm, mặc dù được cho là vẫn còn một số khu vực nhỏ ở ven đường biên giới vẫn có thể sử dụng để mở rộng diện tích canh tác. Sau khi trồng 4 năm, cây Thảo quả cho thu hoạch lần đầu tiên. Các năm tiếp theo, Thảo quả thu hoạch 1 lần/1 năm trong thời gian khoảng từ tháng 7 đến tháng 9. Thảo quả cho năng suất khoảng 100-200 kg/ha (sản phẩm khô). Giá bán Thảo quả khô cho thương lái Trung Quốc là 150.000-180.000 VNĐ/kg (giá năm 2010).

Hình 2. Cây bị chặt, tỉa thưa để trồng Thảo quả, Hương thảo ở rừng đầu

Hình 3. Lán trơng nương và sấy Thảo quả, Hương thảo tại rừng Cao Tả

Tùng

Để canh tác Thảo quả, cần phải tỉa thưa tán rừng 30-70% và dọn sạch tầng thảm. Thêm vào đó, Thảo quả được sấy khơ trong rừng bằng các lò sấy lớn sử dụng củi trước khi được đưa về thôn và bán. Sấy Hương thảo, Thảo quả cần nhiều gỗ củi, khoảng 0.5–1m3/100 kg Hương thảo khô và 1-2 m3/100kg Thảo quả khô. Các đoạn gỗ chất lượng tốt với chu vi ít nhất 15 cm, thường là từ các cây gỗ lớn, được ưa dùng để sấy khô sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự phân bố, sinh thái, sinh học và hiện trạng bảo tồn của loài giổi chanh – michelia citrata (noot chalermglin) q n vu n h xia tại xã tùng vài, huyện quản bạ, tỉnh hà giang 11 (Trang 27 - 31)