Đặc điểm hình thái quả Michelia citrata

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự phân bố, sinh thái, sinh học và hiện trạng bảo tồn của loài giổi chanh – michelia citrata (noot chalermglin) q n vu n h xia tại xã tùng vài, huyện quản bạ, tỉnh hà giang 11 (Trang 49)

(1,2,3.Quả đã mở; 4.Hạt+nội nhũ; 5.Hạt còn áo hạt+hạt đã tách áo) (Nguồn 1,4,5: Nguyễn Quang Hiếu)

Ghi chú về phân loại: Loài Giổi chanh - Michelia citrata (Noot. &

Chalermglin) Q. N. Vu & N. H. Xia khi còn mang tên Magnolia citrata trong thời gian dài bị định nhầm với tên Magnolia lacei bởi hình thái rất giống nhau. Sau khi so sánh với mẫu chuẩn của loài Magnolia lacei (W. W. Sm.) Figlar, Nooteboom và Chalermglin đã khẳng định sự khác biệt về cấu tạo và kích thước cánh bao hoa vịng ngồi và quả giữa hai lồi này. Tính ngữ citrata được sử dụng để đặt cho lồi này cũng vì tinh dầu thơm mùi citral (mùi sả chanh) từ hầu hết các bộ phận của cây rất giống với mùi của loài Cymbopogon citrata Stapf. Loài Giổi chanh được các tác giả Nooteboom và Chalermglin mô tả là lồi đặc hữu của Thái Lan, với tình trạng bảo tồn lồi vẫn chưa được đánh giá [27,46].

4.1.2. Đặc điểm sinh học

Cây gỗ thường xanh, ra lá non vào mùa xuân, khoảng tháng 4. Khi cây ra lá non rất dễ nhận biết trong rừng bởi lá non màu xanh lục nhạt nổi bật, lá bóng, gân nhìn rõ. Cây to, thẳng, tán vừa, do hầu hết các cây nghiên cứu đều nằm trong rừng trồng Thảo quả nên hầu hết là cây tạo tán che mát cho rừng. Mùa hoa thường vào các tháng 4-5; mùa quả vào các tháng 8-10, có năm cây ra hoa muộn khi điều kiện thời tiết thay đổi như lạnh và mưa nhiều. Thường ra lá non rồi mới bắt đầu ra hoa.

Các bộ phận của cây đều có tinh dầu, tinh dầu thơm ngát mùi citral (mùi sả chanh). Hiện tại trong luận văn này chúng tôi không đề cập đến thành phần tinh dầu của lồi. Chúng tơi sẽ tiến hành phân tích trong nghiên cứu sau.

Lồi này vẫn được người dân khai thác gỗ dùng trong xây dựng và làm đồ dùng.

4.1.3. Đặc điểm sinh thái

4.1.3.1. Điều kiện sinh thái

Kết quả điều tra của chúng tơi ngồi thực địa cho thấy lồi Giổi chanh mọc trong rừng thường xanh cây lá rộng, mưa mùa nhiệt đới, ở độ cao 600-900 m so với mực nước biển (ở Thái Lan và Tùng Vài, Quản Bạ là 1100-1400 m alt.,). Tại khu rừng Cao Mã Pờ - Tả Ván – Tùng Vài, hầu hết các cá thể được tìm thấy đều ở rừng trồng Thảo quả, tại đây Giổi chanh được giữ lại như cây che bóng cho Thảo quả,

vươn cao vượt tán. Chỉ có một số ít cá thể tồn tại ở mảng rừng tự nhiên, chủ yếu ở các khu vực sườn núi quá dốc, người dân không thể canh tác Thảo quả và Hương thảo được.

Giổi chanh mọc trên đất mùn, ẩm, thường mọc dọc theo suối.

4.1.3.2. Phân bố

Qua các tài liệu đã công bố, tại Việt Nam loài Giổi chanh phân bố ở Gia Lai (Kbang: Kon Hà Nừng) qua mẫu vật: Gia Lai, huyện Kbang, Khu rừng thực nghiệm Kon Hà Nừng, 14011‟11.0‟‟N, 108039‟21.9‟‟E, 686 m alt., 7/2008: Tran Van Tien TVT 72008 (VNF), 21/01/2011: Nam 210111.3 (IBSC, VNF) [15,50]. Trên thế giới loài này cịn gặp ở Thái Lan (Phía Bắc: Chiang Mai, Nan; Đơng Bắc: Loei) qua các mẫu vật: Chiang Mai Prov., Mae Taeng Dist., Mon Angket, 1200 m alt., Smitinand 90-269 = BKF 96932 (HT: BKF); 18/6/1998: P.Chalermglin 410618; Nan Prov.,

Pua Dist., Doi Phuka NP, 10/04/1999, 1400 m alt., P. Chalermglin 4120409; Loei Prov., Phu Kradung Dist., Phu Kradung NP, 12/9/2003, 1300 m alt., P. Chalermglin

460912 [27,46].

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi thu thập thêm một số mẫu vật: Việt Nam. Hà Giang: huyện Quản Bạ, khu rừng 3 xã Cao Mã Pờ - Tả Ván - Tùng Vài, 23002‟42‟‟N, 104052‟15‟‟E, 1040 m alt., 14/9/2010: CPC-H 453, 25/10/2011: CPC 4576; 23003‟38‟‟N, 104051‟70‟‟E, 1090 m alt., 25/10/2013: CPC 5792, CPC 5792A; 23003‟20.6‟‟N, 104051‟35.9‟‟E, 1156 m alt., 30/5/2014: CPC 7333; Lâm Đồng: huyện Đam Rông, xã Đạ K‟Nàng, thôn Păng Dung, 28/11/2013: CTTN 823. Tuy nhiên ở Lâm Đồng các nhà khoa học mới bắt gặp chồi tái sinh từ gốc, còn cây trưởng thành đã bị chặt đổ. Từ các điểm phân bố trên, chúng tôi xác định sự phân bố của 31 cá thể loài Giổi chanh tại khu rừng Cao Mã Pờ - Tả Ván – Tùng Vài. Các cá thể có chiều cao vút ngọn từ 15-30 m, D1.3 từ 30-100 cm, các cá thể đều đang nở hoa và có khả năng cho hạt giống vào tháng 9-10 trong năm. Theo địa hình khu vực nghiên cứu và điều tra trong nhân dân, số cá thể trưởng thành ước tính từ 80-100 cá thể (< 250). Khu vực này có thể bảo tồn tại chỗ các cá thể cây mẹ và xây dựng thành vườn cây giống để cung cấp hạt giống lâu dài phục vụ cho nhân giống và bảo

tồn loài.

Trên cơ sở các tài liệu và các dẫn liệu nghiên cứu của đề tài, có thể khẳng định loài Giổi chanh – Michelia citrata phân bố tại ba địa điểm ở Việt Nam: Hà Giang (Quản Bạ: Tùng Vài), Gia Lai (Kbang: Kon Hà Nừng), Lâm Đồng (Đam Rơng: Đạ K‟Nàng). (Hình 12)

4.1.3.3. Một số loài thực vật mọc chung với Michelia citrata

Trên các tuyến đường điều tra, chúng tơi thu thập mẫu các lồi thực vật mọc cùng Giổi chanh. Sau khi thu thập và định loại chúng tơi lên được danh lục các lồi thực vật mọc chung với Giổi chanh trong bảng 3 dưới đây.

Bảng 3. Một số loài thực vật mọc chung với Michelia citrata

TT Họ Chi Loài Số hiệu Dạng sống

1 Aceraceae Acer Acer sp. CPC 4916 Cây gỗ

2 Anacardiaceae Pistachia Pistachia weinmanifolia

CPC 5609 Cây gỗ 3 Apocynaceae Alyxia Alyxia

hainanensis

CPC 5627 Cây bụi 4 Araceae Arisema Arisema sp. CPC 4913 Cây thảo 5 Aradiaceae Brassaiopsis Brassaiopsis sp. CPC 4907 Cây bụi 6 Aristolochiace

ae

Asarum Asarum sp. CPC 4874 Cây thảo

7 Aristolochiace ae

Asarum Asarum caudigerum

CPC 4909 Cây thảo 8 Asparagaceae Peliosanthes Peliosanthes sp. CPC 4914 Cây thảo 9 Asparagaceae Tupistra Tupistra sp. CPC 4919 Cây thảo 10 Begoniaceae Begonia Begonia aptera CPC 4893 Cây thảo 11 Begoniaceae Begonia Begonia

baviensis

CPC 4978 Cây thảo 12 Begoniaceae Begonia Begonia

cavaleriei

CPC 4908 Cây thảo 13 Begoniaceae Begonia Begonia

hemsleyana

CPC 4878 Cây thảo 14 Begoniaceae Begonia Begonia

pedatifida

CPC 4892 Cây thảo 15 Begoniaceae Begonia Begonia CPC 4886 Cây thảo

subhowii

16 Begoniaceae Begonia Begonia versicolor

CPC 4951 Cây thảo 17 Burseraceae Canarium Canarium sp. CPC 4858 Cây thảo 18 Clusiaceae Garcinia Garcinia

fagraeoides

CPC 4956 Cây gỗ 19 Clusiaceae Garcinia Garcinia sp. CPC 4912 Cây gỗ 20 Cyperaceae Carex Carex sp. CPC 4938 Cây thảo 21 Dilleniaceae Dillenia Dillenia sp. CPC 4855 Cây gỗ 22 Fagaceae Lithocarpus Lithocarpus sp CPC 5676 Cây gỗ 23 Gesneriaceae Paraboea Paraboea sp. CPC 4887 Cây thảo 24 Lauraceae Machilus Machilus sp. CPC 4859 Cây gỗ 25 Magnoliaceae Magnolia Magnolia

hookeri var. longirostrata

CPC 4860 Cây gỗ

26 Magnoliaceae Magnolia Magnolia grandis

CPC 4905 Cây gỗ

27 Magnoliaceae Magnolia Magnolia duclouxii

CPC 4961 Cây gỗ

28 Magnoliaceae Michelia Michelia balansae

CPC 4853 Cây gỗ

29 Magnoliaceae Michelia Michelia fulva CPC 4959 Cây gỗ 30 Magnoliaceae Michelia Michelia

foveolata

CPC 5790 Cây gỗ

31 Magnoliaceae Michelia Michelia sp. CPC 4894 Cây gỗ 32 Melanthiaceae Paris Paris polyphylla CPC 4935 Cây thảo 33 Myrsinaceae Ardisia Ardisia spp. CPC 4915

CPC 4857

Cây bụi 34 Oleaceae Jasminum Jasminum spp. CPC 4867 Cây bụi

CPC 4883 35 Orchidaceae Bulbophyllu m Bulbophyllum sp. CPC 5544 Cây thảo 36 Orchidaceae Cheirostylis Cheirostylis

cochinchinensis

CPC 5598 Cây thảo 37 Orchidaceae Cheirostylis Cheirostylis

yunnanensis

CPC 5557 CPC 5582

Cây thảo 38 Orchidaceae Coelogyne Coelogyne lockii CPC 5697 Cây thảo 39 Orchidaceae Cymbidium Cymbidium

lancifolium

CPC 5682 Cây thảo 40 Orchidaceae Dendrobium Dendrobium

moniliforme

CPC 5655 Cây thảo 41 Orchidaceae Eria Eria biflora CPC 5653 Cây thảo 42 Orchidaceae Eria Eria coronaria CPC 5630

CPC 5663

Cây thảo 43 Orchidaceae Eria Eria discolor CPC 5602 Cây thảo 44 Orchidaceae Eria Eria

rhomboidalis

CPC 5705 CPC 5632

Cây thảo 45 Orchidaceae Flickingeria Flickingeria

fimbriata

CPC 5601 CPC 5654

Cây thảo 46 Orchidaceae Galeola Galeola

nudiflora

CPC 4950 Cây thảo 47 Orchidaceae Galeola Galeola sp. CBL 2090 Cây thảo 48 Orchidaceae Goodyera Goodyera

hispida

CPC 5586 Cây thảo 49 Orchidaceae Goodyera Goodyera sp. CPC 4939 Cây thảo 50 Orchidaceae Liparis Liparis nervosa CPC 5556 Cây thảo 51 Orchidaceae Nervilia Nervilia gracilis CPC 5597 Cây thảo 52 Orchidaceae Paphipediliu Paphipedilium CPC 4943 Cây thảo

m micranthum CPC 4985 53 Orchidaceae Paphipediliu m Paphipedilium hirsutissimum CPC 5695 Cây thảo 54 Orchidaceae Paphipediliu m Paphipedilium malipoense CPC 5677 Cây thảo 55 Orchidaceae Phaius Phaius sp. CPC 5524 Cây thảo 56 Orchidaceae Podochilus Podochilus

khasianus

CPC 5599 Cây thảo 57 Orchidaceae Vanilla Vanilla aphylla CPC 5668 Cây thảo 58 Piperaceae Piper Piper sp. CPC 4873 Cây bụi 59 Podocarpaceae Nageia Nageia fleuryi CPC 5554

CPC 5683

Cây gỗ

60 Podocarpaceae Podocarpus Podocarpus pilgeri

CPC 4944 Cây gỗ

61 Rubiaceae Hedyotis Hedyotis spp. CPC 4869 CPC 4880 Cây thảo 62 Rubiaceae Ophiorrhize ae Ophiorrhizeae sp. CPC 4921 Cây bụi 63 Cephalotaceae Cephalotaxu s Cephalotaxus mannii CPC 4890 Cây gỗ

64 Verbenaceae Callicarpa Callicarpa sp. CPC 4866 Cây bụi 65 Violaceae Viola Viola sp. CPC 4875 Cây thảo 66 Zingiberaceae Alpinia Alpinia sp. CPC 4910 Cây thảo

Sử dụng phương pháp ô tiêu chuẩn 7 cây để nghiên cứu tổ thành các cây mọc cùng Giổi chanh, lấy cây Giổi chanh làm cây trung tâm, số liệu được ghi vào phiếu điều tra theo Phụ lục 2. Kết quả tổng hợp lại được trình bày tại bảng 4.

Bảng 4. Tổ thành các cây gỗ mọc cùng Michelia citrata

TT Họ Loài Tên Việt Nam

1 Họ Long não-Lauraceae Phoebe cuneata Blume Kháo lá to 2 Họ Long não-Lauraceae Litsea vertcillata Hance Bời lời vòng 3 Họ Dẻ-Fagaceae Castanopsis fissa Oversted Sồi phảng 4 Họ Dẻ-Fagaceae Castanopsis indica A.DC Dẻ

5 Họ Thị-Ebenaceae Diospyros pilosella H. Lec. Thị lông vàng 6 Họ Mồng quân-

Flacourtiaceae

Hydnocarpus anthelmintica

Pierre

Đại phong tử

7 Họ Bứa-Clusiaceae Gacinia cowa Roxb. Tai chua 8 Họ Bứa-Clusiaceae Gacinia oblongifolia Champ. Bứa

9 Họ Dâu tằm-Moraceae Ficus nervosa Heyne ex Roth. Đa bắp bè (Cây bóp cổ)

10 Họ Xoan-Meliaceae Dysoxylum tonkiensis Chev.

Ex Pellegr.

Chạc khế

11 Họ Xim-Myrtaceae Syzygium levinei (Merr.)

Merr. et Perry

Trâm núi

12 Họ Chẹo-Juglandaceae Engelhardtia spicata Blume Chẹo lông

Từ bảng 3 và bảng 4 chúng ta thấy mọc cùng Giổi chanh có nhóm cây gỗ gồm 17 lồi, thuộc 11 chi, 9 họ; nhóm cây bụi gồm 7 lồi, thuộc 7 chi, 7 họ; nhóm cây thảo gồm 40 lồi, thuộc 28 chi, 12 họ. Trong đó nổi bật các lồi họ Lan gồm 22 loài, thuộc 15 chi, nhiều loài lan quý như Paphiopedilum micranthum, Paphipedilium hirsutissimum, Paphipedilium malipoense. Các cây gỗ phổ biến đi

kèm chủ yếu là các loài thuộc các họ Lauraceae, Fagaceae, Ebenaceae, Flacourtiaceae, Clusiaceae, Moraceae, Meliaceae, Myrtaceae, Juglandaceae…

nhưng thành phần các lồi khơng đa dạng. Kết quả này có thể được giải thích bởi các cá thể Giổi chanh tại khu rừng Cao Mã Pờ - Tả Ván – Tùng Vài chủ yếu mọc trên khu vực trồng Thảo quả, Hương thảo. Tại đây rừng tự nhiên đã bị tỉa thưa 30- 70% tán rừng và dọn sạch tầng thảm, chỉ giữ lại các cây gỗ to, thẳng, tán rộng để che mát cho Thảo quả, các cây bụi, cây thảo nhỏ trong quá trình bà con canh tác đều bị chặt bỏ. Tuy vậy, đây vẫn là tổ phần các cây gỗ lớn mọc cùng với Giổi chanh trong tự nhiên. Chúng ta có thể sử dụng các dữ liệu này làm cơ sở nhằm thiết kế các mơ hình trồng rừng hỗn giao gần với thiên nhiên nhất, đảm bảo việc trồng bảo tồn các loài, đặc biệt là loài Giổi chanh đạt được kết quả tốt.

4.2. Hiện trạng quần thể, mức độ nảy mầm và tái sinh của loài Michelia citrata trong khu vực nghiên cứu

4.2.1. Hiện trạng bảo tồn loài Michelia citrata theo tiêu chuẩn IUCN 2013 tại

Việt Nam

Từ lần mô tả đầu tiên với tên Magnolia citrata, được coi là loài đặc hữu của Thái Lan, đến khi được kết hợp, chuyển chi và đổi thành tên Michelia citrata,

đồng thời phát hiện có phân bố tại Việt Nam đến nay, loài Giổi chanh vẫn chưa được nghiên cứu đánh giá hiện trạng bảo tồn. Mặc dù thực tế có thể thấy đây là lồi ít gặp, với khu vực phân bố bị phân cắt mạnh mẽ, số lượng cá thể ngoài tự nhiên khơng nhiều và đang trong tình trạng tiếp tục bị khai thác.

Để đánh giá tình trạng bảo tồn loài Giổi chanh, chúng tôi tham khảo “Guidelines for Using the IUCN Red List Categories and Criteria” phiên bản 10.1 tháng 9/2013, tải về ngày 25/02/2014, Sách đỏ Việt Nam (Phần II: Thực vật, 2007), Công ước CITES về bn bán quốc tế các lồi động vật, thực vật hoang dã nguy cấp để so sánh đối chiếu với các dẫn liệu thực tế thu được trong quá trình nghiên cứu và khẳng định hiện trạng bảo tồn.

Với các dẫn liệu thu được tại Tùng Vài, Việt Nam và trên thế giới, chúng tơi có bảng số liệu như sau:

Bảng 5. Các chỉ số đánh giá tình trạng bảo tồn loài Michelia citrata TT Các chỉ số Khu vực phân bố của loài Michelia

citrata

Việt Nam Thế giới

1 Khu phân bố (EOO) 82.090 km2 451.500 km2

2 Nơi cư trú (AOO) 20 km2 32 km2

3 Số điểm bắt gặp 03 06

4 Số lượng cá thể trưởng thành < 250

Từ bảng 5, căn cứ vào các dẫn liệu thu thập được qua khảo sát và tài liệu tham khảo, đối chiếu với các tiêu chí của các thứ hạng trong Sách Đỏ của IUCN thấy:

- Loài đạt tiêu chuẩn A4 về độ suy giảm quần thể (≥ 30%) theo tiêu chí quan sát trực tiếp (a) của thứ hạng Sẽ nguy cấp VU.

- Loài đạt tiêu chuẩn B2 về phạm vi nơi cư trú (AOO < 500 km2), khu vực phát hiện loài (≤ 5), đồng thời đạt tiêu chuẩn i, ii, iii, iv, v của suy giảm liên tục về khu phân bố (i), nơi cư trú (ii), nơi cư trú, khu phân bố hoặc chất lượng nơi sống (iii), số lượng quần thể hoặc tiểu quần thể (iv), số lượng cá thể trưởng thành (v) cho thứ hạng Nguy cấp EN.

+ Tại Việt Nam: AOO = 20 km2; số điểm phát hiện: 03. + Trên thế giới: AOO = 32 km2; số điểm phát hiện: 06.

- Loài đạt tiêu chuẩn C về số lượng cá thể trưởng thành (< 2500), cụ thể là tiêu chuẩn C2 về quan sát, đánh giá, nghiên cứu, suy ra sự tiếp tục suy giảm của loài với số lượng cá thể trưởng thành ở mỗi tiểu quần thể (ai) ≤ 250 cho thứ hạng Nguy cấp EN.

- Loài đạt tiêu chuẩn D về số lượng cá thể trưởng thành < 250 cho thứ hạng Nguy cấp EN.

Như vậy, tổng kết lại, chúng tơi xếp lồi Giổi chanh - Michelia citrata

(Noot. & Chalermglin) Q. N. Vu & N. H. Xia vào thứ hạng Nguy cấp EN B2ab(i-

v);C2a(i);D. (Xem thêm Phụ lục 4 – Hồ sơ thơng tin lồi của phần Phụ lục)

Thế giới Việt Nam

Hình 13. Khu phân bố (EOO) của loài Michelia citrata tại Việt Nam và trên thế

giới

4.2.2. Tình trạng nảy mầm và tái sinh ngồi tự nhiên của loài Michelia citrata 4.2.2.1. Nảy mầm, tái sinh tự nhiên theo tuyến

Chúng tôi tiến hành điều tra, nghiên cứu trên 6 tuyến ở khu rừng Cao Tả Tùng. Kết quả tái sinh tự nhiên của loài Giổi chanh được thể hiện ở bảng 6 sau:

Bảng 6. Tình trạng nảy mầm và tái sinh tự nhiên của Michelia citrata theo tuyến TT Tuyến điều tra Số cá thể bắt gặp Tỷ lệ %

1 Bản Thăng – Lán Tà Bốc 2 6,45

2 Lán Tà Bốc – Đồi 754, hang 0 0

3 Quanh lán Tà Bốc 0 0

4 Lán Tà Bốc – Mốc 289 0 0

5 Bản Thăng – Dọc suối Bản Thăng 19 61,29

6 Bản Thăng – Suối Tả Lày 10 32,26

Tổng số 31 100

Chú thích

1-Vườn ươm địa phương tại Bản Thăng; 2-Lán Tà Bốc; 3-Hang; 4-Đồi 754; 5-Mốc 289; 6-Suối Tả Lày

Hình 14. Các tuyến điều tra nghiên cứu tại khu rừng Cao Tả Tùng

Chú thích

1.Vườn ươm địa phương tại Bản Thăng; 2,3.Dọc suối Bản Thăng; 4.Vị trí 2 cá thể Michelia

citrata (M); 5.Vị trí 2 cá thể M; 6.Vị trí 1 cá thể M; 7.Vị trí 3 cá thể M; 8.Vị trí 3 cá thể M;

9.Vị trí 1 cá thể M; 10.Vị trí 10 cá thể M; 11.Vị trí 10 cá thể M; 12.Lán Tà Bốc

Kết quả từ bảng 6, hình 14, hình 15 cho thấy số cá thể Giổi chanh tái sinh tự nhiên ít, chỉ bắt gặp 31 cá thể trên tổng số 6 tuyến điều tra, theo điều tra trong nhân dân, số lượng cá thể Giổi chanh có thể tới 80-100 cá thể. Điều đáng quan tâm nữa là Giổi chanh tái sinh không liên tục, các cá thể thường phân bố tập trung thành một khu với nhau, thường quanh cây mẹ, hiếm khi gặp cá thể mọc đơn lẻ. Trên hình có thể thấy với 3 tuyến điều tra bắt gặp Giổi chanh, các cá thể thường tập trung thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự phân bố, sinh thái, sinh học và hiện trạng bảo tồn của loài giổi chanh – michelia citrata (noot chalermglin) q n vu n h xia tại xã tùng vài, huyện quản bạ, tỉnh hà giang 11 (Trang 49)