So sánh số lượng giống và loài ở các sinh cảnh nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và đặc trưng phân bố của kiến (hymenoptera formicidae) tại thạch thất, hà nộ (Trang 51)

ở các sinh cảnh nghiên cứu

So sánh số lượng loài ở các sinh cảnh nghiên cứu thể hiện ở Hình 3.3 cho thấy sự khác biệt khá rõ. Cụ thể số lượng loài giảm dần từ sinh cảnh RT (58 loài, bằng 69,88% tổng số loài), qua sinh cảnh CBTC (47 loài, 56,63%), CAQ (41 loài, 49,40%)

32 28 28 21 21 12 58 47 41 33 31 16 0 10 20 30 40 50 60 70 RT CBTC CAQ CNNDN KDC CNNNN Giống Loài

đến sinh cảnh CNNDN (33 loài, 39,76%), KDC (31 loài, 37,35%) và cuối cùng là sinh cảnh CNNNN (16 loài, 19,28%).

Bảng 3.9. Số loài thuộc các phân họ kiến thu được trong các sinh cảnh nghiên cứu

TT Phân họ Số loài trong các sinh cảnh

RT CNNDN CNNNN CBTC CAQ KDC 1 Dolichoderinae 2 4 3 6 2 4 2 Dorylinae 1 3 1 1 3 Formicinae 13 11 4 12 10 8 4 Myrmicinae 25 12 8 20 18 15 5 Ponerinae 15 6 1 6 9 3 6 Pseudomyrmecinae 2 1 Tổng 58 33 16 47 41 31

Về thành phần các phân họ kiến thu được trong các sinh cảnh được trình bày ở Bảng 3.9 cho thấy, có 4 phân họ có mặt ở cả 6 sinh cảnh đó là: Dolichoderinae, Formicinae, Myrmicinae, Ponerinae. Phân họ Pseudomyrmecinae chỉ xuất hiện ở sinh cảnh RT và sinh cảnh CAQ. Lý giải cho dự vắng mặt này là sự thích nghi nơi sống của nhóm lồi thuộc phân họ Pseudomyrmecinae. Các lồi thuộc phân họ này còn được gọi chung là “nhóm kiến cây”, thích nghi với đời sống trên cây, tổ của chúng phần lớn ở ngay dưới lớp bần của các cây lớn, trồng lâu năm [69]. Như vậy, sinh cảnh RT có nhóm cây gỗ lớn và sinh cảnh CAQ có nhiều cây lâu năm là những điều kiện thuận lợi thích nghi với Pseudomyrmecinae, trong khi đó các sinh cảnh còn lại (CNNNN, CNNDN, KDC và CBTC) phần đa đều vắng mặt của các nhóm cây này. Bên cạnh đó, phân họ Dorylinae cũng chỉ thấy xuất hiện ở các sinh cảnh RT, CBTC, KDC và CAQ, vắng mặt ở hai sinh cảnh CNNDN và CNNNN. Sự thiếu vắng này có

46

thể là do liên quan đến nguồn thức ăn và đặc điểm cư trú của nhóm lồi thuộc phân họ Dorylinae. Phần lớn các giống thuộc phân họ Dorylinae gồm các loài ăn thịt, thức ăn của chúng chủ yếu là các động vật chân khớp khác, đồng thời nơi sống của chúng cũng là những nơi ít bị xáo trộn, thường là dưới tán cây, cỏ hoặc lớp lá mục [18]. Những đặc điểm này ở sinh cảnh CNNDN và CNNNN được cho là không phù hợp cho sự tồn tại của Dorylinae.

Hình 3.4. Biến đổi tỷ lệ % số loài thuộc các phân họ kiến trong các sinh cảnh nghiên cứu

Dẫn liệu ở Bảng 3.8 còn cho thấy mặc dù theo giá trị phần trăm số loài giảm dần, nhưng thứ tự của các phân họ trong các sinh cảnh có sự thay đổi khơng nhiều, chiếm ưu thế trong tất cả các sinh cảnh đều là phân họ Myrmicinae. Ở các sinh cảnh CBTC, CNNDN, CNNNN, CAQ và KDC thì xếp sau phân họ Myrmicinae là phân họ Formicinae, tiếp đến là phân họ Ponerinae, phân họ Dolichoderinae và sau cùng 2 hai phân họ có số lượng lồi ít là Pseudomyrmecinae hoặc Dorylinae. Riêng ở sinh cảnh RT, xếp sau phân họ Myrmicinae lại là phân họ Ponerinae, rồi sau đó mới đến Formicinae, Dolichoderinae và cuối cùng là Pseudomyrmecinae và Dorylinae (Hình 3.4 và Phụ lục 4). 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% RT CNNDN CNNNN CBTC CAQ KDC

Dolichoderinae Dorylinae Formicinae Myrmicinae Ponerinae Pseudomyrmecinae

Sự chênh lệch về số lượng loài ở các sinh cảnh nghiên cứu phụ thuộc chủ yếu vào sự chêch lệnh số lượng loài ở 3 phân họ chính là Myrmicinae, Ponerinae và Formicinae. Tổng cộng phần trăm số loài thuộc 3 phân họ này ở các sinh cảnh đều lớn hơn 80% số loài của từng sinh cảnh, cụ thể: ở sinh cảnh CBTC là 80,85%, sinh cảnh CNNNN 81,25%, sinh cảnh KDC 83,87%, sinh cảnh CNNDN 87,88%, sinh cảnh CAQ 90,24% và sinh cảnh RT là 91,38%. Ba phân họ còn lại chiếm tỷ lệ thấp hoặc vắng mặt ở các sinh cảnh, do đó việc tập trung tìm hiểu vào các nhóm phân họ này sẽ có ý nghĩa giúp chúng ta trả lời được nhiều câu hỏi liên quan đến tác động của con người lên thảm thực vật cũng như là các tác động đến mơi trường.

Ngồi phân tích số lượng lồi và số lượng giống, chúng tôi cũng tiến hành thống kê sự có mặt của từng lồi trong 6 sinh cảnh nghiên cứu. Kết quả trình bày ở Bảng 3.10 cho thấy có 9 lồi (tương ứng 10,84% tổng số lồi) có mặt ở đầy đủ 6 sinh cảnh; 13 lồi (15,66%) có mặt ở 5 sinh cảnh, 7 và 5 lồi (8,83% và 6,02%) có mặt ở 4 và 3 sinh cảnh, 14 loài (16,87%) ghi nhận ở 2 sinh cảnh và đặc biệt có tới 35 lồi

Bảng 3.10. Số loài của các phân họ kiến tương ứng với số các sinh cảnh nghiên cứu

TT Phân họ Số loài tương ứng với số sinh cảnh

1 (sc) 2 (sc) 3 (sc) 4 (sc) 5 (sc) 6 (sc) 1 Dolichoderinae 3 1 1 1 1 2 Dorylinae 2 1 3 Formicinae 8 2 2 4 3 4 Myrmicinae 12 5 4 1 6 5 5 Ponerinae 9 5 1 2 2 6 Pseudomyrmecinae 1 1 Tổng 35 14 5 7 13 9 Tỷ lệ % 42,17 16,87 6,02 8,43 15,66 10,84

48

(chiếm 42,17% tổng số lồi) có mặt chỉ ở 1 sinh cảnh. Trong đó, có tới 17 lồi chỉ thấy xuất hiện ở sinh cảnh RT, 7 loài chỉ ghi nhận ở sinh cảnh CBTC, 4 lồi chỉ có ở sinh cảnh CNNDN và 3 lồi chỉ có mặt ở sinh cảnh CAQ. Theo Nguyễn Văn Quảng (2012) [8], các lồi phổ biến ở cả 6 sinh cảnh có thể xem là những lồi phân bố rộng theo sinh cảnh, cịn những lồi chỉ có mặt trong 1 sinh cảnh là những lồi phân bố hẹp theo sinh cảnh. Số lượng các loài hẹp sinh cảnh chiếm tới 42,17% tổng số loài trong khu vực nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ chặt chẽ giữa thành phần loài kiến và các sinh cảnh có những đặc điểm đặc trưng khác nhau. Đây là điểm có ý nghĩa để tiếp tục nghiên cứu sử dụng kiến làm chỉ thị cho biến đổi môi trường.

3.4.2. Đánh giá mức độ đa dạng của kiến trong các sinh cảnh nghiên cứu

3.4.2.1. Độ thường gặp và độ phong phú

 Độ thường gặp (C) của loài

Độ thường gặp của lồi được tính tốn bằng tỷ lệ % số bẫy thu mẫu định lượng (bẫy hố) bắt gặp lồi đó trên tổng số bẫy thu mẫu. Dựa vào tiêu chí đánh giá các lồi phổ biến của Vũ Quang Mạnh (2004) và Nguyễn Trí Tiến (1994) [7, 9], chúng tơi thống kê các loài thường gặp và rất thường gặp xuất hiện ít nhất trong một sinh cảnh, kết quả được trình bày trong Bảng 3.11.

Bảng 3.11. Những lồi kiến có độ thường gặp ≥ 50% trong ít nhất một sinh cảnh

TT Tên khoa học (n=81) RT CBTC (n=81) (n=81) CAQ CNNDN (n=81) CNNNN (n=81) (n=81) KDC

1 Anoplolepis gracilipes 77,78 52,47 8,02 5,56 - 12,96 2 Camponotus rufoglaucus 59,88 70,99 5,56 45,68 1,23 15,43 3 Carebara diversa 13,58 46,30 80,25 6,79 - 25,93 4 Monomorium pharaonis 50,62 21,60 8,64 4,94 - 19,14 5 Odontoponera denticulata 59,26 41,98 55,56 19,75 - 4,94 6 Pheidole parva 29,63 12,35 51,23 8,64 29,01 12,35 7 Tapinoma melanocephalum 53,09 81,48 50,00 6,17 49,38 75,31

Ở sinh cảnh RT có 1 lồi rất thường gặp là Anoplolepis gracilipes (C = 77,78%) và 4 loài thường gặp là Camponotus rufoglaucus, Monomorium pharaonis,

Odontoponera denticulata và Tapinoma melanocephalum (C = 53,09% – 59,88%).

Sinh cảnh CBTC có 1 lồi rất thường gặp là Tapinoma melanocephalum (C = 81,48%) và 2 loài thường gặp là Camponotus rufoglaucus và Anoplolepis gracilipes (C = 70,995 và 52,47%). Sinh cảnh CAQ có 1 loài rất thường gặp là Carebara diversa (C = 80,25%) và 3 loài thường gặp là Odontoponera denticulata, Pheidole parva và

Tapinoma melanocephalum (C = 50,00% – 55,56%). Sinh cảnh KDC có 1 lồi rất thường gặp là Tapinoma melanocephalum (C = 75,31%). Như vậy số loài thường gặp và rất thường gặp xuất hiện nhiều nhất ở sinh cảnh RT (5 loài) trong khi ở sinh cảnh CNNDN và CNNNN khơng có lồi thường gặp nào.

Trong tổng số 7 loài thường gặp và rất thường gặp xuất hiện ít nhất trong một sinh cảnh được thống kê trong Bảng 3.11, loài Tapinoma melanocephalum được ghi nhận là loài thường gặp ở nhiều sinh cảnh nhất (04 sinh cảnh: RT, CBTC, CAQ và KDC), loài Odontoponera denticulata, Anoplolepis gracilipes và Camponotus rufoglaucus thường gặp ở 02 sinh cảnh và 03 lồi cịn lại chỉ ở 01 sinh cảnh, đó là Carebara diversa (CAQ), Pheidole parva (CAQ) và Monomorium pharaonis (RT).

Ngoài ra, kết quả thống kê ở Bảng 3.11 cũng cho thấy tất cả 3 loài phổ biến ở sinh cảnh CBTC cũng là các loài phổ biến ở sinh cảnh RT, trong khi ngoài loài

Tapinoma melanocephalum, các lồi phổ biến cịn lại của sinh cảnh CBTC khác hoàn toàn với sinh cảnh CAQ. Hai sinh cảnh CNNNN và CNNDN khơng những khơng có lồi thường gặp mà ở sinh cảnh CNNNN cịn khơng nghi nhận sự xuất hiện của 4/7 loài phổ biến ở các sinh cảnh khác. Có thể thấy rằng mỗi hệ sinh thái có một tập hợp các lồi phổ biến đặc trưng khơng giống nhau và từ đó chúng tơi cho rằng sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người vào các sinh cảnh là một trong những yếu tố đưa đến sự thay đổi tập hợp các loài phổ biến ở từng sinh cảnh nghiên cứu.

50  Độ phong phú loài (n’)

Độ phong phú của một loài được xác định bằng tỷ lệ % số lượng cá thể của lồi đó trên tổng số cá thể của tất cả các lồi có trong sinh cảnh điều tra. Theo quan điểm về loài ưu thế của Vũ Quang Mạnh (2004) [7] và Nguyễn Trí Tiến (1994) [9] cho rằng các lồi có tỷ lệ % số cá thể lớn 5% và dưới 10% tổng số cá thể của quần xã nghiên cứu là các loài ưu thế, nếu tỷ lệ này lớn hơn 10% thì là lồi rất ưu thế, còn khi tỷ lệ nằm trong khoảng 2% đến 5% thì được xếp là lồi ưu thế tiềm tàng. Dựa vào quan điểm này, chúng tơi đã xác định tập hợp các lồi ưu thế (gồm loài ưu thế tiềm tàng, loài ưu thế và loài rất ưu thế) ở mỗi sinh cảnh. Kết quả được thể hiện trong Hình 3.5 và Hình 3.6 cho thấy, mỗi sinh cảnh có một tập hợp nhóm lồi ưu thế khác nhau. Tỷ lệ giữa số lồi của nhóm ưu thế trên tổng số lượng lồi, và trên số loài ưu thế tiềm tàng trong từng sinh cảnh, giá trị trung bình độ phong phú của các lồi ưu thế và giá trị độ phong phú của loài ưu thế nhất cũng sai khác nhau khá rõ, cụ thể:

Sinh cảnh RT có nhóm ưu thế gồm 5 lồi, tương đương 8,62% tổng số loài ở sinh cảnh RT, là: Anoplolepis gracilipes, Carebara sp., Odontoponera denticulata,

Monomorium pharaonis và Tapinoma melanocephalum. Trong đó Anoplolepis gracilipes là lồi có độ phong phú cao nhất, n’ = 43,83%. Tỷ lệ nhóm lồi ưu thế

trên nhóm lồi ưu thế tiềm tàng là 1,25. Giá trị trung bình độ phong phú nhóm lồi ưu thế bằng 13,81%.

Ở sinh cảnh CBTC, nhóm ưu thế có 6 lồi, bằng 12,77% tổng số lồi của sinh cảnh, gồm: Carebara diversa, Anoplolepis gracilipes, Tapinoma melanocephalum,

Tetramorium kheperra, Camponotus rufoglaucus và Pheidole megacephala. Loài

phong phú nhất là Carebara diversa, n’ = 35,73%. Tỷ lệ nhóm lồi ưu thế trên nhóm lồi ưu thế tiềm tàng là 3,0. Giá trị trung bình độ phong phú nhóm lồi ưu thế bằng 13,25%.

Ở sinh cảnh CAQ, nhóm ưu thế bao gồm 4 lồi, bằng 9,76% tổng số lồi của sinh cảnh, đó là: Carebara diversa, Anoplolepis gracilipes, Pheidole parva và Tapinoma melanocephalum. Loài phong phú nhất là Carebara diversa

n’ = 43,75%. Tỷ lệ nhóm lồi ưu thế trên nhóm lồi ưu thế tiềm tàng là 1,0. Giá trị trung bình độ phong phú nhóm lồi ưu thế bằng 18,07%.

Ở sinh cảnh CNNDN, nhóm ưu thế có 4 lồi, bằng 12,12% tổng số loài của sinh cảnh, gồm: Pheidole megacephala, Pheidole parva, Camponotus rufoglaucus và Carebara diversa. Loài phong phú nhất là Pheidole megacephala, n’ = 47,31%. Tỷ lệ nhóm lồi ưu thế trên nhóm lồi ưu thế tiềm tàng là 0,8. Giá trị trung bình độ phong phú nhóm lồi ưu thế bằng 17,70%.

Ở sinh cảnh CNNNN, nhóm ưu thế có 3 lồi, bằng 18,75% tổng số lồi của sinh cảnh, gồm: Tapinoma melanocephalum, Pheidole parva và Linepithema sp. Loài phong phú nhất là Tapinoma melanocephalum, n’ = 57,93%. Tỷ lệ nhóm lồi ưu thế trên nhóm lồi ưu thế tiềm tàng là 1,0. Giá trị trung bình độ phong phú nhóm lồi ưu thế bằng 27,58%.

Ở sinh cảnh KDC, nhóm ưu thế có 4 lồi, bằng 12,90% tổng số lồi của sinh cảnh, gồm: Tapinoma melanocephalum, Pheidole megacephala, Tetramorium kheperra và Carebara diversa. Loài phong phú nhất là Tapinoma melanocephalum,

n’ = 35,13%. Tỷ lệ nhóm lồi ưu thế trên nhóm lồi ưu thế tiềm tàng là 1,0. Giá trị trung bình độ phong phú nhóm lồi ưu thế bằng 18,61%.

Tổng hợp các kết quả ở 6 sinh cảnh, chúng tơi thấy có 2 lồi là lồi ưu thế nhất trong 2/5 sinh cảnh đó là Tapinoma melanocephalum (KDC và CNNNN) và

Carebara diversa (CAQ và CBTC). Xét trong các nhóm lồi ưu thế ở các sinh cảnh, Tapinoma melanocephalum là lồi xuất hiện nhiều nhất (5/6 nhóm lồi ưu thế, tiếp

sau là Carebara diversa (4/6 nhóm lồi ưu thế), 3 loài Anoplolepis gracilipes, Pheidole megacephala và Pheidole parva có mặt trong 3 nhóm lồi ưu thế; tiếp đến

là 2 lồi Camponotus rufoglaucus, Tetramorium kheperra có mặt trong 2 nhóm lồi ưu thế; 4 lồi cịn lại là Linepithema sp., Carebara sp., Monomorium pharaonis và Odontoponera denticulata chỉ có mặt trong 1 nhóm lồi ưu thế.

Theo Nguyễn Trí Tiến (1994) [9], khi các nhân tố môi trường ở các sinh cảnh bị tác động mạnh bởi hoạt động của con người, tính ổn định của mơi trường bị phá vỡ, điều kiện sinh thái thay đổi theo hướng bất lợi cho sự tồn tại ổn định của quần xã, ổ sinh thái của các loài bị xáo trộn dẫn đến xu hướng một số loài bị tiêu diệt, thu hẹp kích thước quần thể hoặc buộc phải di chuyển đến sinh cảnh khác, những lồi cịn lại thì thích nghi, phát triển và gia tăng về số lượng, sẽ có thể có sự thay đổi trong nhóm lồi ưu thế, một số loài ưu thế cũ sẽ bị thay thế bởi các lồi ưu thế mới có nguồn gốc từ chính sinh cảnh đó hoặc từ sinh cảnh khác di chuyển sang. Có lẽ vì thế mà các sinh cảnh khác nhau trong khu vực nghiên cứu có thành phần lồi trong nhóm lồi ưu thế và giá trị trung bình độ phong phú của nhóm lồi ưu thế khác nhau, cũng như các lồi ưu thế tiềm tàng của sinh cảnh này lại có thể là lồi rất ưu thế của sinh cảnh khác. 3.4.2.2. Mức độ tương đồng về thành phần loài kiến giữa các hệ sinh thái

Để xử lý các số liệu định lượng, trước tiên chúng tôi sử dụng phần mềm Primer V6 tính tốn chỉ số Bray-Curtis (BCij) để xem xét mức độ tương đồng về cấu trúc thành phần loài của quần xã kiến giữa các kiểu sinh cảnh. Kết quả trình bày ở Bảng 3.12 cho thấy, nhìn chung chỉ số tương đồng của quần xã kiến giữa các sinh cảnh có giá trị khá cao và chênh lệch khơng nhiều.

Bảng 3.12. Chỉ số tương đồng Bray-Curtis về thành phần loài kiến giữa các sinh cảnh nghiên cứu

Sinh cảnh RT CNNDN CNNNN CBTC CAQ KDC RT CNNDN 56,18 CNNNN 36,11 48,98 CBTC 60,78 63,29 48,39 CAQ 72,16 64,86 49,12 68,97 KDC 54,12 67,74 57,78 72,00 71,43

Các cặp sinh cảnh: RT/CAQ, RT/CBTC, CBTC/CNNDN, CNNDN/CAQ, CNNDN/KDC, KDC/CBTC, CBTC/CAQ và CAQ/KDC có giá trị chỉ số tương đồng BCij tương ứng là 72,16%, 60,78%, 63,29%, 64,86%, 67,74%, 72,00%, 68,97% và 71,43% cho thấy quần xã kiến trong các cặp sinh cảnh này có mức độ tương đồng ở mức “gần nhau nhiều”. Các cặp sinh cảnh RT/CNNDN, RT/KDC, CNNDN/CNNNN, CNNNN/CBTC, CNNNN/CAQ, CNNNN/ KDC có giá trị chỉ số tương đồng BCij tương ứng là 56,58%, 54,12%, 48,98%, 48,39%, 49,12% và 57,78%, tương đồng của quần xã kiến ở các sinh cảnh này được đánh giá ở mức “gần nhau”. Cặp sinh cảnh RT/CNNNN có mức độ tương đồng ở mức “gần nhau ít”, với chỉ số BCij chỉ đạt 36,11%.

Hình 3.7. Sự tương đồng về thành phần lồi kiến giữa các sinh cảnh nghiên cứu

Kết quả ở Bảng 3.12 và Hình 3.7 cịn cho thấy mức độ tương đồng về thành phần loài kiến giữa sinh cảnh RT và CAQ là cao nhất (BCij = 72,16%) và giữa sinh cảnh RT và CNNNN là thấp nhất (BCij = 36,11%). Điểm chung dễ nhận thấy giữa hai cặp sinh cảnh trên là đặc điểm của thảm thực vật. Sinh cảnh RT có thực vật là cây thân gỗ cũng tương tự như sinh cảnh CAQ, thuận lợi cho sự kiếm ăn và làm tổ của

C N N N N C N N D N K D C C B T C C A Q RT Sinh cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thành phần loài và đặc trưng phân bố của kiến (hymenoptera formicidae) tại thạch thất, hà nộ (Trang 51)