Nồng độ Fe trƣớc và sau khi xử lý tại hệ thống xử lý xóm Trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng hệ thống xử lý asen trong nước ngầm cho mục đích ăn uống, quy mô phân tán (Trang 68 - 69)

Có thể nhận thấy rằng mẫu nƣớc đầu vào tại cả 2 hệ thống có nồng độ sắt trong nƣớc ngầm rất cao. Điều này lí giải nguyên nhân cần phải dùng giàn mƣa tạo mặt thống và bơm sục khí trong hệ thống, việc thực hiện nhƣ vậy sẽ tăng hiệu quả q trình oxi hóa để loại bỏ sắt trong nƣớc ngầm. Việc tạo mặt thoáng bằng giàn mƣa giúp nƣớc ngầm tiếp xúc với khơng khí, một phần Fe(II) trong nƣớc ngầm sẽ chuyển hóa thành Fe(III) kết tủa và đi xuống bể sục khí theo dịng nƣớc.Tại bể sục khí, lƣợng Fe(II) cịn lại trong nƣớc ngầm sẽ bị oxi hóa trở thành Fe(III) kết tủa và đƣợc lắng tại bể lắng, những bơng cặn nhỏ lơ lửng theo dịng nƣớc thoát ra khỏi bể lắng sẽ chảy sang bể lọc chính và bám lại trên sỏi hoặc giữ lại bởi lớp cát thạch anh. Các bông kết tủa Fe(III) tại bể lắng và giữ lại tại lớp sỏi, cát cũng hấp phụ asen trong nƣớc ngầm, trƣớc khi asen trong nƣớc ngầm bị hấp phụ bới lớp vật liệu giàu sắt.

Tuy nhiên cần lƣu ý đến việc 2 loại vật liệu hấp phụ có khả năng thơi sắt ra hệ xử lý do vật liệu hấp phụ có nguồn gốc từ quặng sắt oxit và sắt hydroxyt ngâm lâu trong nƣớc, và các bông kết tủa Fe(III) quá nhiều vƣợt ngƣỡng giữ lại của lớp cát và thốt ra ngồi . Để hạn chế các trƣờng hợp này, cần phải tiến hành xả đáy định kì tránh việc tích tụ cặn sắt quá nhiều trong hệ thống xử lý, ngoài ra việc xả

đáy định kì cũng là cách làm mới lại lớp kết tủa Fe(III) giúp tăng hiệu quả hấp phụ asen.

3.4.3 Hiệu quả xử lý asen trong nước ngầm

a. Tại hệ thống xử lý đặt tại điểm trƣờng mầm non xóm 6 xã Hồng Thái

Nồng độ asen trong trong nƣớc ngầm trƣớc và sau khi đi qua hệ thống xử lý quy mô phân tán đặt tại điểm trƣờng mầm non xóm 6 xã Hồng Thái đƣợc trình bày tại hình 3.17. Kết quả phân tích cho thấy nồng độ asen trong nƣớc ngầm của điểm trƣờng mầm non xóm 6 qua các ngày vận hành hệ thống xử lý trong khoảng từ 242 đến 375 µg/l. Tuy nhiên sau khi đƣợc xử lý bởi hệ thống, nồng độ As đã giảm đi rất nhiều, xuống mức an toàn phù hợp với tiêu chuẩn ăn uống trong QCVN 01:2009/BYT. Nồng độ asen trong các mẫu nƣớc đầu ra dao động trong khoảng 0 đến 7 µg/l.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng hệ thống xử lý asen trong nước ngầm cho mục đích ăn uống, quy mô phân tán (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)