Mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam bình dương (Trang 51 - 69)

CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Mơ hình nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là xác định và đo lường các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của KHCN tại BIDV Nam Bình Dương. Qua tổng kết cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm liên quan của Kohansal và Mansoori (2009), Antwi và ctg (2012), Trương Đơng Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011), tác giả xây dựng mơ hình nghiên cứu tổng quát cho đề tài dựa trên nền tảng các yếu tố rút ra từ các nghiên cứu này. Các yếu tố này có thể nhóm lại thành 5 nhóm nhân tố chính như sau: (i) Đặc điểm nhân khẩu học, (ii) Năng lực của người vay, (iii) Đặc

điểm của khoản vay, (iv) Rủi ro đạo đức của người vay, và (v) Rủi ro tác nghiệp từ ngân hàng.

Các yếu tố thuộc về “Đặc điểm nhân khẩu học” thường được các nghiên cứu sử dụng bao gồm: giới tính (Miller, 2012), độ tuổi (Kohansal và Mansoori, 2009),tình trạng hơn nhân (Duygan-Bump và Grant, 2008),và kích cỡ hộ gia đình(Zeller,1996). Trong điều kiện thực tế cho vay tại BIDV Nam Bình Dương, ngoại trừ yếu tố kích cỡ hộ gia đình là khơng được đề cập đến trong hợp đồng và trong hồ sơ vay vốn của khách hàng, các yếu tố cịn lại đều được coi là thơng tin bắt buộc mà khách hàng cá nhân phải cung cấp.

Yếu tố “Năng lực của người vay” thể hiện trình độ học vấn (Antwi và ctg, 2012), đặc điểm nghề nghiệp (Grant H.D và Addo, 2011), và đặc điểm thu nhập (Kohansal và Mansoori, 2009). Ba nhân tố này đều được ngân hàng thu thập và sử dụng trong việc thẩm định hồ sơ vay vốn của khách hàng.

“Rủi ro đạo đức của người vay” là một nhân tố quan trọng được nhiều nghiên cứu quan tâm, nó thể hiện tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích hay khơng. Tại BIDV Nam Bình Dương, một trong các nghiệp vụ của nhân viên tín dụng khách hàng cá nhân là kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng trong quá trình thẩm định cho vay, yếu tố này được thể hiện trong biên bản kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng định kỳ.

Nhóm yếu tố thuộc về “Đặc điểm khoản cho vay” thường được xuất hiện trong hầu hết các nghiên cứu, bao gồm kích cỡ khoản vay (Chapman, 1990), lãi suất (Onyeagocha và ctg, 2012), thời hạn cho vay (Chapman,1990). Hai nhân tố còn lại hiếm khi xuất hiện trong các nghiên cứu là hình thức vay (tín chấp hoặc thế chấp) và mục đích vay (vay tiêu dùng, vay mua bất động sản,…). Toàn bộ 5 yếu tố này đều xuất hiện trong hợp đồng tín dụng cá nhân và được nhập liệu để theo dõi tiến trình trả nợ của khách hàng.

Cuối cùng là yếu tố “Rủi ro tác nghiệp từ ngân hàng”, yếu tố này thể hiện tại khâu thẩm định tín dụng. Trong thực tế hoạt động tại ngân hàng, rủi ro tác nghiệp về tín dụng cá nhân có thể nảy sinh ở nhiều khâu như thẩm định tài sản thế chấp hoặc chấm điểm tín dụng để đánh giá khả năng tín dụng. Trong đó chỉ có bằng chứng về chấm điểm tín dụng cá nhân được lưu trữ và có thể thu thập được.

Trong đề tài, yếu tố khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân là biến số phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu. Biến số này thể hiện hai khía cạnh của khả năng trả nợ là số tiền đã trả được – đã được sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm của Maharjan và ctg (1983) và khả năng trả nợ đúng hạn – đã được sử dụng trong nghiên cứu thực nghiệm của Kohansal và Mansoori (2009), Antwi và ctg (2012) hay Trương Đông

Khả năng trả nợ

Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2011). Hai khía cạnh này cũng được ngân hàng thu thập để phục vụ quá trình quản lý tình trạng tín dụng cá nhân.

Hình 3.2: Mơ hình nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Giới tính, độ tuổi, tình trạng hơn nhân

Đặc điểm nhân khẩu học

Trình độ học vấn, đặc điểm nghề nghiệp, đặc điểm thu

nhập

Năng lực của người vay

Số tiền vay, lãi suất, thời hạn cho vay, hình thức vay,

mục đích vay

Đặc điểm khoản vay

Sử dụng tín dụng đúng mục

đích Rủi ro đạo đức

Chấm điểm tín dụng Rủi ro tác nghiệp

Mơ hình nghiên cứu tổng quát như sau :

Khả năng trả nợ = f(Đặc điểm nhân khẩu học, Năng lực của người vay, Đặc điểm của khoản vay, Rủi ro tác nghiệp từ ngân hàng)

Hai mơ hình cụ thể được suy ra từ mơ hình tổng qt như sau:

Mơ hình 1: Tìm hiểu tác động của các nhân tố tới khả năng trả nợ được

biểu hiện bởi khía cạnh khả năng trả nợ số tiền vay:

Khả năng trả nợ số tiền vay = f(Đặc điểm nhân khẩu học, Năng lực của người vay, Đặc điểm khoản vay. Rủi ro đạo đức của người vay, Rủi ro tác nghiệp từ ngân hàng) (1)

Mơ hình 2: Tìm hiểu tác động của các nhân tố tới khả năng trả nợ được

biểu hiện bởi khía cạnh khả năng trả nợ đúng hạn:

Khả năng trả nợ đúng hạn = f (Đặc điểm nhân khẩu học, Năng lực của người vay, Đặc điểm của khoản vay, Rủi ro đạo đức của người vay, Rủi ro tác nghiệp từ ngân hàng) (2)

Từ hai mơ hình trên, đề tài sẽ tiến hành xác định từng biến số trong mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu kèm theo.

Các biến số phụ thuộc

Các biến số phụ thuộc được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu là “Khả năng trả nợ số tiền vay” (y_payrate) và “Khả năng trả nợ đúng hạn” (y_ time). “Khả năng trả nợ số tiền vay” được tính bằng tỷ lệ số tiền vay trả được trên tổng số tiền vay tính đến thời điểm kết thúc hạn vay.” Khả năng trả nợ đúng hạn” được tính như sau: Đối với khoản vay phải trả tiền gốc từng phần, nếu tại thời điểm kết thúc hạn vay, khách hàng trả hết nợ thì coi như về mặt tổng thể khách hàng đó trả nợ đúng hạn và khơng tính đến những lần trả nợ trễ hạn trước đó trong kỳ trả nợ (nếu có). Khi đó quan sát này nhận giá trị 1, ngược lại nhận giá trị 0. Đối với khoản vay phải trả tiền gốc một lần

vào ngày đáo hạn, nếu khách hàng trả hết nợ thì khách hàng trả nợ đúng hạn, khi đó quan sát này nhận giá trị 1, ngược lại nhận giá trị 0.

Các biến số độc lập

Nhóm biến số thuộc về đặc điểm nhân khẩu học, có ba biến số chính như sau:

Giới tính (gender): Đây là biến giả và được xác định là 1 nếu khách hàng vay

là nam, là 0 nếu ngược lại. Theo truyền thống này, người phụ nữ thường cẩn trọng trong các hoạt động hơn nam giới do nhận định khắt khe của xã hội. Giả thuyết nghiên cứu như sau:

H1: Nếu khách hàng vay tín dụng là nam, ảnh hưởng từ tính thích rủi ro sẽ tác động âm tới khả năng trả nợ tín dụng, điều này là ngược lại nếu là nữ.

Độ tuổi (age) : Được xác định từ thời điểm vay trừ đi năm sinh. Các nghiên

cứu trước đã đưa ra giả thiết rằng độ tuổi người vay càng lớn thì rủi ro của khoản nợ càng thấp do tính thận trọng, kinh nghiệm và trải nghiệm tăng lên theo độ tuổi. Điều này phù hợp với đặc điểm xã hội của Việt Nam khi những người càng lớn tuổi càng có xu hướng an phận thủ thường, động cơ kiếm tiền giảm, sự năng động giảm, và cơ hội tạo ra thu nhập sẽ thấp hơn so với người trẻ. Giả thuyết nghiên cứu như sau:

H2: Khi khách hàng có độ tuổi càng cao, rủi ro trả nợ sẽ tăng lên.

Tình trạng hơn nhân (married): Đây là biến giả. Khi người vay đã kết hôn,

quan sát nhận giá trị 1, bằng 0 nếu ngược lại. Xét về khía cạnh lý thuyết những người đã lập gia đình sẽ ít ưa mạo hiểm và có hành động chín chắn hơn so với những người chưa lập gia đình, do vậy rủi ro trả nợ sẽ thấp đi. Đặc điểm văn hóa của Việt Nam cũng cho thấy yếu tố gia đình được coi trọng khi một người bắt đầu cuộc sống hơn nhân, lúc này họ sống có trách nhiệm hơn và cẩn trọng hơn trong mỗi hoạt động của mình.

H3: Rủi ro tín dụng sẽ giảm đi nếu người vay đã trong tình trạng đã kết hơn.

Nhóm yếu tố thuộc về năng lực của người vay gồm các biến số sau:

Trình độ học vấn (edu): Gồm bốn biến giả. Biến thứ nhất thể hiện trình độ học

vấn từ trung học trở xuống của người vay (edu1), biến số này nhân giá trị 1 nếu người vay có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở xuống, là 0 nếu ngược lai. Biến thứ hai thể hiện trình độ học vấn của người vay là trung cấp hoặc cao đẳng (edu2), biến này nhận giá trị 1 nếu người vay có trình độ học vấn là trung cấp hoặc cao đẳng, ngược lại là 0. Biến thứ ba thể hiện trình độ học vấn của người vay là đại học (edu3), biến số nhận giá trị 1 nếu người vay ở trình độ học vấn này, ngược lại là 0. Biến số thứ tư thể hiện trình độ học vấn của người vay ở trình độ học vấn sau đại học trở lên (edu4), biến số này nhận giá trị 1 nếu người vay ở trình độ học vấn sau đại học trở lên, là 0 nếu ngược lại. Biến số tham chiếu của mơ hình là biến số thể hiện trình độ học vấn từ trung học phổ thơng trở xuống. Trình độ học vấn càng cao, khả năng trả nợ càng cao vì trình độ học vấn cao người đi vay có nhiều cơ hội tiếp cận thơng tin, dễ dàng tiếp cận với khoa học kỹ thuật, có tính tốn đến hiệu quả khi vay vốn nên khả năng trả nợ của họ cũng cao hơn. Do đó, giả thuyết nghiên cứu đối với biến số này như sau:

H4: Trình độ học vấn càng cao, khả năng trả nợ vay càng lớn.

Đặc điểm nghề nghiệp (career): Bao gồm bốn biến giả, nếu người vay có vị

trí nghề nghiệp là lãnh đạo hoặc quản lý (career4) quan sát nhận giá trị 1, ngược lại quan sát nhận giá trị 0. Nếu người vay có vị trí nghề nghiệp là chuyên viên (career3) quan sát nhận giá trị 1, ngược lại là 0. Nếu người vay có vị trí nghề nghiệp là cơng nhân viên (career 2) quan sát nhận giá trị là 1, ngược lại là 0. Nếu người vay có vị trí nghề nghiệp khác (career1) quan sát nhận giá trị 1, ngược lại là 0. Biến tham chiếu trong mơ hình là biến số thể hiện quan sát có nghề nghiệp khác. Một số nghiên cứu trước đã cho thấy người vay có vị trí cơng việc cao hơn thì rủi ro trả nợ sẽ giảm đi

(Chapman ,1990) điều này là do họ có vị trí xã hội cao, kinh nghiệm làm việc lâu năm nên khả năng tạo ra thu nhập cao và ổn định. Giả thuyết nghiên cứu như sau:

H5:Vị trí cơng việc của người đi vay càng cao sẽ làm tăng khả năng trả nợ.

Thu nhập (earning, đơn vị tính: triệu đồng): Được tính theo khoản thu nhập

ổn định tính theo tháng ngay tại thời điểm vay do nhân viên tín dụng thẩm định. Tuy vẫn còn một số ý kiến trái chiều về việc thu nhập sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng trả nợ, phần lớn nghiên cứu như của Sileshi và ctg(2012) đều khẳng định rằng rủi ro trả nợ sẽ giảm nếu thu nhập của khách hàng tốt hơn, do thu nhập cao người vay có đủ khả năng bù đắp các khoản chi phí sinh hoạt và chi phí lãi vay tốt hơn. Như vậy giả thuyết nghiên cứu như sau:

H6: Thu nhập của khách hàng càng cao thì khả năng trả nợ càng tốt.

Nhóm yếu tố thuộc về đặc điểm khoản vay gồm các biến số sau

Quy mô khoản vay (loan, đơn vị tính: triệu đồng): Biến số thể hiện tổng giá trị

khoản vay của khách hàng. Có nhiều kết luận khác nhau về ảnh hưởng của quy mô khoản vay tới khả năng trả nợ của khách hàng. Quy mô của khoản vay được kỳ vọng là ảnh hưởng dương đối với khả năng trả nợ do khoản vay lớn sẽ giúp cho người vay dễ dàng tạo ra giá trị hơn so với những khoản vay nhỏ, do những người đi vay các khoản nhỏ lẻ thường dùng cho các mục đích tiêu dùng hoặc các mục đích mang tính rủi ro cao (Kohansal và Mansoori, 2009). Do vậy, giả thuyết nghiên cứu như sau:

H7: Khoản vay càng lớn càng giúp cho khách hàng có khả năng trả nợ càng cao.

Lãi suất của khoản vay (interest, đơn vị tính % năm): Đây chính là lãi suất

thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng được tính theo lãi suất trung bình trong kỳ vay

H8: Khả năng trả nợ của khách hàng tăng khi khách hàng được vay với lãi suất thấp hơn.

Thời hạn vay (period, đơn vị tính: tháng): Thời gian tính từ lúc khách hàng

nhận tiền vay lần đầu tiên đến khi kết thúc hợp đồng vay. Các khoản nợ càng ngắn hạn sẽ khiến cho khả năng trả nợ của khách hàng càng giảm do áp lực về thời gian trả nợ sẽ khiến cho khách hàng khơng thể có khả năng xoay sở để tìm kiếm nguồn trả nợ. Giả thuyết nghiên cứu như sau:

H9: Thời hạn vay càng ngắn dẫn tới khả năng trả nợ của khách hàng càng thấp.

Hình thức vay (type): Đây là biến giả thể hiện giá trị 1 nếu khoản vay có tài

sản thế chấp và giá trị 0 nếu khoản vay khơng có tài sản thế chấp (tín chấp). Nói chung, hình thức vay tín chấp thường đem lại rủi ro trong việc trả nợ. Giả thuyết nghiên cứu như sau:

H10: Hình thức vay thế chấp sẽ ảnh hưởng tích cực tới khả năng trả nợ của khách hàng.

Mục đích vay (purpose): Bao gồm ba biến giả. Nếu mục đích vay phục vụ sản

xuất kinh doanh (purpose1) biến số nhận giá trị 1, ngược lại bằng 0. Nếu mục đích vay là tiêu dùng (purpose2) biến số nhận giá trị 1, ngược lại bằng 0. Nếu mục đích vay để mua bất động sản (purpose3) biến số nhận giá trị 1, ngược lại bằng 0. Biến số tham chiếu được dùng trong mơ hình là biến số thể hiện mục đích vay dùng trong sản xuất kinh doanh. Do vay cho tiêu dùng thường không tạo ra thu nhập đối ứng, trong khi đó vay mua bất động sản trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng là rất rủi ro nên khả năng trả nợ sẽ kém đi. Như vậy giả thuyết nghiên cứu như sau:

H11: Nếu mục đích vay của khách hàng là vay sản xuất thì khả năng trả nợ sẽ cao hơn.

Yếu tố rủi ro đạo đức của người vay chỉ bao gồm một biến số được mô tả như sau:

Kiểm tra mục đích sử dụng vốn (control): Đây là một biến giả có hai giá trị 1

và 0, nếu khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích trong q trình vay thì biến số này đạt giá trị 1, bằng 0 nếu ngược lại. Khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích ban đầu sẽ dẫn tới rủi ro không trả được nợ tăng lên. Giả thuyết nghiên cứu như sau:

H12: Nếu khách hàng sử dụng vốn sai mục đích thì khả năng trả nợ sẽ giảm.

Cuối cùng là yếu tố rủi ro tác nghiệp, yếu tố này cũng chỉ bao gồm một biến số như sau:

Chấm điểm tín dụng (score, đơn vị tính: điểm): Biến này được đo lường bằng

số điểm tín dụng được chấm. Tại BIDV Nam Bình Dương áp dụng chương trình chấm điểm tín dụng với tổng điểm là 100 điểm với 3 mức độ phán quyết như sau: Dưới 75 điểm - từ chối cho vay; từ 75-80 điểm - xem xét từ chối cho vay; trên 80 điểm xem xét cho vay. Chương trình đánh giá tín dụng giúp phân loại khách hàng và làm tăng khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng. Rủi ro tác nghiệp xảy ra khi khả năng trả nợ sẽ tỷ lệ nghịch với số điểm được chấm. Giả thuyết nghiên cứu như sau:

H13: Nếu khách hàng được chấm điểm tín dụng càng cao thì khả năng trả nợ càng lớn. Nếu điều này là ngược lại thì rủi ro tác nghiệp sẽ xảy ra.

Bảng 3.1: Mơ tả các biến số trong mơ hình

STT Tên biến Ký hiệu Nguồn dữ liệu Phương pháp

tính Tác giả nghiên cứu trước 1 Khả năng trả nợ số tiền vay Y_ payrate Hợp đồng tín dụng, báo cáo tình hình thu nợ Tổng số tiền được trả/ Tổng số tiền vay Maharjan và ctg (1983) download by : skknchat@gmail.com

STT Tên biến Ký hiệu Nguồn dữ liệu Phương pháp tính Tác giả nghiên cứu trước 2 Khả năng trả nợ đúng hạn Y _ time khách hàng cá nhân Trả nợ đúng hạn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích các nhân tố tác động đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh nam bình dương (Trang 51 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)