Thị thể hiện tương quan giữa pH và hàm lượng phytolithtích lũy trong đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tích lũy của phytolith trong một số loại đất chính ở đồng bằng sông hồng (Trang 52 - 54)

Theo các kết quả nghiên cứu của Clymans cùng các cộng sự (2011) và Guntzer (2012), nhìn chung pH có mối tương quan nghịch đối với lượng phytolith tích lũy trong đất. Đối với kết của của đề tài, xu hướng chung về mối tương quan giữa hai đại lượng này cũng là tương quan nghịch do hệ số góc của phương trình hồi quy tuyến tính có giá trị âm, tuy nhiên, hệ số xác định bội (R2) của của bộ mẫu khơng có giá trị lớn nên mối tương quan nghịch này có thể khơng giảm theo một hàm tuyến tính. Điều này có thể giải thích khi pH tăng thì một số yếu tố hóa học, vật lý trong đất bị tác động và các yếu tố này cũng có tác động làm giảm lượng phytolith tích lũy trong đất, do đó sự giảm này khơng đơn thuần chỉ bởi tác động của pH nên không thể giảm theo 1 hàm tuyến tính.

Hình 15: Đồ thị thể hiện tương quan giữa pH và hàm lượng phytolith tích lũy trong đất trong đất

Đối với ảnh hưởng của hàm lượng chất hữu cơ trong đất đối với sự tích lũy Phytolith, đường tuyến tính thể hiện sự tương quan giữa 2 đại lượng này có hệ số góc dương, phản ánh tính chất tương quan thuận giữa 2 đại lượng. Tuy nhiên, tương tự mối tương quan giữa phytolith và pH, hệ số xác định bội thấp nên mối liên hệ này đối với các mẫu thu thập khơng thực sự chặt chẽ.

Hình 16: Đồ thị thể hiện tương quan giữa hàm lượng chất hữu cơ và phytolith tích lũy trong đất

Theo Nguyễn Ngọc Minh và các cộng sự (2015), phytolith trong đất có vai trị như một keo âm và các ion Al3+ linh động có khả năng hấp phụ lên bề mặt phytolith làm “gia cố” độ bền vững cho phytolith trong đất, do đó, nếu hàm lượng Al3+càng lớn thì lượng phytolithtích lũy sẽ lớn theo. Tuy nhiên, nếu pH của đất có giá trị lớn hơn 5, các ion Al3+có thể bị thủy phân thành các dạng tồn tại khác nhau và các ion này sẽ tương tác với phytolith ở mức độ khác nhau. Trong thực tế, đối với các mẫu tại đồng bằng sơng Hồng, hàm tuyến tính thể hiện tính tương quan giữa Al và hàm lượng phytolith tích lũy trong đất là 1 hàm có hệ số góc dương, tuy nhiên mối tương quan giữa hàm lượng phytolith theo chiều tăng của Al là không thực sự rõ rệt. Điều này có thể giải thích bởi giá trị pH của các mẫu đất thu thập được đa phần đều lớn hơn 5, do đó các ion Al3+ bị thủy phân ở các dạng tồn tại khác nhau gây nên sự tương tác không rõ ràng giữa 2 đại lượng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sự tích lũy của phytolith trong một số loại đất chính ở đồng bằng sông hồng (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)