Bản đồ thể hiện khả năng chống chịu của cộng đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính dễ tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông thạch hãn tỉnh quảng trị (Trang 50 - 52)

Cơng tác cảnh báo lũ ở địa phương có vai trị quan trọng trong việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thể hiện qua thời gian, mức độ chính xác của bản tin dự báo và công tác tuyên truyền đến người dân trong vùng nguy cơ lũ. Công tác cảnh báo lũ trên điạ bàn tỉnh Quảng Trị được người dân đánh giá cao, hầu hết mọi người dân đều nhận

được cảnh báo khi có lũ qua các phương tiện truyền thông như tivi, đài, loa phát thanh và thông báo từ các cán bộ tại địa phương. Các biện pháp phòng tránh lũ lụt trên địa bàn cũng được địa phương rất chú trọng nhằm giảm những thiệt hại do lũ lụt gây ra. Bao gồm cả biện pháp công trình và phi cơng trình như; đối với các cơ quan chức năng thì họ nhận định sớm tình hình lũ lụt trên địa bàn để đưa ra các biện pháp ứng phó như thơng báo cho người dân thu hoạch hoa màu trước thời vụ khi lũ lụt có thể xảy ra, chủ động các biện pháp ứng phó khẩn cấp khi cần thiết, cịn với người dân thì họ chủ động dự trữ lương thực, đưa thóc lúa, vật nuôi lên vùng cao để tránh lũ. Các biện pháp cơng trình như nâng cao nền đường, xây dựng nhà tránh bão – lũ ở vùng trũng, hỗ trợ người dân xây dựng nhà tránh bão – lũ cũng được địa phương tiến hành đồng bộ và thường xun, góp phần đáng kể vào cơng tác giảm nhẹ thiên tai do bão lũ trên địa bàn. Nếu như các công tác cảnh báo lũ, các biện pháp phòng tránh lũ được thực hiện trước khi lũ lụt xảy ra thì các biện pháp cứu trợ, hỗ trợ người dân lại được thực hiện trong và sau khi lũ xảy ra.

Khi khảo sátvề sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng trong khi xảy ra lũ thì hầu hết người được phỏng vấn đều trả lời sự hỗ trợ chỉ dừng lại ở mức rất ít, nhiều khi cịn chậm trễ, có khi lũ qua đựơc vài ba ngày họ mới nhận được mỳ tôm và đồ dùng thiết yếu. Còn sau lũ, những hộ gia đình bị thiệt hại đều nhận được sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, tuy nhiên sự hỗ trợ này theo một số người được phỏng vấn là chưa hợp lý bởi theo chính sách của địa phương thì những gia đình thuộc hộ nghèo sẽ được hỗ trợ nhiều hơn những hộ không nghèo, nhưng những hộ nghèo lại bị thiệt hại do lũ ít hơn do họ có ít cái để mất hơn so với cái hộ gia đình khác. Hầu hết người dân nằm trong vùng nguy cơ đều sống dựa vào nơng nghiệp do đó những tồn thương do lũ gây ra đối với họ là rất lớn, họ phải mất 4-5 tháng mới khơi phục lại hoạt động sản xuất như bình thường.

Dựa trên số liệu của đợt điều tra, đã tiến hành phân loại, định lượng hóa các vấn đề thông qua việc “ gán giá trị” cho các phương án trả lời theo các cấp độ từ thấp đến cao (bảng 4). Tổng số điểm của mỗi phiếu được định tính hóa theo mức độ từ rất thấp đến rất cao và được bản đồ hóa theo đơn vị hành chính cấp xã (hình 26).

3.2 Thành lập bản đồ tính dễ bị tổn thƣơng do lũ gây ra vùng hạ lƣu lƣu vực sông Bến Hải, Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị

Trong nghiên cứu này, bản đồ tổn thương lũ được xây dựng dựa trên các bản đồ: sự lộ diện các đối tượng trước lũ, nguy cơ lũ và sử dụng đất. Từ bản đồ sử dụng đất được cung cấp bởi Sở Tài nguyên và Môi trường tinh Quảng Trị năm 2010 với hơn 70 loại đất khác nhau, tác giả đã phân loại và nhóm thành 6 loại: đất trống, đất rừng, đất nông nghiệp, đất nhà ở nông thôn, đất ở đô thị và đất cơng cộng (hình 7).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính dễ tổn thương do lũ lụt hạ lưu sông thạch hãn tỉnh quảng trị (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)