.5 Mơ hình tổng qt theo đề xuất của Inspire

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng GIS hỗ trợ công tác chuẩn hóa dữ liệu không gian về đất đai ở thành phố hải phòng (Trang 26)

Các chuẩn chính đƣợc sử dụng trong Inspire bao gồm:

- Các chuẩn của tổ chức chuẩn hóa thế giới nhƣ ISO/211 tập hợp các chuẩn cho thông tin địa lý.

- Các chuẩn của World Wide Web Consortium, ví dụ nhƣ XML. - Các chuẩn và đặc tả của OGC nhƣ: WMS, WFS,… [143].

1.4.1.2. Tại Rumani

CSDL đất đai Rumania (BDUST) nhằm mục đích quản lý ở các cấp quốc gia, huyện và xã, đƣợc phân cấp tổ chức thực hiện theo xã, huyện và tỉnh [5].

Nội dung dữ liệu đƣợc xác định bằng các yêu cầu sử dụng ở các cấp độ khác nhau (quốc gia, huyện, xã) và khả năng tƣơng thích trong hệ thống chung của châu Âu. Mơ hình dữ liệu đƣợc xác định phù hợp với từng loại đất và xác lập mã cho từng loại, nhƣng cũng có một số mơ hình mơ phỏng các loại đất. Tiêu chuẩn cho việc thiết lập nội dung dữ liệu BDUST và định dạng dữ liệu thiết lập nội dung dữ liệu của các CSDL BDUST, ba yêu cầu cơ bản đã đƣợc đƣa vào mã hóa [5]:

- Các dữ liệu theo yêu cầu của các phƣơng pháp / mơ hình và các thuật tốn đƣợc sử dụng cho quá trình xử lý dữ liệu và giải thích để đáp ứng cho ngƣời sử dụng yêu cầu hiện tại đánh giá sự phù hợp đất cho mục đích sử dụng, đánh giá khả

năng sử dụng đất chính và xây dựng báo cáo cụ thể khác nhau theo yêu cầu của các quy định về khảo sát đất;

- Dữ liệu theo yêu cầu của dữ liệu khác trong tƣơng lai có thể là cho những ngƣời sử dụng khác nhau, đặc biệt là dựa trên một số mơ hình mơ phỏng q trình sử dụng đất;

- Các dữ liệu khác theo yêu cầu của hệ thống hỗ trợ quyết định quản lý đất đai bền vững.

Về việc thiết lập định dạng dữ liệu, một số nguyên tắc đƣợc sử dụng:

- Sử dụng các con số nhƣ mã số cho các đặc điểm và các chỉ số khác nhau, để làm giảm nguy cơ lỗi điều hành ngƣời dùng và tăng lƣu trữ xử lý;

- Sử dụng (nếu có thể) các giá trị của dữ liệu thay vì các lớp học của các giá trị, để sử dụng dễ dàng và chính xác hơn dữ liệu khác nhau (hiện tại hoặc tƣơng lai) các phƣơng pháp đƣợc áp dụng, hoặc trong các trƣờng hợp thay đổi mơ hình, cũng nhƣ để loại bỏ các cơng việc hệ thống hóa và rủi ro lỗi của thiết lập lớp học;

- Sử dụng pedo-chuyển giao chức năng để xác định nguồn gốc các dữ liệu, để có thể giảm thiểu số lƣợng dữ liệu chính phải đƣợc khảo sát thực địa để loại bỏ các lỗi tính tốn và các rủi ro của ngƣời sử dụng ;

- Bao gồm một số dữ liệu backup, để sử dụng trong các trƣờng hợp của một số dữ liệu bị mất;

- Giới thiệu các chỉ số mới (không đƣợc sử dụng trong phƣơng pháp luận hiện có), đƣợc coi là cần thiết để sử dụng CSDL trong tƣơng lai;

- Lƣu trữ một số dữ liệu thu đƣợc có giá trị quan trọng hoặc đƣợc sử dụng thƣờng xuyên, để tăng hiệu quả xử lý.

1.4.1.3. Tại Úc

Hệ thống thơng tin đất đai Tây Ưc (WALIS) đƣợc thiết lập từ năm 1981, đã trở thành hệ thống thông tin đất đai sớm nhất tại Ưc sử dụng cơng nghệ hệ thống thông tin địa lý trong việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai. Để xây dựng một hệ

thống thông tin đất đai hiện đại và hiệu quả, một số nguyên tắc chính đã đƣợc đề ra khi tiến hành xây dựng hệ thống, bao gồm: thơng tin là tài sản có giá trị; hệ thống phải đáp ứng mục tiêu đề ra và ngƣời khai thác hệ thống trở thành mục tiêu quan tâm; thông tin thu thập một lần, sử dụng nhiều lần; phải có sự kết hợp thông tin, chia sẻ tài ngun với giá trị gia tăng; chi phí duy trì, bảo dƣỡng hợp lý, hiệu quả; có đăng ký phân quyền, bảo mật, duy trì mối quan hệ giữa các cơ quan quản lý thông tin [145].

Với lịch sử gần ba mƣơi năm, WALIS đã đạt đƣợc nhiều thành công trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến quản lý thông tin địa lý cũng nhƣ thông tin đất đai, hỗ trợ tích cực cho cơ chế truy cập thơng tin đất đai. Điều này đƣợc thể hiện qua mối quan hệ giữa công tác quản lý, lƣu trữ thông tin, thƣơng mại, siêu dữ liệu và phân quyền truy cập thơng tin của hệ thống.

Hệ thống WaLIS có các nhiệm vụ sau:

- Quản lý và cập nhật dữ liệu không gian và phi không gian;

- Chuẩn bị và chia sẻ các sản phẩm và dịch vụ dữ liệu không gian chất lƣợng cao từ các ứng dụng dữ liệu không gian;

- Đảm bảo dữ liệu khơng gian và phi khơng gian tƣơng thích và có thể tích hợp với các hệ thống khác;

- Quản lý, xây dựng và phát triển các ứng dụng dữ liệu không gian;

- Cung cấp tƣ vấn kỹ thuật, hƣớng dẫn, hỗ trợ ngƣời dùng hệ các thống dữ liệu không gian khác nhau;

- Thiết kế, thực thi và hỗ trợ các giải pháp trên thiết bị di động và các ứng dụng Web.

- Xây dựng và duy trì các tiêu chuẩn, chính sách và quy trình của tổ chức liên quan tới việc vận hành hệ thống dữ liệu không gian và phi không gian.

Để thực hiện những nhiệm vụ trên, có một số yêu cầu đặt ra đối với dữ liệu: - Dữ liệu quan trọng nhất là CSDL địa chính số đƣợc cập nhật hàng ngày;

- Các dữ liệu khác đƣợc xây dựng dựa trên yêu cầu hoặc một phần của dự án mới hoặc đang tiến hành (bao gồm hệ thống GIS di động, ví dụ ArcPAD);

- Biên tập các dữ liệu hiện có từ rất nhiều nguồn khác nhau bao gồm các nhà quản lý tài sản, các dự án thƣơng mại, nhân viên bất động sản,...

- Một số dữ liệu đƣợc xây dựng/duy trì bởi những ngƣời dùng có thẩm quyền tại các bộ phận khác trong hội đồng thành phố (ví dụ dữ liệu LEP cho phòng kế hoạch) [5].

1.4.1.4. Tại Hàn Quốc

Hệ thống thông tin quản lý đất đai (LMIS) đã đƣợc thiết lập vào năm 1998. Mục đích của LMIS là cung cấp thơng tin đất đai, hỗ trợ thiết lập các chính sách quy hoạch đất đai. Ban đầu, cơ sở dữ liệu đất đai đƣợc thiết lập sử dụng ArcSDE. CSDL này bao gồm lƣợng lớn dữ liệu không gian nhƣ: bản đồ địa hình, bản đồ địa chính và vùng sử dụng đất.

Dự án đầu tiên đƣợc đảm nhiệm bởi LMIS đã giải quyết đƣợc các vấn đề trong cơng tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai nhƣ:

- Các mảnh bản đồ độc lập đƣợc số hóa các đƣờng biên giữa các mảnh bản đồ gần kề không khớp nhau. Điều này xảy ra khi các bản đồ giấy nguồn đƣợc mở rộng hay thu hẹp lại hoặc do lỗi trong q trình thực hiện số hóa dữ liệu.

- Đối tƣợng trên bản đồ không đƣợc sắp xếp một cách thích hợp do bản đồ địa hình, bản đồ địa chính đƣợc xây dựng theo các tham chiếu không gian khác nhau và trong trƣờng hợp bản đồ giấy đƣợc biên vẽ theo nhiều tỷ lệ khác nhau và mối quan hệ giữa các khu vực sử dụng đất không đƣợc xác định rõ ràng.

- Các khu vực sử dụng đất có mối quan hệ khơng gian rời rạc, cận kề, cắt ngang, nằm trong và chồng lấp.

Hệ thống sử dụng ArcGIS 8.3 Desktop cung cấp các chức năng phân tích khơng gian giúp giải quyết những vấn đề trên. Ngồi ra, thơng qua các trƣờng hợp nghiên cứu, các nguyên tắc làm việc đã đƣợc thiết lập cho việc phát triển cơ sở dữ liệu không gian.

Trong hệ thống thông tin quản lý đất đai, kỹ thuật thông tin mở đƣợc áp dụng để có khả năng truy cập giữa các chƣơng trình ứng dụng khác nhau làm việc với nhiều ngôn ngữ khác nhau trên nhiều nền khác nhau và truyền thông tin giữa máy chủ dữ liệu với các máy tính khác thơng qua Internet. Về mặt này, hệ thống ứng dụng công nghệ 3 tầng theo kiến trúc khách/chủ (client/server) với CORBA – một trong những chuẩn đƣợc đƣa ra bởi OGC [132].

Hình 1.5. Giao diện người sử dụng của cổng thông tin LMIS

Các hệ thống ứng dụng trong quản lý đất đai đƣợc phân cấp giữa các đơn vị khác nhau trong chính phủ theo chiều dọc. Những hệ thống này bao gồm hệ thống hỗ trợ chính sách đất đai, thu thập và phân tích số liệu thống kê thơng tin đất đai, hỗ trợ lập kế hoạch sử dụng đất đƣợc phát triển sử dụng ArcInfo và MapObjects để tích hợp và phân tích dữ liệu khơng gian và dữ liệu thống kê.

Hệ thống hỗ trợ quản lý đất đai đƣợc chia thành các hệ thống ứng dụng cho quản lý giao dịch đất đai, quản lý giá đã niêm yết, quản lý dữ liệu không gian và dịch vụ thông tin đất đai. Hệ thống dịch vụ thông tin đất đai cung cấp thông tin đất đai cho các nhân viên và ngƣời dân thơng qua Internet đem lại lợi ích cho ngƣời sử dụng [12].

1.4.2. Ở Việt Nam

1.4.2.1. Xây dựng các chuẩn về dữ liệu

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã ban hành thông tƣ 07/2009/TT-BTNMT ngày 10 tháng 7 năm 2009 về quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 102/2008/NĐ-CP [3] trong đó quy định chi tiết hơn về chức năng nhiệm vụ của các đơn vị thu thập, quản lý và cung cấp dữ liệu. Tổng cục Quản lý đất đai đã xây dựng và thực hiện dự án “Xây dựng và thử nghiệm Chuẩn dữ liệu địa chính ở Việt Nam” với mục tiêu là xây dựng và ban hành áp dụng một chuẩn dữ liệu địa chính chung cho Việt Nam. Chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam sẽ đƣợc áp dụng trực tiếp để xây dựng các CSDL địa chính phục vụ nhu cầu quản lý đất đai; trao đổi dữ liệu địa chính giữa các cấp quản lý đất đai; cung cấp dữ liệu địa chính cho các ngành có nhu cầu và cho cộng đồng nói chung. Phƣơng pháp tiếp cận của dự án là xây dựng Chuẩn dữ liệu địa chính Việt Nam trên cơ sở hƣớng dẫn của Chuẩn thông tin địa lý cơ sở Quốc gia do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành và bộ chuẩn thông tin địa lý quốc tế ISO 19100. Theo đó, chuẩn dữ liệu địa chính phải bao gồm các quy định nhằm chuẩn hóa: nội dung dữ liệu địa chính, mơ hình cấu trúc dữ liệu địa chính, hệ quy chiếu tọa độ cho dữ liệu địa chính, siêu dữ liệu áp dụng cho dữ liệu địa chính, yêu cầu về chất lƣợng dữ liệu địa chính, trình bày dữ liệu địa chính và trao đổi, phân phối dữ liệu địa chính. Chính sách quản lý nhà nƣớc về đất đai cũng đang trong quá trình hồn thiện, quy trình thực hiện, mẫu báo cáo, mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thay đổi nhiều trong thời gian ngắn dẫn tới công tác ứng dụng công nghệ thông tin gặp rất nhiều bất cập, việc phải chỉnh sửa các hệ thống vừa đƣa vào sử dụng trong thời gian rất ngắn, thiếu kinh phí xây dựng rất phổ biến. Tuy đã có một số các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách nhất định trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành quản lý đất đai, tuy nhiên hệ thống văn bản còn thiếu rất nhiều từ bƣớc lập các dự án, thực hiện, kiểm tra nghiệm thu, quy chuẩn kỹ thuật, giao nộp sản phẩm, định mức kinh tế kỹ thuật,... để có thể có đƣợc khung chính sách hồn chỉnh làm cơ sở thực hiện.

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã ban hành các quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia cho các chuẩn sau:

- QCVN 37:2011/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn hố địa danh phục vụ cơng tác thành lập bản đồ; quy chuẩn này nhằm chuẩn hoá địa danh trong nƣớc, chuẩn hoá địa danh nƣớc ngoài; CSDL địa danh trong nƣớc và nƣớc ngoài.

- Quyết định số 12/2008/QĐ-BTNMT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân định địa giới hành chính và lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp; quy chuẩn này áp dụng để phân định và lập hồ sơ địa giới hành chính cho các xã, phƣờng, thị trấn; quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng khi có sự điều chỉnh địa giới hành chính theo quyết định của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền.

Hiện nay, Bộ TN & MT đang xây dựng dự thảo các quy chuẩn kỹ thuật cho các chuẩn:

- Quy chuẩn kỹ thuật về hồ sơ địa chính; Quy chuẩn này quy định về nội dung, thành phần hồ sơ địa chính; việc xây dựng, cập nhật, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính và việc cung cấp thơng tin từ hồ sơ địa chính.

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bản đồ địa chính; Quy chuẩn kỹ thuật này quy định các yêu cầu kỹ thuật của việc đo đạc thành lập, chỉnh lý, quản lý, sử dụng bản đồ địa chính và trích đo địa chính thửa đất.

Cơng tác chuẩn hóa dữ liệu đất đai đã đƣợc quan tâm song song với công tác quản lý đất đai qua từng giai đoạn thông qua việc ban hành các văn bản về việc quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trƣờng:

- Quyết định số 179/2004/QĐ-TTg ngày 06/10/2004 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trƣờng đến năm 2015 và định hƣớng đến năm 2020;

- Thông tƣ số 09/2007/TT-BTNMT, ngày 02/08/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về hƣớng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính;

- Thơng tƣ số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

- Thông tƣ số 05/2009/TT-BTNMT ngày 01/6/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về việc Hƣớng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu cơng trình, sản phẩm địa chính;

- Thơng tƣ 07/2009/TT-BTNMT ngày 10/07/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về việc Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 102/2008/NĐ- CP ngày 15/09/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trƣờng;

- Thông tƣ số 17/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về quy định chuẩn dữ liệu địa chính;

- Cơng văn số 1159/TCQLĐĐ-CĐKTK ngày 21 tháng 9 năm 2011 của Tổng cục Quản lý đất đai về việc hƣớng dẫn xây dựng CSDL địa chính;

- Cơng văn số 106/BTNMT-CNTT ngày 12/01/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng về việc thông báo kết quả thẩm định các phần mềm xây dựng khai thác CSDL đất đai;

- Quyết định số 1892/QĐ-TTG ngày 14/12/2012 về việc phê duyệt đề án nâng cao năng lực quản lý Nhà nƣớc ngành Quản lý đất đai giai đoạn 2011-2020. Qua đó Thủ tƣớng Chính phủ đã đề ra mục tiêu đến năm 2020 cơ bản hoàn thành xây dựng CSDL đất đai.

Dữ liệu địa chính phải tuân theo Quy chuẩn kỹ thuật về hồ sơ địa chính của Bộ Tài ngun và Mơi trƣờng quy định, thông qua các Quy chuẩn, Quy phạm, cụ thể là:

- Quy phạm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất (ban hành kèm theo Quyết định số 39/2004/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng)

- Ký hiệu Bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất ban hành kèm theo Quyết định số 40/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng)

- Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1: 200, 1:500, 1:2000, 1:5000, 1:10000 ( ban hành kèm theo Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng GIS hỗ trợ công tác chuẩn hóa dữ liệu không gian về đất đai ở thành phố hải phòng (Trang 26)