Hệ sinh thái đô thị và cảnh quan cây xanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vực hà nội (Trang 56 - 58)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.4. Khái quát điều kiện tự nhiên và hiện trạng chất lượng khơng khí

1.4.2. Hệ sinh thái đô thị và cảnh quan cây xanh

Ngày nay, ngồi các cơng trình xây dựng, phố xá, cơ sở hạ tầng, nhà ở thì các cảnh quan như không gian xanh, mặt nước cũng rất được quan tâm qui hoạch và quản lý. Hà Nội là một hệ sinh thái đơ thị khá điển hình, chứa đựng cả cảnh quan tự nhiên, các di tích văn hóa, các khu vực đô thị được bảo tồn (khu phố cổ), được nâng cấp, xây dựng mới, khu ngoại ơ....Những cảnh quan tự nhiên có cảnh quan mặt nước, cảnh quan cây xanh [43].

Hiện nay, diện tích cho phát triển cơng viên cây xanh cịn thiếu, ngay trong khu vực nội thành cũ, nơi có diện tích cơng viên khá cao khoảng 135 ha với bình quân 1,3 m2/đầu người nhưng vẫn thấp so với mục tiêu 7m2/đầu người vào năm 2020. Trong những khu vực có tốc độ đơ thị hóa nhanh và mạnh như Đống Đa, Thanh Xuân tỷ lệ này còn thấp hơn nữa, chỉ đạt 0,05 m2/đầu người. Trong các công viên, cây xanh khá đa dạng phong phú. Bên cạnh ý nghĩa cây xanh đô thị, cơng viên cịn là nơi bảo tồn các lồi thực vật q hiếm và những lồi có giá trị kinh tế như Gõ Cà Te, Gụ Mật, Săng Đá, Đạt Phước, Chò Chỉ, Sao Đen, Bời Lời Nhớt….[43].

Ngồi cơng viên, những khoảng không gian xanh khác là học đường, cơng sở, khu văn hóa lịch sử, đường phố, mỗi nơi có nét đặc trưng riêng về thành phần lồi cây và cấu trúc khơng gian cây xanh. Theo công ty công viên cây xanh Hà Nội thì thành phố có khoảng 200.000 cây xanh là thực vật thân gỗ làm cảnh và bóng mát, trong số đó có gần 28.000 cây xanh đường phố trên 50 tuổi. Tại các tuyến đường phố và các công viên trên địa bàn thành phố hiện có hơn 100 lồi cây, trong đó có 25 lồi cây có số lượng cá thể lớn có thể coi là cây xanh truyền thống như Xà Cừ, Sữa, Sấu,

Lát, Muồng, Chẹo, Sếu, Phượng, Sưa Đỏ, Thàn Mát, Vàng Anh, Nhội, Bàng [43]. Cây xanh bóng mát ở Hà Nội có một số đặc điểm như sau [44]:

- Các cây xanh bóng mát trồng tại các tuyến phố cổ (Hàng Ngang, Hàng Đào, Lãn Ông, Hàng Buồm...): Đặc điểm của các tuyến phố cổ là phố nhỏ và ngắn theo hình bàn cờ, vỉa hè hẹp, nhà cửa đan xen, các khu phố này chủ yếu là kinh doanh bán hàng do vậy không trồng được những cây có đường kính và tán lớn;

- Cây xanh bóng mát trồng tại các tuyến phố cũ: Các phố được hình thành từ thời Pháp thuộc, đã được thiết kế với các đường phố dài, rộng, vỉa hè rộng, nhà cửa gồm nhiều biệt thự đẹp và được trồng bằng các lồi cây bóng mát như: cây Sấu tại phố Trần Hưng Đạo, Phùng Hưng, Trần Phú; cây Phượng tại phố Lý Thường Kiệt, cây Xà Cừ tại đường Hồng Diệu, cây Sao Đen tại phố Lị Đúc, cây Sữa tại phố Nguyễn Du...Đặc điểm cây ở các tuyến phố này là cây có đường kính lớn, cổ thụ, dáng đẹp tạo cảnh quan kiến trúc. Tuy nhiên một số cây đã đến tuổi trưởng thành bị mối đục thân hoặc mục gốc, thân cành có thể gãy đổ gây nguy hiểm trong mùa mưa bão. - Cây xanh bóng mát trồng tại các tuyến phố mới được xây dựng trong khoảng từ 20 năm trở lại đây như Liễu Giai, Hoàng Quốc Việt, cầu Giấy, Lê Thanh Nghị, Trần Khát Chân, Đào Tấn.... Hệ thống cây xanh bóng mát này được trồng theo quy hoạch, tuyến phố được trồng từ 1 đến 2 loài cây chủ đạo như Sữa, Muồng, Sấu, Chẹo, Lát. Các cây có đường kính thân từ 20 - 40cm, chiều cao khoảng từ 8 - 10m, tán phát triển đẹp, do đó phát huy được hiệu quả cảnh quan và môi trường.

- Hiện nay, thực trạng cảnh quan cây xanh đô thị Hà Nội cho thấy truyền thống này đang bị xóa mờ bởi sự thiết kế thiếu tính qui hoạch hoặc sự xâm nhập các lồi cây xanh đơ thị tự phát do người dân trồng không theo qui hoạch. Một số lồi cây trồng hiện có như Keo, Dâu Da, Vơng, Dướng, Trứng Cá, Bạch Đàn, Sung...đây là các loài cây không thuộc danh mục cây trồng đường phố, được người dân trồng tự phát nhiều trên vỉa hè để lấy

bóng mát. Đặc điểm các lồi cây này là cây gỗ nhỏ, rễ nông, dễ gãy đổ khi gặp mưa gió, cây có quả gây mất vệ sinh mơi trường, có nhiều sâu róm, cong xấu, chiều cao thấp che khuất tầm nhìn gây mất mỹ quan đơ thị và an tồn giao thơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng môi trường không khí khu vực hà nội (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)