Nguồn: “Kết quả do NCS thực hiện, 2010”
Để xây dựng bản đồ tỉ lệ diện tích mặt nước cho khu vực nghiên cứu, đối tượng lựa chọn để tính tốn là các đầm, ao, hồ, sơng, ngịi… được thể hiện trên bản đồ địa hình Hà Nội tỉ lệ 1:100 000. Sử dụng phần mềm ArcGIS 9.2, luận án đã tính được tỉ lệ phần trăm diện tích mặt nước trong từng ơ vng (có diện tích 0,0625 km2 tương ứng với 6,25 ha). Tỉ lệ phần trăm diện tích mặt nước được chia làm 5 mức và được cho điểm đánh giá thông qua thang điểm từ 1 đến 5, tương ứng với tỉ lệ phần trăm diện tích mặt nước từ cao xuống thấp (xem Bảng 3.6). Nói cách khác, tỉ lệ mặt nước có giá trị càng thấp, tương ứng với khả năng cải thiện CLKK càng thấp thì điểm đánh giá càng cao và ngược lại (tương tự như cách cho điểm đối với độ che phủ của cây xanh). Kết quả tính tốn được biểu diễn trên các bản đồ phân bố tỉ lệ diện tích mặt nước như Hình 3.13 và Phụ lục 2 – Hình 2.5.
Nhìn chung, khu vực nghiên cứu có tỷ lệ diện tích mặt nước rất thấp, có giá trị nhỏ hơn 20% ; tỉ lệ 1 - 5% chiếm diện tích khá lớn khoảng 17,7%; tỉ lệ từ 5 - 20% chiếm khoảng 25,79% toàn vùng nghiên cứu. Tỉ lệ 20 - 40%, 40 - 60% , 60 - 80% nằm rải rác
Phân cấp tỷ lệ diện tích mặt nước Tỷ lệ diện tích mặt nước M (%) Điểm đánh giá Rất cao M ≥ 80 1 Cao 60 ≤ M < 80 2 Trung bình 40 ≤ M < 60 3 Thấp 20 ≤ M < 40 4 Rất thấp M < 20 5
Hình 3.13. Bản đồ phân bố tỉ lệ diện tích mặt nước khu vực nghiên cứu (qui mơ tính cho 0,0625 km2 = 6,25 ha) (qui mơ tính cho 0,0625 km2 = 6,25 ha)
Đánh giá chung cho thấy, tỉ lệ diện tích mặt nước (sơng, hồ, ao, đầm) trong khu vực nghiên cứu thấp. Quận Tây Hồ và huyện Thanh Trì là hai khu vực mà nhiều nơi có tỉ lệ diện tích mặt nước đạt từ 40% trở lên.
3.2.3.2. Bước đầu đánh giá tổng hợp CLKK khu vực đơ thị Hà Nội có tính đến các yếu tố giảm nhẹ TSP
Các bản đồ chuyên đề được thành lập chỉ rõ khả năng ảnh hưởng của các yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực và tích cực tới mơi trường khơng khí như: ơ nhiễm do cơng nghiệp, ô nhiễm do giao thông, tỉ lệ che phủ cây xanh, diện tích mặt nước. Bản đồ tổng hợp CLKK được xây dựng trên cơ sở chồng xếp có kết quả các bản đồ chuyên đề theo nguyên lý như đã trình bày ở cơng thức (3.2).
Ngồi cách cho điểm các yếu tố có ảnh hưởng, cịn xét tới trọng số (tầm quan trọng) của chúng. Trọng số của các nhân tố ở đây thể hiện khả năng ảnh hưởng đến CLKK theo mục đích của bài tốn. Nhân tố nào có ảnh hưởng nhiều nhất thì có trọng số lớn nhất, nhân tố nào có ảnh hưởng ít nhất thì có trọng số thấp nhất. Theo nhiều ý kiến chuyên gia và các cơng trình nghiên cứu về CLKK ở Hà Nội cho thấy, ô nhiễm TSP ở Hà Nội hiện nay chủ yếu là do giao thơng gây ra (chiếm 70%). Ngồi các phương tiện giao thông là những nguồn xả thải TSP, lượng bụi quẩn trên đường do các hoạt động xây dựng hai bên đường, sửa sang nâng cấp đường phố và do các xe tải mang tới từ các cơng trình xây dựng trên địa bàn thành phố cũng tương đối lớn. Cây xanh có thể làm giảm nồng độ bụi trong khơng khí từ 20 - 65% [15] và hiệu suất cải tạo môi trường của cây xanh cao hơn so với sơng, hồ. Trên cơ sở phỏng vấn bán chính thức các chuyên gia kết hợp với nghiên cứu, phân tích xử lý thơng tin và tính tốn theo cơng thức (3.1), bước đầu trọng số tương đối của các yếu tố ô nhiễm do công nghiệp, ô nhiễm do giao thơng, cây xanh, mặt nước có ảnh đến chất lượng khơng khí đã được đưa ra như trong Bảng 3.7.
Để làm rõ khả năng ô nhiễm tổng hợp do nguồn thải công nghiệp và giao thông gây ra cũng như khả năng cải thiện CLKK (cụ thể là giảm thiểu TSP) của cây xanh và mặt nước, bản đồ ô nhiễm tổng hợp TSP và bản đồ thể hiện khả năng giảm thiểu TSP của cây xanh và mặt nước đã được xây dựng theo công thức (3.2).