Thành phần rác thải công nghiệp phát sinh trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo từ rác ở huyện thanh oai, hà nội (Trang 46 - 54)

tái sử dụng làm thức ăn gia súc, gia cầm, vì vậy tác giả khơng đề cập tới lƣợng chất thải này).

Bảng 3.6. Thành phần rác thải công nghiệp phát sinh trên địa bàn dƣợc phẩm Giấy catton Nhựa Nilon Vải vụn Da vụn Gỗ mùn cƣa Tre, nứa, Lƣợng rác (kg/ngày 1500 300 50 2500 100 1000 1000

Do địa bàn nghiên cứu chủ yếu là các làng nghề, các hộ gia đình tự sản xuất, vì vậy khi ƣớc tính khối lƣợng chất thải phát sinh của các hộ gia đình có độ sai số cao. Tác giả sử dụng phƣơng pháp điều tra thực tế, kết hợp với phỏng vấn trực tiếp các lãnh đạo địa phƣơng để đƣa ra các số liệu về lƣợng phát thải trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề này.

3.1.3. Rác thải nơng nghiệp

Tính đến năm 2011 tổng đàn trâu 616 con, đàn bò 5014 con, đàn lợn 97109 con, đàn gia cầm 1.021.000 con. Sản lƣợng lợn hơi xuất chuồng 32.387 tấn, sản lƣợng thuỷ sản 4856,7 tấn.

Tình hình chăn ni tiếp tục ổn định và phát triển, cơng tác phịng, chống dịch bệnh đƣợc tăng cƣờng chỉ đạo, tăng cƣờng cơng tác kiểm sốt vận chuyển, giết mổ gia súc, gia cầm, tổ chức tiêm phòng dịch gia súc, gia cầm đƣợc 800.000 con, tiêm phòng dại cho đàn chó đƣợc 20.000 con, khống chế khơng để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, là huyện của tỉnh không bị dịch tái phát. Từng bƣớc đƣa chăn nuôi phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hoá tập trung.

Cơ cấu ngành kinh tế: ngành nông nghiệp – nuôi trồng thuỷ sản đạt 47,3%, ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản đạt 25,3%, ngành dịch vụ - thƣơng mại - du lịch đạt 27.4%.

3.1.3.1. Hiện trạng một số cây nơng nghiệp chính của huyện

Trong cơ cấu cây trồng của huyện thì cây lúa vẫn là cây chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 87,8% tổng diện tích các cây trồng hàng năm của huyện.

* Lúa

Với đặc điểm thời tiết khí hậu 4 mùa (xuân, hạ, thu, đồng), địa hình bằng phẳng, nơng dân sở hữu ruộng đất manh mún, khó khăn quản lý nƣớc nên tập quán canh tác chủ yếu là lúa nƣớc và gieo trồng theo phƣơng pháp gieo mạ rồi cấy là chính. Có 2 vụ lúa là lúa đông xuân và lúa mùa.

Do tốc độ phát triển cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa tăng nhanh nên quỹ đất dành cho nông nghiệp ngày càng bị giảm đi, từ 14.130,7 ha (năm 2006) xuống còn 13.569,7 ha (năm 2011).

Bảng 3.7. Số liệu về diện tích, năng suất và sản lƣợng lúa qua các năm từ 2006- 2011 [16] 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Diện tích 14.130,7 14.054,7 13.994,1 13.881,4 13.620 13.569,7 Năng suất (tạ/ha) 59,8 58,1 60,7 62,1 61,7 62 Sản lƣợng (tấn) 84.434 81.614,1 85.374,8 86.174,3 83.995,3 84.191

* Các loại cây hoa màu khác

Thanh Oai có 2 con sơng chạy qua, phía đơng là sơng Nhuệ với chiều dài đê là14,5 km chạy dọc từ bắc xuống nam qua các xã: Cự Khê, Mỹ Hƣng, Tân Ƣớc, Liên Châu; phía tây là sơng Đáy chiều dài đê là 17 km chạy qua các xã, thị trấn: Cao Viên, Thanh Cao, Thanh Mai, TT Kim Bài, Kim An, Kim Thƣ, Phƣơng Trung, Cao Dƣơng, Xuân Dƣơng. Các xã dọc sơng Đáy do có phù sa bồi đắp nên có điện kiện thuận lợi để phát triển các cây hoa màu nhƣ ngô, khoai lang, đậu tƣơng và một số loại rau...

Bảng 3.8. Diện tích gieo trồng cả năm một số loại rau màu trên toàn huyện (ĐVT.Ha) [16] 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Ngô 325,2 345,3 385,2 157,9 306,4 266,9 Đậu tƣơng 1267,2 1259,4 1500,4 20 1379,1 1512,6 Khoai lang 570 610 500 198,3 412,6 364 Rau 2376 2156 2290 1333,7 1487 1475

Bảng 3.9. Sản lƣợng cả năm một số loại rau màu trên toàn huyện (ĐVT. Tấn)[16]

2006 2007 2008 2009 2010 2011

Ngô 1214 1499,2 1710,5 791 1540,8 1361

Đậu tƣơng 1813,2 1796,8 1872,1 - 2049,7 1512,6

Khoai lang 6111 6469 5343 2141 4613,9 4794,2

Rau 30422 27286 30390 17172 21228 2118

Trên tồn huyện, ngơ đƣợc gieo trồng vào 3 vụ: Đơng, Xuân và Mùa. Vụ Đông từ tháng 10 và thu hoạch vào tháng 1 năm sau, vụ Hè từ tháng 6 và thu hoạch vào tháng 9, vụ Xuân từ tháng 2 và thu hoạch vào tháng 5. Hiện tại, do hiệu quả kinh tế nên giống ngô nếp và giống ngô ngọt đƣợc trồng thay thế phần lớn các giống ngơ lai trƣớc, diện tích ngơ lai cịn lại khơng nhiều.

3.1.3.2. Hiện trạng thu gom và sử dụng các phụ phẩm sau thu hoạch

Hiện nay trên địa bàn tồn huyện canh tác nhiều loại cây trồng nơng nghiệp và rau màu khác nhau. Tuy nhiên trong khuôn khổ đề tài, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số cây trồng nhƣ lúa, ngô. Khoai lang chủ yếu đƣợc ngƣời dân tận thu sử dụng làm thức ăn cho gia súc.

* Lúa

- Các phụ phẩm cây lúa sau khi thu hoạch là: rơm, rạ, trấu

- Khi gặt lúa, bà con nông dân thu hoạch bông lúa và một phần còn lại của cây lúa đƣợc để lại ruộng là rạ.

- Sau đó bơng lúa đƣợc tuốt thành hai phần là thóc và rơm. - Khi thóc đã đƣợc phơi khơ đem xay xát sẽ tạo ra gạo và trấu.

Hình 3.2. Phụ phẩm cây lúa sau thu hoạch lúa

Một số hình thức sử dụng rơm, rạ trên địa bàn

Gạo Trấu Rơm Hạt thóc Rạ Lúa Bơng lúa

Sử dụng để đốt

Trƣớc đây rơm rạ thƣờng làm nguyên liệu để đun nấu. Nhƣng hiện nay, do ngƣời dân sử dụng nhiều chất đốt khác nhƣ gas, than nên rơm rạ sau khi thu hoạch một phần đƣợc đem đốt lấy tro làm phân bón hay vứt bỏ. Một phần thì đƣợc thu gom đánh đống sau khi tuốt lúa và sử dụng cho đun nấu, tro để bón ruộng. Tuy nhiên, cách sử dụng rơm rạ nhƣ trên có những bất cập lớn ảnh hƣởng tới mơi trƣờng, an toàn và sức khỏe của ngƣời dân: khi đốt tạo ra lƣợng lớn khói và bụi, từ đó gây ra nhiều tác hại khác cho sức khỏe con ngƣời và tác động đến an toàn cho ngƣời tham gia giao thông trên đƣờng; ảnh hƣởng đến các loại thực vật khác; còn khi cày úp sẽ tạo ra lƣợng khí CH4 ảnh hƣởng đến mơi trƣờng khơng khí.

Làm thức ăn cho gia súc

Đã từ lâu rơm đƣợc sử dụng làm thức ăn chăn nuôi cho gia súc, rơm là nguồn thức ăn không thể thiếu của trâu bị. Theo số liệu năm 2011, trong tồn huyện có 550 con trâu và 5014 con bị. Vì thế, lƣợng rơm rạ này cũng đóng góp một phần khơng nhỏ làm thức ăn cho gia súc này.

Làm nấm

Trƣớc kia, việc làm nấm trên địa bàn chỉ tập trung ở một số trang trại lớn, tuy nhiên số lƣợng này không nhiều. Hiện nay, do lƣợng rơm rạ phát sinh lớn, đầu ra cho cây nấm gặp thuận lợi nên các cơ sở nhỏ lẻ, các hộ gia đình làm nấm ngày càng nhiều nhằm giải quyết công ăn việc làm cho ngƣời dân, mặt khác tận thu đƣợc nguồn rơm dƣ thừa sau khi thu hoạch lúa. Khi sản xuất nấm sẽ sử dụng một phần nguyên liệu từ rơm rạ, nguyên liệu trồng nấm mỡ cho năng suất khoảng 400 - 450kg/1 tấn rơm rạ. Các loại nấm đang đƣợc sản xuất chủ yếu là: nấm mỡ, nấm rơm, nấm sị. Tuy nhiên mơ hình trồng nấm cũng có những thuận lợi và khó khăn riêng.

Thuận lợi:

- Nguồn nguyên liệu rơm rạ dồi dào;

- Thị trƣờng tiêu thụ lớn;

- Tăng thêm thu nhập cho ngƣời nơng dân.

Khó khăn: Thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, thiếu mặt bằng sản xuất...

 Sử dụng vào một số mục đích khác

Rơm còn đƣợc sử dụng để trộn với phân gia súc làm phân hữu cơ bón cho ruộng

Một số xã, ngƣời dân còn dùng rơm rạ để phủ lên đất khi trồng các loại rau nhằm mục đích tránh nhiệt độ quá cao hay mƣa lớn, giữ ẩm cho đất, chống xói món rửa trôi đất,..

Sử dụng trấu

Trấu thu đƣợc từ các cơ sở xay xát thóc. Phần lớn ngƣời dân xay xát để lấy gạo phục vụ cho nhu cầu của gia đình mình, trong các gia đình trên địa bàn nghiên cứu đa phần đều có tăng gia sản xuất thêm gà, ngan để cung cấp thực phẩm cho gia đình nên lƣợng trấu này đều đƣợc ngƣời dân đem về lót chuồng cho gia cầm. Một phần khơng nhiều trong số đó đƣợc bán cho ngƣời dân để đun nấu, lót chuồng trại.... Vì vậy, lƣợng trấu phát sinh trên địa bàn nghiên cứu đƣợc tận dụng tƣơng đối triệt để.

* Ngô

Phụ phẩm từ cây ngô bao gồm: thân, lá, bẹ và lõi ngô.

Thân và lá ngô

Do hiện nay ngƣời dân trồng ngô ngọt và ngô nếp là chủ yếu nên khi thu hoạch, ngƣời dân chặt cả thân cây, không để lại trên ruộng (ngoại trừ đối với một số gia đình trồng ngơ lai). Thân và lá khơ đƣợc dùng cho mục đích đun nấu.

Ngồi ra, thân, lá ngơ đƣợc dùng làm thức ăn xanh cho gia súc là rất tốt vì thân ngơ hàm lƣợng xơ chiếm 31,5%, protein thô chiếm 7,6%, hàm lƣợng đƣờng tinh bột cao hơn so với rơm.

Lõi và bẹ ngô

Bắp ngô sau khi thu hoạch về, lá bẹ đƣợc bóc ra. Khi còn tƣơi bẹ dùng một phần làm thức ăn cho gia súc cịn phần lớn đƣợc phơi khơ để đun nấu.

Bắp ngô sau khi tách hạt cịn lại lõi ngơ. Lõi ngơ đƣợc phơi khô và dùng cho đun nấu hoặc vứt bỏ.

Hình 3.3. Các phụ phẩm cây ngơ sau thu hoạch

3.1.3.3. Ước tính khối lượng sinh khối các phụ phẩm nông nghiệp (lúa, ngô) sau thu hoạch

Để xác định khối lƣợng phụ phẩm rơm rạ, trấu từ canh tác lúa và thân, lá, lõi, bắp từ canh tác ngô tác giả chủ yếu nghiên cứu tài liệu thứ cấp nhằm xác định tỷ lệ phụ phẩm/chính phẩm nhằm tính tốn khối lƣợng sinh khối tổng số.

Bảng 3.10. Tỷ lệ các phụ phẩm so với chính phẩm từ canh tác lúa, ngô [22,23] Cây canh tác Các loại phụ phẩm Tỷ lệ phụ phẩm/chính phẩm

Lúa Rơm, rạ 1/1

Trấu 1/5

Ngô Thân, lá, lõi ngô 4/1

Cây ngô Bắp ngô Thân lá Hạt ngô Lõi và bẹ ngô

Từ số liệu Bảng 3.8 và các số liệu bảng 3.9 về sản lƣợng lúa, ngơ, lạc đã trình bày và số liệu bảng 3.10 có thể tính tốn lƣợng các phụ phẩm sinh khối từ canh tác lúa, ngô diễn biến qua các năm. Các kết quả đƣợc đƣa ra trong bảng 3.11

Bảng 3.11. Khối lƣợng các phụ phẩm sinh khối từ canh tác lúa, ngô diễn biến qua các năm (*)

Năm

Khối lƣợng phụ phẩm (tấn)

Lúa Ngô Tổng phụ

phẩm Rơm, rạ Trấu Thân, lá, lõi

2006 84.434,0 16.886,8 4.856,0 106.176,8 2007 81.614,1 16.322,8 5.996,8 103.933,7 2008 85.374,8 17.075,0 6.842,0 109.291,8 2009 86.174,3 17.234,9 3.164,0 106.573,2 2010 83.995,3 16.799,1 6.163,2 106.957,6 2011 84.191,3 16.838,26 5.444 106.473,56

(*) : Khối lượng sinh khối = (Sản lượng cây trồng) x (tỷ lệ phụ phẩm/chính phẩm)

Theo bảng trên, khối lƣợng các phụ phẩm từ các tác lúa, ngô trên địa bàn khơng có sự thay đổi lớn.

3.1.3.4. Hiện trạng chăn nuôi và sử dụng phân gia súc, gia cầm

Trong năm 2011, từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện không xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm nên sản xuất chăn nuôi giữ đƣợc ổn định và phát triển khá. Ƣớc tính đến thời điểm 01/10/2011: Đàn trâu 550 con; đàn bò 5014 con; đàn lợn 97109 con; đàn gia cầm 1021 ngàn con.

Bảng 3.12. Số lƣợng và sản lƣợng gia súc, gia cầm qua các năm [16] Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Số lƣợng (con) Đàn trâu 981 918 653 685 616 550 Đàn bò 7.063 7.044 5.950 6.248 5.927 5014 Đàn lợn 119.243 115.676 102.051 112.445 117.239 97.109 Gia cầm 596.237 601.309 904.730 1.041.569 1.164.500 1.021.000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tiềm năng khai thác năng lượng tái tạo từ rác ở huyện thanh oai, hà nội (Trang 46 - 54)