Khái quát về khu vực thử nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng GIS tính toán diện tích thửa đất trên bản đồ địa chính theo bề mặt địa hình thực ở khu vực đồi núi (lấy ví dụ tại xã khai trung, huyện lục yên, tỉnh yên bái) (Trang 51 - 54)

2.3.1 .Các công thức tính tốn

3.1.Khái quát về khu vực thử nghiệm

3.1.1. Vị trí địa lý

Yên Bái là tỉnh miền núi, nằm giữa vùng Tây Bắc - Đông Bắc và Trung du Bắc Bộ. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Yên Bái là 688.627,64 ha, bằng 2% diện tích tự nhiên của cả nƣớc và bằng 10,4% diện tích vùng Đơng Bắc; xếp thứ 8 so với 11 tỉnh thuộc vùng núi phía Bắc về quy mơ đất đai. n Bái có 9 đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện).

Hình 3.1: Vị trí địa lý xã Khai Trung, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái [22]

Lục Yên là một trong 7 huyện miền núi, nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh n Bái, phía Bắc giáp với huyện Hàm Yên của tỉnh Tuyên Quang và Bắc Quang của tỉnh Hà Giang, phía Tây giáp huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái, phía Nam là huyện Văn Yên và

huyện n Bình, phía Đơng giáp huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) (hình 3.1). Độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển từ 100 đến 150m [20]. Xã Khai Trung là một xã miền núi của huyện Lục Yên, Phía Bắc giáp xã Tân Phƣợng, phía Nam giáp xã Tân Lĩnh, phía Tây giáp xã Minh Chuẩn, phía Đơng giáp xã Lâm Thƣợng và Mai Sơn. Khai Trung nhìn nhƣ một bồn địa treo trên núi cao, bằng phẳng, có độ cao trên 500m, bao bọc xung quanh bởi các dãy núi đá, núi đất trùng điệp khép kín, chỉ có một con đƣờng duy nhất chênh vênh đi lên [22].

3.1.2. Điều kiện tự nhiên

Trên địa bàn huyện Lục n có hai dãy núi chính chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đơng Nam. Hữu ngạn sơng Chảy là dãy Con Voi có độ cao trung bình 300 - 400m, đỉnh cao nhất là 1148m, độ dốc trung bình là 400, bề mặt địa hình núi bị các khe suối chia cắt thành các thung lũng nhỏ, bồn địa bằng phẳng là nơi dân cƣ tập trung sản xuất và sinh sống từ lâu đời.

Phía tả ngạn sơng Chảy là dãy núi đá lớn chạy theo hƣớng Tây Bắc - Đơng Nam có độ cao trung bình là 935m, đỉnh cao nhất có độ cao là 1035m, độ dốc lớn, sƣờn núi bị cắt xẻ thành các đỉnh sắc nhọn, có độ dốc trên 700, rất hiểm trở hầu hết đƣợc bao phủ bởi rừng tự nhiên.

Tuy có hai dãy núi chạy hai bên, nhƣng diện tích đất có độ dốc dƣới 250 vẫn chiếm trên 53% tổng diện tích tự nhiên nên mức độ khai thác lãnh thổ khá thuận tiện.

Hệ thống sông Chảy là hệ thống sông chủ yếu trên địa bàn huyện, mật độ sông suối đạt 1,1km/km2. Đoạn sông Chảy chảy qua huyện Lục Yên dài 65km với nhiều chi lƣu lớn nhƣ ngòi Trúc Lâu, ngòi Vàn, ngòi Đại Cại, ngòi Biệc,...

Hồ Thác Bà trên địa bàn huyện là hồ lớn đem lại nhiều lợi ích kinh tế, trong đó có tiềm năng du lịch. Ngồi ra trên địa bàn huyện cịn có 153 hồ thuỷ lợi lớn nhỏ khác phục vụ tƣới cho 1487/2520 ha đất canh tác nông nghiệp của huyện và phục vụ các nhu cầu dân sinh kinh tế khác.

Khai Trung có 4 con ngịi 4 mùa nƣớc trong xanh đó là ngịi Tát Én, ngòi Giáp Chảy, ngòi Giáp Cang và ngòi Khe Lùng chảy xuống xã Lâm Thƣợng qua một cái động rất hiểm trở là động Nặn Ròm, dân gọi là vực trâu đuối (mùa lũ, trâu qua

lại dễ bị nƣớc cuốn hút xuống hang gây đuối). Thổ nhƣỡng ở đây màu mỡ, khí hậu ơn hịa phù hợp trồng cây ăn quả, ngơ, lạc, đậu tƣơng.

a. Thời tiết khí hậu

Xã Khai Trung, huyện Lục Yên nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mƣa (từ tháng 5 - tháng 10) và mùa khô (từ tháng 11 - tháng 4 năm sau). Nhiệt độ trung bình cao nhất từ 380C - 400C, thấp nhất từ 20C - 50C, độ ẩm trung bình 68%-72%. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1500-2200 mm, số ngày mƣa trong năm khoảng 130 ngày.

b. Tài nguyên, khoáng sản

Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 80.870 ha, trong đó đất sản xuất nơng nghiệp là 9826,35 ha, đất lâm nghiệp là 59.417,33 ha còn lại là các loại đất khác. Huyện Lục Yên có tài nguyên rừng tự nhiên trên 16.000 ha, rừng trồng trên 21.000 ha,... góp phần tạo nên môi trƣờng sinh thái phục vụ cho sản xuất và đời sống. Lục n có nguồn tài ngun kháng sản q hiếm đó là đá q, đá bán q, đá hoa trắng, đá xây dựng, sỏi, cát,… đây là những tiềm năng khống sản có thể làm giàu cho địa phƣơng trong quá trình phát triển.

c. Nông - lâm nghiệp

Đất sản xuất nông nghiệp là 9.826,35 ha trong đó đất thâm canh lúa trên 3.300ha/vụ với vùng thâm canh lúa chất lƣợng cao nhƣ Mƣờng Lai, Minh Xuân, Liễu Đô, Vĩnh Lạc; đất trồng cây cơng nghiệp ngắn ngày trên 2.000 ha cịn lại là đất trồng rau màu các loại.

Đối với xã Khai Trung, ở đây đất của xã khơng rộng, tổng diện tích tự nhiên chỉ có 1.293,19 ha, trong đó đất nơng nghiệp là 354,48 ha, còn lại là đất lâm nghiệp và đất khác.

d. Giao thông vận tải

Huyện Lục n có hệ thống giao thơng khá thuận lợi. Từ trung tâm huyện đi tới các huyện bạn nhƣ Yên Bình, Văn Yên, thành phố Yên Bái và các huyện của tỉnh bạn nhƣ Hàm Yên - Tuyên Quang, Quang Bình - Hà Giang và Bảo Yên - Lào Cai một cách thuận tiện. Tuyến Quốc lộ 70, tỉnh lộ 171, tỉnh lộ Yên Thế - Vĩnh Kiên và hệ thống giao thông từ huyện tới trung tâm các xã, đƣờng giao thông liên

xã ôtô đi lại thông suốt. Hệ thống giao thơng trên đã góp phần tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện và phát triển dịch vụ thƣơng mại, nâng cao đời sống nhân dân.

Ngồi ra giao thơng đƣờng thuỷ qua hồ Thác Bà với huyện Yên Bình đƣợc thƣờng xuyên khai thác đặc biệt là các xã phía tây nam của huyện [20].

3.1.3. Điều kiện xã hội và dân cư

Dân số của huyện Lục Yên năm 2008 là 105.104 ngƣời, với mật độ dân số bình qn là 130 ngƣời/km2

.

Huyện có 23 xã và 1 thị trấn, trong đó có 7 xã nằm dọc quốc lộ 70 và 11 xã ven hồ Thác Bà với 16 dân tộc anh em cùng chung sống.

Năm 2008 số lao động trong độ tuổi lao động là 58.850 ngƣời chiếm 56% tổng số dân cƣ. Lao động có khả năng lao động là 57.680 ngƣời chiếm 98% tổng lao động.

Trình độ lao động của xã Khai Trung nhìn chung cịn thấp, lực lƣợng lao động phân bố không đều do sự phát triển của các ngành kinh tế, chủ yếu lực lƣợng lao động nông nghiệp chiếm 90%, còn lại 10% lao động thuộc các ngành kinh tế khác.

Thương mại - dịch vụ - du lịch:

Với vị trí địa lý và hệ thống giao thơng thuận lợi nhƣ trên, huyện Lục n có nhiều tiềm năng phát triển, giao lƣu buôn bán, trao đổi hàng hoá trong khu vực, hình thành một hệ thống thƣơng mại khá sơi động ở địa phƣơng. Hoạt động dịch vụ tƣơng đối đa dạng, tập trung vào các lĩnh vực nhƣ: Nhà hàng, khách sạn, vận tải, tín dụng, bƣu chính viễn thơng,…

Khai Trung là xã nằm trong tour du lịch của 3 tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ với điểm đến là đền Đại Kại, Bình nguyên xanh Khai Trung, Hang Chùa São,… thƣờng xuyên thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh [20].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu ứng dụng GIS tính toán diện tích thửa đất trên bản đồ địa chính theo bề mặt địa hình thực ở khu vực đồi núi (lấy ví dụ tại xã khai trung, huyện lục yên, tỉnh yên bái) (Trang 51 - 54)