.Các nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định mức độ phát thải CH4 trên đất phù sa sông hồng trồng lúa (Trang 32 - 34)

Cho đến nay các nghiên cứu liên quan đến phát thải KNK trong nông nghiệp và các giải pháp giảm thiểu phát thải KNK ở Việt Nam còn rất hạn chế. Trong Dự án “Thông báo Quốc gia về biến đổi khí hậu”, Viện Khí tượng Thủy văn (KTTV) xác định tổng lượng phát thải KNK năm 2004 của Việt Nam là 103,8 Tg CO2 [12].

Bảng 1.7. Kết quả kiểm kê khí nhà kính khu vực nơng nghiệp năm 2000 của Việt Nam

Đơn vị: nghìn tấn

Tiểu lĩnh vực CH4 N2O CO NOx CO2

tương đương

Tỷ lệ (%)

Lên men tiêu hóa 368,12 7.730,52 11,9

Quản lý phân bón 164,16 3.447,36 5,3 Trồng lúa 1.782,37 37.429,77 57,5 Đất nông nghiệp 45,87 14.219,70 21,8 Đốt savana 9,97 1,23 261,71 4,46 590,67 0,9 Đốt các phụ phẩm nông nghiệp 59,13 1,39 1.214,68 50,28 1.672,63 2,6 Tổng 2.383,75 48,49 1.476,39 54,74 65.090,65 100

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010)

Các nhà nghiên cứu Viện KTTV [12] đã theo dõi phát thải CH4 từ các ruộng lúa cấy các giống khác nhau trên đất phù sa sơng Hồng ở Hồi Đức, Hà Nội. Các tác giả đã chỉ ra phát thải CH4 từ ruộng lúa thường lớn nhất vào giai đoạn 70 ngày sau khi cấy ở vụ Đông - Xuân và 20-40 ngày sau khi cấy vào vụ Mùa. Trị số phát thải cao nhất là 42,5, 67,3 và 70,0 mg m-2 giờ-1 tương ứng với các giống P6, CR203 và Kim B.

Nguyễn Mộng Cường và cộng sự [19] cũng đã theo dõi CH4 phát thải ở các ruộng lúa được quản lý nước theo các phương pháp khác nhau (ngập thường xuyên và rút nước định kỳ) trên đất phù sa sơng Hồng ở Hồi Đức, Hà Nội và đất phù sa sơng Cửu Long ở Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh với giống sử dụng là CR203 và bón phân theo tập qn của nơng dân trong các vùng nghiên cứu. Các tác giả cho

biết CH4 phát thải nhiều nhất giai đoạn đẻ rộ đến làm đòng; tưới theo phương pháp rút nước định kỳ làm giảm CH4 phát thải 10% (469,6 kg/ha/vụ so với 515,3 kg/ha/vụ) trên đất phù sa sông Hồng và giảm 13% (184,4 kg/ha/vụ so với 217,2 kg/ha/vụ) trên đất phù sa sông Cửu Long khi so sánh với lúa ngập nước thường xuyên. Tưới theo phương pháp rút nước định kỳ không làm giảm năng suất lúa. Biện pháp tưới rút nước giữa (giai đoạn sau đẻ rộ) và cuối vụ (giai đoạn vào chắc) nhằm tăng năng suất lúa đồng thời giảm phát thải CH4 cũng đã được Nguyễn Mộng Cường trình diễn diện rộng và chuyển giao vào sản xuất lúa tại Điện Bàn, Quảng Nam. Mơ hình trình diễn cho thấy so với tưới ngập thường xuyên thì biện pháp tưới rút nước giữa và cuối vụ đã làm giảm phát thải CH4 khoảng 10% (11% ở vụ lúa Hè Thu: 351,1 so với 391,7 kg CH4 /ha; 9% ở vụ lúa Xuân: 255,4 so với 280,1 kg CH4/ha) đồng thời làm tăng năng suất lúa 3 tạ/ha ở vụ Hè Thu và 3,3 tạ/ha ở vụ Xuân. Các tác giả cũng đã khuyến cáo nên áp dụng kỹ thuật tưới tiêu nước trên vào sản xuất lúa.

Tương tự như nghiên cứu trên, nghiên cứu của Nguyễn Văn Tỉnh và cộng sự[9] về ảnh hưởng của các biện pháp tưới đến phát thải CH4 từ canh tác lúa trên đất phù sa sông Hồng ở Hoài Đức, Hà Nội cho thấy tưới nông lộ phơi làm giảm

CH4 phát thải 11% trong vụ Xuân và 15% trong vụ mùa khi so với tưới ngập thường xuyên. Các tác giả đã kiến nghị áp dụng công thức tưới nông lộ phơi cho lúa trên đất phù sa sông Hồng để làm giảm phát thải CH4.

1.3.Canh tác lúa nước trên đất phù sa sông Hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định mức độ phát thải CH4 trên đất phù sa sông hồng trồng lúa (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)