.Đặc điểm khí hậu, thủy văn vùng đồng bằng sông Hồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định mức độ phát thải CH4 trên đất phù sa sông hồng trồng lúa (Trang 34 - 36)

- Đặc điểm khí hậu

Đồng bằng sơng Hồng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng ẩm và

mùa đông lạnh - khô, làm cho cơ cấu cây trồng đa dạng. Nhiệt độ trung bình năm

khoảng 230C, tối cao trung bình khoảng trên 260C và tối thấp trung bình trên 200C. Trong đó mùa đơng lạnh nhiệt độ bình qn dưới 200C là 116 ngày (thường vào cuối tháng XI đến giữa tháng 3 năm sau), có 3 tháng mùa đơng lạnh (tháng XII, I,

các tháng. Có 5 tháng từ tháng V đến tháng IX lượng mưa trung bình tháng trên

200mm và tổng 5 tháng chiếm khoảng 80 - 85% lượng mưa cả năm, tháng 10 lượng mưa trên 100 mm, 6 tháng có lượng mưa dưới 100 mm là những tháng thiếu nước, nhưng do có mưa phùn vào các tháng mùa đông lạnh nên lượng mưa tháng thấp

nhất cũng đạt 32 mm (thường tháng XII và tháng I có lượng mưa thấp nhất). Độ ẩm trung bình các tháng trong năm chênh lệch khơng lớn, tháng có độ ẩm cao nhất và tháng có độ ẩm thấp nhất chênh nhau 12%. Độ ẩm trung bình tối đa là 92%, độ ẩm trung bình tối thiểu là 80%. Độ ẩm trung bình tháng dưới 85% chỉ chiếm 35% [6].

Tính chất thất thường của thời tiết gây ra nhiều bất lợi đối với sản xuất nông nghiệp của nông dân đồng bằng Sông Hồng như: hạn hán, bão, lũ lụt, mưa đá,

sương muối, rét hại kéo dài vào mùa đông…

Hạn hán: hạn hán xảy ra chủ yếu trong vụ đông xuân khi mực nước các sông

xuống thấp. Theo tài liệu về sản xuất nơng nghiệp thì vùng hạ du sơng Hồng từ năm 1980 đến 1993 có các đợt hạn đáng kể như: hạn vụ đông xuân các năm 1986, 1987, 1988, 1991, 1992; hạn vụ mùa trong các năm 1987, 1990. Các năm kể trên diện tích bị hạn mỗi vụ sản xuất từ 30.000 - 140.000 ha và diện tích mất trắng từ 1000 – 2000 ha. Năm 2004, hạn hán được đánh giá là khốc liệt nhất trong vòng 40 trở về trước,

mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp khắc phục nhưng diện tích bị hạn vẫn lên tới

233.400 ha [6].

Rét hại vào mùa đông lạnh : theo thống kê từ năm 1961 đến nay ở Đồng

bằng sơng Hồng có trên 65 đợt rét hại nhiệt độ dưới 130C kéo dài trên 3 ngày liên tục, những đợt dài nhất kéo dài tới 10 ngày (bình qn 1 năm có 2 đợt rét hại). Phân bố các đợt rét hại từ tuần đầu tháng XII đến tuần đầu tháng 3, trong đó tháng I

chiếm 43%, tháng II chiếm 36,5%, hai tuần cuối tháng XII chiếm 17,5%. Ở Việt

nam giá rét thường kèm theo sương muối. Những đợt rét hại này làm chết mạ và lúa mới cấy. Đây là yếu tố hạn chế thường gặp hàng năm của thời tiết đối với sản xuất nông nghiệp.

Bão và mưa lớn: Bão đổ bộ vào Bắc Bộ trong thời gian từ tháng VII đến

gió lớn làm thiệt hại mùa màng và tài sản nói chung mà cịn kèm theo mưa lớn gây ngập lụt. Tính chung có 72% số năm có bão gây ra lụt, 33% số năm có lụt to gây thiệt hại cho sản xuất vụ mùa.

- Đặc điểm thủy văn

Vùng có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào, có giá trị lớn về kinh tế là hệ thống sơng Hồng và sơng Thái Bình. Tổng lượng nước mặt bình qn hàng năm của sơng Hồng là 135 tỷ m3, trong đó lượng nước từ ngồi lãnh thổ đổ vào là 52,46 tỷ

m3 chiếm 38,9% lượng nước tồn lưu vực và lưu lượng nước bình quân hàng nǎm rất lớn, tới 4.280 m3/s (tại cửa sơng). Sơng Hồng có lượng nước phong phú đã góp

phần bồi đắp, tạo nên đồng bằng Sông Hồng phù sa màu mỡ. Vào mùa cạn dịng chảy nhỏ, ít phù sa và mùa lũ dòng chảy lớn, phù sa nhiều. Lũ ở hạ lưu sông Hồng thường xuất hiện trong 5 tháng từ tháng VI đến tháng X. Với lượng dòng chảy mùa lũ

chiếm khoảng 80% tổng lượng dòng chảy năm. Ba tháng có lượng dịng chảy lớn nhất là tháng VII – IX với tổng lượng dòng chảy chiếm trên dưới 50% tổng lượng dòng chảy năm. Mùa kiệt trên lưu vực sông Hồng từ cuối tháng XI tới tháng V, tháng XI là tháng chuyển tiếp mùa lũ sang kiệt. Dòng chảy bắt đầu giảm từ tháng X và giảm nhanh vào tháng XII đến tháng IV, đạt nhỏ nhất vào tháng II, III trên dịng chính và các sơng nhánh lớn. Lượng dịng chảy mùa kiệt chỉ chiếm 20% tổng lượng dòng chảy năm. Trên sông Hồng ba tháng kiệt nhất là tháng I, II và III có tổng lượng dòng chảy chiếm trên dưới 10% tổng lượng dòng chảy năm [6].

Thủy lợi là vấn đề đóng vai trị quan trọng đối với nơng dân vùng đồng bằng sông Hồng. Gần như toàn bộ đời sống của cư dân đều phụ thuộc vào cách giải

quyết tốt vấn đề thủy lợi. Trong những năm gần đây, do hệ thống thủy lợi được chú trọng đầu tư, cải thiện nên việc tiêu thốt, cung cấp nước trong nơng nghiệp đã chủ

động hơn. Nhờ vậy mà phần lớn đất trồng lúa của đồng bằng có khả năng canh thác

2 – 3 vụ trong năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định mức độ phát thải CH4 trên đất phù sa sông hồng trồng lúa (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)