Hiện nay, việc hạch toán giá sản xuất thủy điện ở Việt Nam dựa trên phương pháp tiếp cận chi phí sản xuất và được quy định trong Thông tư số 41/2010/TT- BCT ngày 14/12/2010 của Bộ Công Thương về “Quy định phương pháp xác định giá phát điện; trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành khung giá phát điện và phê duyệt hợp đồng mua bán điện”.
Điều 8 quy định Phương pháp xây dựng khung giá phát điện cho nhà máy thủy điện nêu rõ cơng thức tính mức trần của khung giá phát điện cho nhà máy thủy điện (gTĐ) của năm áp dụng khung giá như sau:
gTĐ=∑J ACTbq,j×tj (1) Trong đó:
ACTbq,j là giá chi phí tránh được trung bình của ba miền Bắc, Trung, Nam được xác định theo biểu giá chi phí tránh được do Cục Điều tiết điện lực ban hành hàng năm theo quy định tại Quyết định số 18/2008/QĐ-BCT ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quy định về biểu giá chi phí tránh được cho các nhà máy điện nhỏ sử dụng năng lượng tái tạo.
tj là tỷ lệ điện năng sản xuất theo mùa và theo giờ cao thấp điểm trong năm (%) được quy định như sau:
Bảng 1.1. Quy định tỷ lệ điện năng sản xuất theo mùa và theo giờ
Mùa khô Mùa mưa
Cao điểm Bình thường Thấp điểm Cao điểm Bình thường Thấp điểm Tỷ lệ điện năng sản xuất 20,0% 50,0% 14,0% 5,0% 9,0% 2,0%
Theo điều 11 của thông tư, giá đàm phán của nhà máy thủy điện (gTĐ) là giá cố định bình qn được xác định theo cơng thức (2).
gTĐ=
TMĐT×(1+i)n×i (1+i)n-1+COM
Trong đó:
TMĐT: Tổng mức đầu tư xây dựng nhà máy điện tại năm cơ sở (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng) được xác định căn cứ vào tổng mức đầu tư đập, nhà máy thủy điện và chi phí thu dọn lòng hồ được duyệt và phải tuân thủ các quy định hiện hành của nhà nước về quản lý chi phí đầu tư xây dựng và các định mức chi phí xây dựng (đồng);
COM: chi phí vận hành bảo dưỡng của nhà máy được quy đổi đều hàng năm (đồng);
AP: điện năng phát bình quân nhiều năm tại đầu cực máy phát ứng với tần suất nước về trung bình nhiều năm của nhà máy điện được xác định theo thiết kế cơ sở được duyệt (kWh);
ttd: tỷ lệ điện tự dùng xác định theo thiết kế cơ sở được duyệt của nhà máy thủy điện (%) nhưng không vượt quá mức trần;
n: đời sống kinh tế (hay còn gọi là tuổi thọ kinh tế) của nhà máy điện (năm); i: tỷ suất chiết khấu tài chính được xác định theo quy định, trong đó lãi suất vốn vay được tính bằng bình qn gia quyền lãi suất vay vốn từ các nguồn vốn vay của nhà máy điện;
Tỷ suất chiết khấu tài chính i (%): Áp dụng chi phí sử dụng vốn bình qn gia quyền danh định trước thuế (WACC) được xác định theo công thức (3).
= × + × (3)
Trong đó:
D: tỷ lệ vốn vay trong tổng mức đầu tư
E: tỷ lệ vốn góp chủ sở hữu trong tổng mức đầu tư rd: lãi suất vốn vay (%)
re: tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên phần vốn góp chủ sở hữu
Lãi suất vốn vay rd được tính bằng lãi suất bình quân gia quyền các nguồn vốn vay nội tệ và ngoại tệ theo cơng thức (4).
= × , + × , (4) Trong đó:
DF: tỷ lệ vốn vay ngoại tệ bình quân trong tổng vốn vay được quy định là 80%
DD: tỷ lệ vốn vay nội tệ trong tổng vốn vay được quy định là 20%
rd,F: lãi suất vốn vay ngoại tệ được xác định bằng giá trị trung bình của lãi suất hốn đổi đồng Đôla Mỹ thời hạn 10 năm trong 9 tháng đầu của năm xây dựng khung giá trên thị trường liên ngân hàng Luân Đôn (LIBOR swaps) cộng với tỷ lệ bình qn năm cho dịch vụ phí của các ngân hàng là 2,5%
rd,D: lãi suất vốn vay nội tệ được xác định bằng trung bình của lãi suất tiền gửi bằng đồng Việt Nam kỳ hạn 12 tháng trả sau dành cho khách hàng doanh nghiệp của 5 năm gần nhất xác định tại ngày 30 tháng 9 hàng năm, của bốn ngân hàng thương mại (Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam hoặc đơn vị kế thừa hợp pháp của các ngân hàng này) cộng với tỷ lệ bình qn năm dịch vụ phí của các ngân hàng nhưng không vượt quá mức tối đa bằng 3,5%
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế re trên phần vốn góp chủ sở hữu được xác định theo cơng thức (5).
= , ( ) (5)
Trong đó:
re,pt: tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên phần vốn góp chủ sở hữu được tính bằng tỷ suất lợi nhuận bình qn gia quyền của các nguồn vốn góp. Trong đó, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên phần vốn góp nhà nước được quy định là 10%; tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên phần vốn góp tư nhân được xác định bằng bình qn lãi suất trái phiếu
Chính phủ kỳ hạn 5 năm của các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ trong 5 năm gần nhất cộng với 3%
t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp bình quân trong đời sống kinh tế của Nhà máy điện chuẩn (%) được xác định theo quy định hiện hành
Chi phí vận hành và bảo dưỡng của nhà máy điện được quy đổi đều hàng năm (COM) theo cơng thức (6).
COM=TCOM×(1+i)(1+i)nn×i -1 (6) Trong đó:
COM: tổng chi phí vận hành bảo dưỡng của nhà máy thủy điện được quy đổi đều hàng năm (đồng);
TCOM: giá trị hiện tại của tổng chi phí vận hành bảo dưỡng trong toàn bộ đời sống kinh tế của nhà máy thủy điện (đồng);
n: đời sống kinh tế của nhà máy điện đã được quy định (năm);
i: tỷ lệ trượt giá máy móc thiết bị và nhân cơng hàng năm cho vận hành bảo dưỡng cố định nhà máy điện được tính bình qn là 2,5%;
Giá trị hiện tại của tổng chi phí vận hành bảo dưỡng cố định nhà máy thủy điện trong toàn bộ đời sống kinh tế (TCOM) được xác định theo cơng thức sau:
TCOM=TCSCL+n×(CVLP+CNC+CNM+CK) (7)
Trong đó:
TCSCL: giá trị hiện tại của tổng chi phí sửa chữa lớn theo các chu kỳ sửa chữa lớn trong toàn bộ đời sống kinh tế của nhà máy phù hợp với quy chuẩn ngành điện;
CVLP: tổng chi phí vật liệu phụ hàng năm của nhà máy được xác định theo khối lượng và đơn giá các loại vật liệu phụ sử dụng cho phát điện;
CNC: tổng chi phí nhân cơng tại năm cơ sở gồm tổng chi phí tiền lương, chi phí bảo hiểm xã hội, chi phí bảo hiểm y tế và kinh phí cơng đồn, các loại phụ cấp kèm theo;
CMN: tổng chi phí dịch vụ mua ngồi tại năm cơ sở gồm: các chi phí trả cho tổ chức, cá nhân ngoài đơn vị về các dịch vụ thực hiện theo yêu cầu gồm tiền nước, điện thoại, sách báo; chi phí thuê tư vấn kiểm tốn; chi phí th tài sản; chi phí bảo hiểm tài sản và chi phí cho các dịch vụ khác có ký hợp đồng cung cấp dịch vụ để phục vụ cho công tác quản lý, vânh hành nhà máy điện;
CK: tổng chi phí bằng tiền khác tại năm cơ sở gồm: chi phí văn phịng phẩm; chi phí khấu hao các thiết bị văn phịng, các loại thuế và phí (khơng bao gồm phí mơi trường rừng và thuế tài nguyên sử dụng nước cho sản xuất điện); chi phí đào tạo; chi phí nghiên cứu khoa học, tiền ăn ca; chi phí dân quân tự vệ, bảo vệ, phòng chống bão lụt, phịng cháy chữa cháy; chi phí bảo hộ lao động, trang phục làm việc, an tồn lao động, vệ sinh cơng nghiệp và môi trường; bồi dưỡng hiện vật ca đêm, độc hại và các chi phí khác;
n: đời sống kinh tế của nhà máy điện đã được quy định (năm).
Điều 15 của thông tư đưa ra công thức (8) xác định giá phát điện của nhà máy thủy điện mới theo từng năm của hợp đồng mua bán điện:
gj,TT=gj× DF,j gj×Abq×λj,T
λ0 + 1- DF,j
gj×Abq +Tj(8) Trong đó:
gj,TT: giá phát điện tại thời điểm thanh toán của năm thứ j (đồng/kWh); gj: giá phát điện của nhà máy thủy điện năm thứ j (đồng/kWh);
DF,j: tổng giá trị nợ gốc vốn vay ngoại tệ và lãi vốn vay ngoại tệ đến hạn phải thanh toán trong năm j được xác định tương ứng với tỷ giá tại năm cơ sở theo các hợp đồng tín dụng vay vốn cho đầu tư xây dựng nhà máy (đồng);
Abq: sản lượng điện năng phát bình quân nhiều năm tại thời điểm giao nhận điện của nhà máy (kWh);
j,T: tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la Mỹ tại thời điểm thanh tốn của năm thứ j (VNĐ/USD);
Tj: Phí dịch vụ môi trường rừng và thuế tài nguyên sử dụng nước năm j (đồng/kWh).
Phí dịch vụ môi trường rừng các thủy điện phải chi trả được quy định trong Nghị Định 99/2010/NĐ-CP Về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng nêu rõ các cơ sở sản xuất thủy điện phải chi trả tiền dịch vụ về bảo vệ đất, hạn chế xói mịn và bồi lắng lịng hồ, lịng sơng, lịng suối; về điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất thủy điện (Khoản 1, Điều 7). Nghị Định cũng nêu rõ tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là một yếu tố trong giá thành sản phẩm có sử dụng dịch vụ mơi trường rừng và khơng thay thế thuế tài nguyên hoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật (Khoản 4 Điều 5). Mức chi trả và cách xác định số tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các cơ sở sản xuất thủy điện được quy định tại Khoản 1, Điều 11 Nghị Định 99/2010/NĐ-CP như sau: Mức chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng áp dụng đối với các cơ sở sản xuất thủy điện là 20 đồng/1kWh điện thương phẩm. Sản lượng điện để tính tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là sản lượng điện của các cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện [3].
Thuế tài nguyên sử dụng nước đối với thủy điện được quy định trong Luật thuế tài nguyên như sau: căn cứ tính thuế bao gồm sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất. Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện thì sản lượng tài ngun tính thuế là sản lượng điện của cơ sở sản xuất thủy điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng mua bán điện hoặc sản lượng điện giao nhận trong trường hợp khơng có hợp đồng mua bán điện được xác định theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam, xác nhận của bên mua, bên bán hoặc bên giao, bên nhận. Giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện là giá bán điện thương phẩm bình quân, hiện được tính ở mức 1.508,85đ/kWh theo Thông tư số 19/2013/TT-BCT ngày 31/7/2013 của Bộ Công Thương. Thuế suất thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thủy điện là 4%, được quy định tại Nghị quyết số 712/2013/UBTVQH13 ngày 16/12/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/2/2014 [2, 6, 10].
Bên cạnh đó, tổng mức đầu tư của một dự án thủy điện chỉ bao gồm một số mục chính như vốn xây lắp cơng trình chính, vốn thiết bị, vốn đầu tư ban đầu (kể cả đường dây và trạm), vốn đền bù tái định cư mà không bao gồm các tổn thất tài nguyên vĩnh viễn như diện tích rừng bị chuyển đổi, các loại khống sản trong khu vực lòng hồ [9]…
Từ những cơng thức trên có thể thấy những chi phí mơi trường được hạch toán vào giá sản xuất điện mới chỉ bao gồm phí dịch vụ mơi trường rừng và thuế tài nguyên sử dụng nước, thiếu chi phí liên quan đến tài nguyên rừng bị chuyển đổi và tài ngun khống sản khơng thể khai thác khi xây dựng thủy điện (tính trong tổng mức đầu tư); thiếu chi phí liên quan đến tài nguyên đất (đất ở, đất canh tác nơng nghiệp) có thể tính bằng thuế đất hoặc tiền thuê đất hàng năm.
2. Chương 2: Đối tượng và phương pháp tiếp cận hạch toán giá thành sản xuất điện
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Giá sản xuất điện tại các nhà máy thủy điện (có cơng suất trên 30 MW và không thực hiện chuyển nước từ lưu vực này sang lưu vực khác) có tính đến các chi phí tài ngun và mơi trường cịn thiếu trong cách tính giá theo quy định của Bộ Công thương.
Phạm vi nghiên cứu: quy trình tính giá thành sản xuất thủy điện và trường hợp tính giá thành sản xuất tại 2 nhà máy thủy điện:thủy điện Huội Quảng trên sông Nậm Mu và thủy điện Sê San 4 trên sơng Sê San.
Hình 2.1. Cơng trình thủy điện Huội Quảng [23]
Giới thiệu về nhà máy thủy điện Huội Quảng [9]
Cơng trình thủy điện Huội Quảng là cơng trình thứ hai của bậc thang trên sông Nậm Mu, thuộc hệ thống sông Đà, được nghiên cứu ở giai đoạn quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đà và đã được Thủ tướng Chính phủ thơng qua tại văn bản số 1320/CP-CN ngày 22 tháng 10 năm 2002. Cơng trình dự kiến xây dựng tại xã Chiềng Lao, huyện Mường La, tỉnh Sơn La. Toàn bộ hồ chứa nằm trên địa bàn huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu.