Chƣơng 1 : TỔNG QUAN
1.3. Tổng quan về tai biến trƣợt lở đất
1.3.3.1. Các yếu tố địa chất
Độ ổn định của sườn dốc có mối liên quan đến các kiểu thạch học khác nhau và mối quan hệ này mạnh hay yếu phụ thuộc rất lớn vào mỗi kiểu thạch học đó. Sự phong
hóa thường làm biến đổi các thuộc tính cơ lý, khống vật và thủy văn của thạch học, do đó sự phong hóa cũng là một yếu tố quan trọng đối với độ ổn định sườn trong mọi hồn cảnh mơi trường.
Một yếu tố địa chất quan trọng khác trong nghiên cứu tai biến trượt lở là trật tự phân lớp không ổn định. Điều này xảy ra khi sự dịch chuyển của khối đất đá trên
mặt phân lớp được kích hoạt khi mà áp suất lỗ hổng phát triển tại giao diện giữa hai lớp thạch học khác nhau (ví dụ như giữa cát kết và sét kết), hoặc khi mà độ bền của lớp trầm tích sét bị yếu đi do nước thấm qua lớp thạch học ở phía trên. Do vậy các sự cố trượt lở đất thường xảy ra mỗi khi có những cơn mưa lớn kéo dài. Nhìn chung người ta xác định được bốn kiểu trật tự phân lớp không ổn định như sau: (1) phân lớp xen kẽ giữa các đá cứng và mềm; (2) Đất đá có thành phần bị biến đổi cao và khả năng thấm cao nằm trên một lớp đất đá có khả năng thấm thấp; (3) Các lớp đất mỏng nằm trên đá gốc; (4) Mũ đá (có nứt nẻ) nằm trên các đá phong hóa dày.
Độ bền tương đối của đất đá chịu ảnh hưởng lớn bởi các hoạt động kiến tạo trong q khứ và q trình phong hóa hiện thời. Các đứt gãy và các cấu trúc dạng tuyến thường được rất được quan tâm nghiên cứu trong các đánh giá tai biến trượt lở đất.