Giá trị hệ số kết dính của rễ cây và tải trọng bề mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân vùng nguy cơ trượt lở đất khu vực thành phố yên bái và đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại môi trường và bảo vên môi trường 60 44 03 01 (Trang 67 - 69)

(Nguồn: Prabin Kayastha, Slope stability analysis using GIS on a regional scale, 2006)

Tải trọng bề mặt do khối lượng của thảm phủ thực vật hoặc nhà cửa phía bên trên của sườn dốc. Tải trọng làm gia tăng áp lực lên sườn dốc, làm giảm sức kháng chịu của khối đất dẫn đến hiện tượng trượt lở đất. Đối với tải trọng bề mặt do thảm phủ thực vật tạo ra chỉ thực sự ảnh hưởng tới quá trình trượt lở đất nếu thảm phủ thực vật là những cây lớn, còn đối với hầu hết các loại cây nhỏ tại trọng này quá nhỏ. Các loại tải trọng khác tạo ra bởi gió, xe cộ… có thể gây những hiệu ứng ảnh hưởng tới quá trình trượt đất, tuy nhiên xác định giá trị của các tải trọng này là điều

Loại hình sử dụng đất Hệ số kết dính của rễ cây (kN/m2)

Tải trọng phía trên bề mặt đất (kN/m2)

Rừng trồng lâu năm với mật độ cao

8 0.8

Rừng trồng hỗn hợp 7 0.4

Rừng trồng non 4 0.1

Khu vực trồng lúa 1 0 Khu vực trồng hoa màu 2 0 Khu đất trống, đồi trọc 0 0

Khu dân cư 0 4.7

không dễ. Do vậy chúng thường bị bởi qua trong q trình tính tốn độ ổn định của sườn dốc.

Trong nghiên cứu này, hiệu ứng tải trọng bề mặt thực sự chỉ được quan tâm đối với khu vực rừng và khu dân cư. Những khu vực vực khác tải trọng bề mặt là ảnh hưởng không đáng kể tới quá trình trượt lở đất. Tải trọng bề mặt gây ra bởi rừng trồng với mật độ cao là 0.8 kNm-2, rừng trồng hỗn hợp là 0.4 kNm-2, rừng trồng còn non là 0.1 kNm-2. Tải trọng gây ra bởi các khu dân cư lấy trung bình là 4.7 kNm-2.

Dựa trên bản đồ về các loại hình sử dụng đất và các giá trị thuộc tình như mơ tả trong bảng 4, các bản đồ về độ kết dính do rễ cây và tải trọng bề mặt được thành lập dựa vào công cụ “Map attribute” trong ILWIS.

3.6. Thành lập bản đồ phân vùng nguy cơ tai biến trƣợt lở đất

Như đã đề cập trong phần “cơ sở lý thuyết” ở trên, bản đồ chỉ số nguy cơ tai biến trượt lở đất được tính tốn theo cơng thức (1) và nó thể hiện bởi hệ số ổn định sườn dốc. Trong phần 2.2.2 “Chuẩn bị các số liệu phục vụ tính tốn hệ số an tồn sườn dốc”, các bản đồ thành phần có liên quan tới việc tính tốn độ ổn định sườn dốc đã được thành lập. Do vậy áp dụng công cụ “Map calculation” theo công thức (1) trong phần mềm ILWIS, bản đồ chỉ số mức ổn định sườn dốc hay hệ số ổn định sườn dốc của khu vực nghiên cứu đã được thành lập (Hình 3.10).

Hình 3. 10: Bản đồ chỉ số ổn định của sườn dốc khu vực nghiên cứu

Bản đồ phân vùng nguy cơ tai biến trượt lở đất khu vực nghiên cứu (Hình 3.11) được thành lập trên cơ sở phân chia chỉ số mức ổn định sườn dốc hay hệ số ổn định sườn dốc của khu vực theo các ngưỡng như bảng 5.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân vùng nguy cơ trượt lở đất khu vực thành phố yên bái và đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại môi trường và bảo vên môi trường 60 44 03 01 (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)