Bảng phân loại nguy cơ tai biến trượt lở đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân vùng nguy cơ trượt lở đất khu vực thành phố yên bái và đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại môi trường và bảo vên môi trường 60 44 03 01 (Trang 69 - 90)

Hệ số ổn định sƣờn dốc Phân vùng nguy cơ tai biến trƣợt lở đất

Fs ≥ 1.5 Rất thấp 1.5 > Fs ≥ 1.25 Thấp

1.25 > Fs ≥ 1 Trung bình

Hình 3. 11: Bản đồ phân vùng các nhóm nguy cơ tai biến trượt lở đất khu vực nghiên cứu

Tỷ lệ phần trăm và diện tích tương ứng của các khu vực có nguy cơ tai biến trượt lở đất cao, trung bình, thấp và rất thấp được thể hiện trong bảng 6 và trên biểu đồ trong hình 3.12.

Bảng 6:Diện tích và tỷ lệ % diện tích của các nhóm nguy cơ tai biến trượt lở đất trong khu vực nghiên cứu

Phân vùng nguy cơ tai biến trƣợt lở đất Diện tích (km2) (%) Cao 11.41 20.94 Trung bình 9.07 16.63 Thấp 4.05 7.43 Rất thấp 29.98 55.00 8,13 18,87 27,32 45,69 Cao Trung bình Thấp Rất thấp 6,62 4,57 1,97 11,06 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 Cao Trung bình Thấp Rất thấp Cao Trung bình Thấp Rất thấp

Hình 3. 12: Diện tích và tỷ lệ phần trăm diện tích của các khu vực có nguy cơ tai biến trượt lở đất khu vực nghiên cứu

3.7. Đánh giá mức độ chính xác của bản đồ phân vùng nguy cơ tai biến TLĐ TLĐ

Trong việc đánh giá mức độ chính xác của bản đồ kết quả phân vùng dự báo nguy cơ tai biến trượt lở đất một vấn đề khó khăn ln đặt ra đó là “Tiêu chuẩn nào để đánh giá kết quả khoanh vùng trượt lở ?". Đây thực sự là một câu hỏi rất khó vì trên thực tế chúng ta chỉ biết hiện trạng những nơi đã xảy ra trượt lở đất, do vậy để đánh giá kết quả phân vùng dự báo nguy cơ tai biến trượt lở đất thậm chí nhiều khu vực chưa hề xuất hiện trượt lở đất là không hề đơn giản. Tuy nhiên trong hầu hết các nghiên cứu về trượt lở, sự phân bố hiện trạng trượt đất trong các nhóm nguy cơ trượt lở đất khác nhau ln được coi là yếu tố chìa khóa khi đánh giá mức độ chính xác của kết quả dự báo.

Trong nghiên cứu này, học viên tiến hành đánh giá kết quả bản đồ phân vùng dự báo nguy cơ tai biến trượt lở đất dựa trên 2 tiêu chí đó là:

nhóm nguy cơ tai biến trượt lở đất của bản đồ dự báo.

* Đánh giá mức độ chính xác của cơng tác dự báo trên cơ sở xem xét số lượng các điểm trượt lở được dự báo chính xác và khơng chính xác.

Đối với việc đánh giá cơng tác dự báo thì diện tích các điểm trượt lở đất nằm trong các nhóm nguy cơ tai biến trượt lở đất cao và rất cao có thể coi là việc dự báo cho các vị trí trượt lở đó là chính xác.

Nếu xét về số lượng điểm trượt lở đất, nếu ta chồng chập bản đồ hiện trạng trượt lở đất và bản đồ kết quả phân vùng dự báo nguy cơ tai biến trượt lở đất, một điều có thể nhận thấy có nhiều điểm trượt lở có diện tích nằm trên nhiều nhóm nguy cơ tai biến trượt lở đất khác nhau. Ví dụ một điểm trượt lở rơi vào 2 nhóm nguy cơ tai biến trượt lở đất là thấp và trung bình, trung bình và cao, … Hình 3.13 mơ tả những ví dụ cụ thể bằng hình ảnh về một số trường hợp này.

Hình 3. 13: Ví dụ về một số điểm trượt lở đất được phủ chồng trên bản đồ kết quả khoanh vùng dự báo nguy cơ tai biến trượt lở đất

Đã có một số giả thuyết của các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về trượt lở đất là một điểm trượt lở đất được xem như được dự báo "đúng" khi ít nhất một

phần diện tích của nó nằm trong một nhóm dự báo nguy cơ trượt lở đất cao hoặc rất cao. Nếu ngược lại thì việc dự báo được xem như là "sai".

Trong quá trình khảo sát thực địa, 15 điểm trượt lở đất khác nhau đã được xác định, tọa độ cũng như khoanh vi diện tích trượt này đều được đưa lên bản đồ hiện trạng trượt lở đất. Sử dụng phương pháp phân tích và chồng chập 2 bản đồ hiện trạng trượt lở đất và phân vùng nguy cơ tai biến trượt lở đất, phân bố hiện trạng trượt lở đất trong các vùng có nguy cơ trượt lở đất khác nhau được chỉ ra trong bảng 7 dưới đây.

Điểm trượt lở đất

CHÚ GIẢI

Nguy cơ tai biến trượt lở đất rất thấp Nguy cơ tai biến trượt lở trung bình

Nguy cơ tai biến trượt lở đất cao Nguy cơ tai biến trượt lở đất thấp

Bảng 7: Phân bố hiện trạng trượt lở đất trong các vùng có nguy cơ trượt lở đất khác nhau

Phân vùng nguy cơ tai biến trƣợt lở

đất

Hiện trạng trƣợt lở đất

Số điểm trượt Diện tích trượt

Số lượng % số lượng

điểm trượt chính xác (%) Tỷ lệ dự báo Diện tích (km2)

% diện tích trượt chính xác (%) Tỷ lệ dự báo Rất thấp 2 13.33 > 86.67 0.0018 11.32 > 77.36 Thấp Trung bình 1 6.67 0.0018 11.32 Cao 12 80.0 0.0132 77.36

Bảng 7 cho thấy trong tổng số 15 điểm trượt lở trong khu vực nghiên cứu thì có đến 13 trong số 15 điểm trượt lở đất được dự báo đúng, và chỉ có 2 điểm trượt lở đất được coi là dự báo sai. Nghĩa là >86.67% số điểm trượt lở đất trong khu vực nghiên cứu đã được dự báo chính xác. Hình 3.14 mơ tả bản đồ phân vùng các nhóm nguy cơ tai biến trượt lở đất với các điểm trượt lở đất được dự báo đúng và sai. Kiểm tra ngẫu nhiên ngoài thực địa tại những điẻm trượt lở đất được coi là dự báo sai thì 2 điểm trượt lở đất này là những điểm trượt lở cổ, khả năng tái kích hoạt của chúng rất nhỏ. Do vậy việc phân vùng chúng thuộc các nhóm có nguy cơ tai biến trượt thấp là hoàn toàn hợp lý.

Như vậy, có ít nhất >77.36% diện tích trượt lở đất và 86.67% số lượng điểm trượt lở đất trong khu vực nghiên cứu đã được dự báo chính xác trên bản đồ phân vùng dự báo nguy cơ tai biến trượt lở đất. Đây là một kết quả tương đối cao đối với mơ hình dự báo, do vậy kết quả phân vùng nguy cơ tai biến trượt lở đất là tương đối chính xác và có thể áp dụng cho vào thực tế của khu vực nghiên cứu nhằm ngăn ngừa và giảm nhẹ thiệt hại do tai biến trượt lở đất có thể gây ra.

Hình 3. 14: Bản đồ phân vùng các nhóm nguy cơ tai biến trượt lở đất với các điểm trượt lở đất được dự báo đúng và sai

3.8. Đề xuất một số biện pháp nhằm phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại do trƣợt lở đất gây ra tại khu vực nghiên cứu: do trƣợt lở đất gây ra tại khu vực nghiên cứu:

Trên cơ sở Chương trình, kế hoạch hành động của thành phố Yên Bái thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 để lồng ghép, gắn kết công tác quản lý rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu vào Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của TP. Yên Bái nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng, cùng với Quy hoạch của các Ngành, lĩnh vực giai đoạn 2010 đến 2020, định hướng đến năm 2030. Xác định cơng tác quản lý, phịng, chống và giảm nhẹ thiên tai đặc biệt là TLĐ là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng, ưu tiên hàng đầu trong

các quy hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và khu dân cư để thực hiện quản lý và xây dựng cơng trình cơ sở hạ tầng bảo đảm cho cơng tác quản lý, phịng, chống và giảm nhẹ thiệt hại do TLĐ gây ra phù hợp với xu thế biến đổi khí hậu hiện nay và trong tương lai để ổn định và phát triển bền vững.

3.8.1. Giải pháp chiến lược:

Hệ thống luật lệ trước đây về phòng tránh tai biến TLĐ không được rõ ràng, lại không được thi hành triệt để, do vậy, nhiều cá nhân, thậm chí cả một cộng đồng, đơi khi có những hành động nguy hiểm cho chính bản thân họ và cho những người khác, chẳng hạn như đốt phá rừng, khai hoang bừa bãi, xây dựng nhà ngay dưới chân sườn dốc có nguy cơ tai biến trượt lở đất cao... Thực tế cho thấy, nếu khơng có những chính sách đủ mạnh thì dân chúng rất có thể xây dựng nhà ở, kho tàng, khai khẩn, tàn phá cả những cơng trình phịng tránh tai biến TLĐ.

Các cơ quan quản lý phải có những biện pháp quản lý hành chính tích cực trong việc thúc đẩy việc sử dụng đất hợp lý các khu vực có mức nguy cơ tai biến trượt lở đất khác nhau trong khu vực nghiên cứu. Ngoài ra ngăn cấm định cư những nơi đã dược cảnh báo có nguy cơ tai biến trượt lở đất rất cao, ngăn cấm xâm phạm cơng trình phịng tránh ta biến trượt lở đất... Trong sử dụng đất, vẫn chú ý tôn trọng các kỹ thuật có tính truyền thống, đồng thời khuyến khích những thay đổi cần thiết cho phù hợp với điều kiện thực tế nhằm giảm mật độ dân số trong vùng nhất định, giảm nguy thiệt hại do TLĐ có thể xảy ra tại những khu vực có nguy cơ cao.

Tuy vậy, cần phải có những quy định nhằm xác định các biện pháp công trình cụ thể cho những khu xây dựng mới, nơi có nguy cơ tai biến trượt lở đất đe dọa; cho phép chính quyền địa phương giám sát và buộc các cơ quan thiết kế, xây dựng cơng trình phịng tránh hạn chế tai biến như xây tường chắn, neo….

Kiện toàn hệ thống tổ chức, bộ máy, chuyên mơn hóa đội ngũ cán bộ làm cơng tác phịng, chống và giảm nhẹ tai biến. Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, từng bước đầu tư mua sắm trang thiết bị và công nghệ đảm bảo điều kiện làm việc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cho việc điều hành, chỉ huy, chỉ đạo cơng tác phịng, chống và giảm nhẹ tai biến TLĐ.

Chú trọng và ưu tiên hàng đầu công tác nâng cao nhâ ̣n thức cô ̣ng đồng về cơng tác quản lý, phịng, chống, giảm nhẹ tai biến TLĐ. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng và lồng ghép vào chương trình giáo dục trong nhà trường cho học sinh. Xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên, là nội dung quan trọng cần được lồng ghép trong nội dung các đề án, dự án, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nâng cao nhận thức cộng đồng là một công cụ chủ yếu trong giảm nhẹ thiệt hại do trượt lở đất có thể gây ra. Đây là những điều kiện cần thiết để thực hiện thành công các biện pháp mà nhất thiết phải thực hiện.

Lồng ghép nô ̣i dung chiến lược Quốc gia phòng chống và giảm nhe ̣ tai biến trượt lở đất đến năm 2020 và công tác quản lý thiên tai , thích ứng biến đổi khí hậu vào chương trình , kế hoa ̣ch phát triển đi ̣a phương với phương châm “Chủ động phịng, tránh, thích nghi để phát triển” trên cơ sở thực hiện tốt phương án “Bốn tại chỗ”: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư - phương tiện và kinh phí tại chỗ, hậu cần tại chỗ.

Thực hiện chính sách xã hội hố và tăng cường cơng tác đào tạo nguồn nhân lực đối với cơng tác quản lý, phịng, chống và giảm nhẹ tai biến TLĐ.

Lâ ̣p và rà soát quy hoa ̣ch các ngành , các địa phương đến năm 2020 trong đó chú trọng việc lồng ghép cơng tác quản lý thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu vào quy hoạch các ngành, các địa phương. Các địa phương, đơn vị, các cấp, các ngành phải phối hợp đồng bộ trong việc quy hoạch có tính chất quan trọng liên quan nhiều đến cơng tác phịng, chống và giảm nhẹ TLĐ như quy hoạch thuỷ lợi, giao thông; quy hoạch các khu công nghiệp, du lịch; quy hoạch các khu tái định cư vùng thiên tai trượt lở đất.... Trong đó quản lý sử dụng đất là một trong những biện pháp phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do do TLĐ có thể gây ra mà đã, đang được chú ý nhiều. Hiện tại, việc kiểm sốt tình hình khai thác, sử dụng đất, định cư,... chưa được thực hiện một cách nhất quán.

Huy động mọi nguồn lực của địa phương, nguồn vốn cấp phát của Chính phủ, vận động và kêu gọi các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức Quốc tế để từng

bước củng cố, nâng cấp, xây dựng các khu tái định cư cho cộng đồng vùng thường xuyên bị thiên tai, hiểm hoạ. Đầu tư, xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, xây dựng, y tế, giáo dục, điện lực, ... phù hợp với đặc thù thiên tai từng vùng, từng địa phương bảo đảm cho cơng tác phịng ngừa và giảm nhẹ thiên tai trong khu vực nghiên cứu nói riêng và tồn thành phố Yên Bái nói chung.

Phát huy kinh nghiệm truyền thống và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực quản lý, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai.

Tăng cường nâng cao năng lực của các hệ thống cảnh báo, dự báo TLĐ hiện tại những nghiên cứu chi tiết về cịn hạn chế. Ngồi ra, các thơng tin dự báo, cảnh báo phải qua nhiều cấp trung gian trước khi đến được nơi cần nhận các thông tin này. Để các thơng tin dự báo có hiệu quả trong phòng tránh còn cần phải tiếp tục những chiến dịch giáo dục, huấn luyện,... để hiểu rõ và sử dụng thích hợp thơng tin. Hệ thống dự báo và cảnh báo ở một số tỉnh, vùng đang được nâng cấp, song phải đẩy mạnh hơn nữa. Việc cần thiết trước mắt có thể xây dựng và thực thi các kế hoạch sơ tán khẩn cấp nhân dân, tài sản khỏi các vùng được cảnh báo có thể xảy ra tai biến TLĐ lớn trong điều kiện thời tiết đặc trưng…

Tăng cường hợp tác với các đi ̣a phương , Bộ, ngành Trung ương, các tổ chức quốc tế trong công tác cảnh báo, dự báo, giáo dục, đào tạo, chuyển giao công nghệ, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm tổ chức phòng, tránh, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả do TLĐ gây ra.

Đề ra các biện pháp chuẩn bị khẩn cấp khi có TLĐ xảy ra để phục vụ cho công tác giảm nhẹ thiên tai là:

+ Lập kế hoạch, chương trình phịng chống, và biện pháp giảm thiểu thiệt hại để phịng bị cho những trường hợp có TLĐ xảy ra, đặc biệt tại những khu vực có mật độ dân cư cao.

+ Phổ biến các kỹ thuật mới liên quan đến xây dựng cơng trình, tường chắn, neo… hạn chế TLĐ xảy ra trên phạm vi rộng của khu vực nghiên cứu.

+ Khuyến khích thay đổi loại cây trồng và thời vụ, tập quán canh tác,... để giảm thiểu khả năng xói mịn đất, TLĐ... Đặc biệt là những khu vực có độ dốc lớn.

+ Phát triển trồng rừng, bảo vệ đất, chống xói mịn, bảo vệ khác...

3.8.2. Giải pháp cụ thể:

- Xây dựng taluy đúng tiêu chuẩn quy định của Nhà nước. - Thường xuyên bảo trì các taluy đã xây dựng.

- Nâng cao ý thức cộng đồng về nguy cơ tai biến trượt lở đất, cảnh báo khả năng xảy ra TLĐ, hậu quả.....

- Tăng cường trồng cây bảo vệ sườn dốc, tăng thảm phủ thực vật đồng nghĩa với việc tăng lực giữ các khối trượt để giảm thiểu sức tàn phá của TLĐ.

Trên cơ sở bản đồ phân vùng nguy cơ trượt lở đất, bản đồ độ dốc, bản đồ thảm phủ thực vật của khu vực nghiên cứu (đã được thành lập ở trên) tiến hành chồng chập 3 bản đồ với nhau sau đó đưa dữ liệu dân cư vào để đưa ra cảnh báo cụ thể đối với từng xã, phường. Trong khu vực nghiên cứu, chúng ta quan tâm đến nhóm nguy cơ trượt lở đất cao, nguy cơ trượt lở đất trung bình với các loại thảm phủ: khu dân cư, đất trống - đồi trọc, với các mức độ dốc khác nhau <50, 5-150, 15- 350, 35-450,>450.

3.8.2.1. Khu vực xã Minh Bảo:

Các nhóm nguy cơ TLĐ tương ứng với thảm phủ là khu dân cư, khu vực đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân vùng nguy cơ trượt lở đất khu vực thành phố yên bái và đề xuất các giải pháp giảm thiểu thiệt hại môi trường và bảo vên môi trường 60 44 03 01 (Trang 69 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)