3.3. Đo dữ liệu chùm photon
3.3.7. Chuẩn bảng hệ số liều tương đối
Hệ số liều tương đối (RDF) của cả trường mở và trường nêm được đo trong
phantom nước, sử dụng cả hai phương pháp đo tại điểm đồng tâm (SAD) và cố định khoảng cách từ nguồn đến bề mặt (SSD). Độ sâu phép đo (độ sâu chuẩn) cũng tuỳ thuộc vào phương pháp đo liều sâu phần trăm được lựa chọn.
Sử dụng cùng một phương pháp chuẩn bảng hệ số liều tương đối (RDF) đối
với toàn bộ kích thước các trường xạ [8].
Phương pháp SSD:
Hệ số đầu ra được đo tại dmax đối với kích thước của trường tham khảo (10 x 10 cm2).
Hệ số đầu ra được đo tại độ sâu tham khảo dref (thông thường 5 hoặc 10
cm) với kích thước của trường tham khảo (10cm x 10 cm).
Phương pháp SAD:
Hệ số đầu ra được đo tại dmax đối với kích thước của trường tham khảo (10 x 10 cm2) tại điểm đồng tâm.
Hệ số đầu ra được đo tại độ sâu tham khảo dref với kích thước của trường
tham khảo tại điểm đồng tâm
Trong trường hợp sử dụng phương pháp đo SAD tại điểm đồng tâm. Phép đo chuẩn bảng hệ số liều tương đối luôn luôn được thực hiện tại độ sâu lớn hơn hoặc
bằng dmax. Vì sự khơng chính xác trong vùng hình thành liều hấp thụ (vùng build- up), phép đo hệ số liều tương đối RDF được thực hiện tại độ sâu 5 hoặc 10cm, độ
sâu phép đo là 5cm đối với năng lượng bằng hoặc nhỏ hơn 10 MV và 10cm đối với năng lượng bằng hoặc lớn hơn 10 MV.
Bảng 3.1: Bảng chuẩn hệ số liều tương đối
S = Kích thước của trường nhỏ nhất.
Hệ số liều tương đối được tính tốn như phương trình:
) , ( ) , ( ) ( ref ref ref s d D s d D s RDF (3.25)
RDF(s): hệ số liều tương đối; D(dref,s) là giá trị liều đo được từ buồng ion hoá của trường mở (s); D(dref,sref ) là giá trị liều đo được từ buồng ion hoá đối với trường tham khảo 10cm x 10cm.