Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tư liệu ảnh MODIS và mô hình DNDC tính toán lượng phát thải CH4 từ hoạt động canh tác lúa nước trên đồng bằng sông hồng (Trang 32 - 35)

2.1 Khu vực nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Vùng đồng bằng sông Hồng là phần lãnh thổ ở phía Bắc Việt Nam, có tọa độ địa lý trong khoảng từ 20000' đến 21020' vĩ độ Bắc và từ 105030' đến 107000' kinh độ Đơng. Đồng bằng được bao bọc bởi địa hình đồi núi ở ba mặt từ phía Bắc vịng sang phía Tây và xuống phía Nam; phía Đơng giáp biển Đơng có nhiều cửa sơng lớn, vịnh biển kín. Với trung tâm là Thủ đơ Hà Nội, thì vùng là nơi hội tụ đầu mối giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của cả nước và các nước trong khu vực và trên thế giới.

Hình 2.6: Vị trí các tỉnh đồng bằng sơng Hồng trong Việt Nam

Khí hậu của vùng mang tính chất khí hậu nhiệt đới, chịu ảnh hưởng rất mạnh của hai hướng gió chính là gió mùa Đơng Bắc và gió mùa Đơng Nam, được phân thành 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mùa xuân từ tháng 2 - tháng 4, nhiệt độ tăng dần, kèm theo mưa xuân cây trồng phát triển nhanh; mùa hạ từ tháng 5 - tháng 7, thời tiết nóng nực, kéo theo mưa rào và gió bão; mùa thu từ tháng 8 - tháng 10, thời tiết mát dịu; mùa đông từ tháng 11 năm - tháng 1 năm sau, nhiệt độ xuống thấp, giá rét, kéo theo mưa phùn ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của người dân [4].

 Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 23,50C, lượng bức xạ cao 115 kcal/cm2/năm, từ tháng 5-tháng 10 mặt đất có thể thu nhận từ 10 -15 kcal/cm2, từ tháng 11 - tháng 4 lượng bức xạ khoảng từ 7- 9 kcal/cm2/tháng. Cán cân bức xạ ngay cả những tháng mùa đông đều dương, tổng số giờ nắng đạt tới 1.400 - 1.600 giờ/năm.

 Lượng mưa: Lượng mưa trung bình trong năm khoảng 1.500 - 2.000 mm,

phân bố theo mùa; mùa mưa từ tháng 5 - tháng 10 lượng mưa chiếm trên 85% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa ít chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm.

 Độ ẩm: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm chênh lệch khơng lớn, tháng có

độ ẩm cao nhất và tháng có độ ẩm thấp nhất chênh nhau 12%. Độ ẩm trung bình tối đa là 92%, độ ẩm trung bình tối thiểu là 80%. Độ ẩm trung bình tháng dưới 85% chỉ chiếm 35%.

Nhìn chung khí hậu vùng Đồng bằng sơng Hồng thuộc miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng, ẩm, mưa nhiều và được phân hoá theo mùa. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa và các tháng trong mùa tương đối lớn. Lượng bức xạ và tổng số giờ nắng trong năm tương đối cao. Mưa phân bố theo mùa, lượng mưa tập trung vào mùa hạ, độ ẩm khơng khí trung bình rất cao, đây là điều kiện thuận lợi cho cây trồng, vật nuôi sinh trưởng, phát triển quanh năm. Tuy nhiên sự thay đổi thất thường trong chế độ mưa, gió gây trở ngại cho sản xuất và đời sống con người, đây cũng là nét đặc trưng nổi bật của khí hậu vùng Đồng bằng sơng Hồng.

Tài nguyên đất của vùng khá đa dạng, đặc biệt là đất phù sa sông Hồng. Đồng bằng sông Hồng là nơi có nhiều khả năng để sản xuất lương thực, thực phẩm. Trên thực tế, đây là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước, sau Ðồng bằng sông Cửu Long. Số đất đai sử dụng cho nông nghiệp là trên 70 vạn ha, chiếm 56% tổng diện tích tự nhiên của vùng, trong đó 70% đất có độ phì từ trung bình trở lên. Ngồi số đất đai phục vụ nông nghiệp và các mục đích khác, số diện tích đất chưa được sử dụng vẫn cịn hơn 2 vạn ha. Nhìn chung, đất đai của Ðồng bằng sông Hồng khá màu mỡ do được phù sa của hệ thống sông Hồng và sơng Thái Bình bồi đắp. Tuy vậy, độ phì nhiêu của các loại đất không giống nhau ở khắp mọi nơi. Đất không được bồi đắp hàng năm vẫn màu mỡ hơn đất được bồi đắp. Đất thuộc vùng châu thổ sông Hồng phì nhiêu hơn đất thuộc vùng châu thổ sơng Thái Bình. Có giá trị nhất đối với việc phát triển cây lương thực ở Ðồng

bằng sơng Hồng là diện tích đất khơng được phù sa bồi đắp hàng năm (đất trong đê). Loại đất này chiếm phần lớn diện tích châu thổ, đã bị biến đổi nhiều do trồng lúa.

Ngoài ra, vùng cịn có bờ biển dài, có ngư trường Hải Phòng - Quảng Ninh, cảng Hải Phòng, khu du lịch Đồ Sơn. Nguồn tài nguyên biển đang được khai thác có hiệu quả nhờ phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, du lịch. Tài nguyên có giá trị đáng kể là các mỏ đá (Hải Phòng, Hà Nam, Ninh Bình), sét cao lanh (Hải Dương), than nâu (Hưng Yên), khí tự nhiên (Thái Bình). Về khống sản thì vùng có trữ lượng lớn về than nâu, đá vơi, sét, cao lanh. Đặc biệt, mỏ khí đốt Tiền Hải đã được đưa vào khai thác nhiều năm nay và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp, phần lớn nguyên liệu phải được nhập từ vùng khác. Một số tài nguyên của vùng bị suy thoái do khai thác quá mức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tư liệu ảnh MODIS và mô hình DNDC tính toán lượng phát thải CH4 từ hoạt động canh tác lúa nước trên đồng bằng sông hồng (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)