Kết quả phát thải CH4 từ canh tác lúa nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tư liệu ảnh MODIS và mô hình DNDC tính toán lượng phát thải CH4 từ hoạt động canh tác lúa nước trên đồng bằng sông hồng (Trang 69 - 75)

Đối với Lúa Đông Xuân : 1332 địa điểm nghiên cứu đã được tìm thấy trên đồng

bằng sơng Hồng. Lượng phát thải CH4 trung bình cho tất cả các loại đất trên đồng bằng là 353,26 kg C/ha cho chế độ ngập nước thường xuyên (CF) thể hiện trong bảng dưới đây.

Bảng 3.11: Lượng phát thải CH4 trung bình trên đồng bằng sơng Hồng

Lúa CH4 (kg C/ha) Diện tích (ha) Tổng lượng phát xạ (Gg C)

CO2 Tương đương (Gg )

Đông Xuân 353,26 704,56 248,89 7632,62

Hè Thu 433,88 635,8 275,86 8459,70

Sự phân bổ không gian của lượng CH4 phát xạ trên đồng bằng sông Hồng với chế độ CF được thể hiện ở Hình 9. Lượng CH4 phát xạ thay đổi từ 50 kg C/ha đến 350 kg C/ha.

Lúa Hè Thu : 1276 địa điểm nghiên cứu đã được tìm thấy trên đồng bằng sơng

Hồng. Lượng phát thải CH4 trung bình cho tất cả các loại đất trên đồng bằng là 433,88 kg C/ha cho chế độ ngập nước thường xuyên (CF) thể hiện trong hình sau.

Bảng 3.12: Lượng phát thải CH4 trung bình theo từng tỉnh

Tỉnh Đông Xuân Hè Thu

CH4 ( kgC/ha) CH4 (kgC/ha) Bắc Ninh 238.50 306.08 Hải Dương 299.57 395.17 Hải Phòng 298.63 386.18 Hà Nam 428.31 367.40 Hà Nội 500.20 502.08 Hưng Yên 236.85 407.25 Nam Định 373.15 495.07 Ninh Bình 534.11 580.00 Thái Bình 342.70 451.27 Vĩnh Phúc 280.56 448.28

Ở vụ Hè Thu, lượng phát thải CH4 nhiều hơn 80,62 kg C/ha so với vụ Đông Xuân. Tổng lượng phát xạ và phát thải CO2 của vụ Hè Thu cũng cao hơn so với vụ Đơng Xn.

Như vậy trung bình đồng bằng sông Hồng phát thải một lượng CH4 là: 393,57 kg C/ha. Vụ Đơng Xn tỉnh Ninh Bình có lượng phát thải cao nhất 534,11 kg C/ha, thứ hai là thành phố Hà Nội: 500,20 kg C/ha. Tỉnh Bắc Ninh có lượng phát thải nhỏ nhất là 238.50 kg C/ha. Vụ Mùa có diện tích trồng lúa giảm nhưng lượng phát thải CH4 lại tăng lên ở hầu hết các tỉnh. Ninh Bình vẫn là tỉnh có lượng phát thải lớn nhất 580,00 kg C/ha, tiếp theo vẫn là Hà Nội 502,08 kg C/ha, và Bắc Ninh vẫn có lượng phát thải thấp nhất là 306,08 kg C/ha. Riêng tỉnh Hà Nam có lượng phát thải CH4 giảm từ 428,31 kg C/ha xuống 367,4 kg C/ha.

Hình 3.22: Phát thải CH4 trung bình từng tỉnh trên đồng bằng sông Hồng

Trong cả hai vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu thì Ninh Bình chiếm phát thải lớn nhất, Hà Nội và Hà Nam có tổng phát thải lớn hơn Thái Bình, mặc dù về diện tích lúa, Thái Bình lại nhiều hơn. Ở vụ Hè Thu, lượng phát thải cao hơn là bởi chế độ tưới nước, bón phân, nhiệt độ mà cây trồng nhận được cao hơn và có thể do phần hữu cơ để lại cánh đồng sau khi thu hoạch của vụ lúa trồng trước đó nhiều. Ngồi ra giá trị CH4 phát thải đạt mức cao ở những nơi có nhiều rừng hơn đặc biệt là Ninh Bình.

Nhìn chung, lượng phát thải của các tỉnh phụ thuộc vào diện tích lúa của từng tỉnh. Tuy nhiên, ở các tỉnh có diện tích lúa nhiều: Nam Định, Ninh Bình và Thái Bình, các yếu tố khác như chất đất, chế độ tưới tiêu và phân bón đóng vai trị quan trọng trong tổng lượng phát thải từ lúa. Ví dụ: Mặc dù Nam Định và Thái Bình là 2 vựa lúa lớn nhất của Đồng bằng sông Hồng từ trước đến nay, nhưng tổng lượng phát thải lớn nhất từ các ruộng lúa ở Ninh Bình.

Hình 3.23: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi lượng phát thải giữa 2 mùa vụ

Trên tồn đồng bằng sơng Hồng, phát thải vào vụ Hè Thu thường lớn hơn vụ Đông Xuân. Các nghiên cứu khác ở Việt Nam cũng kiểm nghiệm và giải thích sự khác biệt này chủ yếu do chế độ nước tưới và thời gian được tưới hoặc ngập trong giai đoạn trước khi cấy và trong giai đoạn làm địng. Mặc dù địa hình tương đối bằng phẳng trên tồn đồng bằng nhưng khoảng cách tới các nguồn nước chủ yếu từ sơng Hồng là khác nhau do đó mà có sự chênh lệch về tổng lượng phát thải giữa các mùa theo quy mô tỉnh. Đối với hai tỉnh Hưng Yên và Vĩnh Phúc, lượng phát thải CH4 ở vụ Hè Thu gần gấp đôi vụ Đông Xuân. Với các tỉnh khác thì sự chênh lệch phát thải CH4 giữa hai mùa vụ ở trong khoảng từ 5 - 10% so với giá trị trung bình phát thải của tỉnh đó.

Trên đồng bằng sơng Hồng, những khu vực địa hình bằng phẳng có cây lúa là cây trồng chủ đạo trong sản xuất nơng nghiệp thì giá trị CH4 phát xạ đạt mức cao hơn so với những nơi có địa hình cao. Sự khác biệt của CH4 phát xạ giữa hai vụ Đông Xuân và Hè Thu là do phần vật chất hữu cơ để lại sau thu hoạch và lượng phân bón hóa học cũng như phân hữu cơ bón cho cây trồng là khá cao tùy vào chế độ bón phân cho từng

tỉnh vì mỗi tỉnh có chế độ bón phân khác nhau. Ngồi những tính chất trên thì lượng phát thải CH4 ra từ canh tác lúa nước còn ảnh hưởng bởi các yếu tố:

Ảnh hưởng của các tính chất đất: Kết quả dự đốn từ mơ hình cho thấy, với hệ

thống cây trồng là lúa canh tác trên các đơn vị đất phụ khác nhau, lượng CH4 phát xạ cũng rất khác nhau.Với lúa Đông Xuân, trong điều kiện CF, trên đất Ferralic Acrisols phát xạ một lượng CH4 là 44,06 kg C/ha, nhưng khi canh tác trên các loại đất khác, lượng CH4 phát xạ hầu hết lớn hơn 100 kg C/ha. Trồng lúa có kết quả CH4 phát xạ thấp thường có hàm lượng chất hữu cơ nhỏ hơn 1%. Những đơn vị đất phụ này thường thuộc nhóm đất Arenosols, như Albic Arenosols và Cambic Arenosols. Với các hệ thống cây trồng lúa nước canh tác trên các loại đất có hàm lượng chất hữu cơ cao, giá trị CH4 cũng rất cao. Tuy thế, nguyên nhân phát xạ của CH4 không phải do một tính chất đất riêng rẽ nào mà vì do tổng hợp các tính chất đất. Thành phần cơ giới đất cũng ảnh hưởng rõ rệt đến lượng CH4 phát xạ. Rõ ràng, như đã đề cập trước đó, khơng có tính chất đất riêng rẽ nào tác động đến khả năng phát xạ của các khí nhà kính mà do tổng hợp của rất nhiều các tính chất đất, trong đó hàm lượng cacbon hữu cơ là một trong những yếu tố quan trọng.

Ảnh hưởng của chế độ nước: Với chế độ ngập nước thường xuyên, lượng nước

trong ruộng ln được duy trì trong khoảng từ 3 - 6 cm. Đối với vụ Đông Xuân lượng phát thải 353,26 kg C/ha, vụ Hè Thu lượng phát thải là 433,88 kg C/ha. Vụ Hè Thu cao hơn vụ Đông Xuân là do lúa Hè Thu được trồng vào mùa hè, lượng mưa nhiều vì trùng với mùa mưa, nhiệt độ mà cây trồng nhận được lại cao hơn. Vì vậy lượng nước được duy trì trong ruộng ở vụ Hè Thu sẽ cao hơn lượng nước trong ruộng ở vụ Đông Xuân. Điều này cho thấy chế độ nước có ảnh hưởng nhiều đến lượng phát thải CH4.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tư liệu ảnh MODIS và mô hình DNDC tính toán lượng phát thải CH4 từ hoạt động canh tác lúa nước trên đồng bằng sông hồng (Trang 69 - 75)