Đặc điểm về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tư liệu ảnh MODIS và mô hình DNDC tính toán lượng phát thải CH4 từ hoạt động canh tác lúa nước trên đồng bằng sông hồng (Trang 35 - 37)

2.1 Khu vực nghiên cứu

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế xã hội

Đồng bằng sơng Hồng là một khu vực có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, nhưng nếu so với vùng Đơng Nam Bộ thì các tỉnh Đồng bằng sơng Hồng có tỷ trọng đóng góp vào GDP và xuất khẩu của cả nước thấp hơn, cơ sở hạ tầng còn yếu kém và thu hút được ít các nguồn vốn đầu tư hơn. Ngun nhân chính của tình hình này là do cả khu vực còn thiếu cơ chế chính sách đồng bộ, chưa hình thành được thị trường bất động sản, thị trường vốn, cũng như chưa có một quy hoạch tổng thể để phát huy lợi thế so sánh của cả vùng. Theo kế hoạch phát triển các tỉnh Đồng bằng sông Hồng, từ nay đến năm 2010, vùng sẽ phải giữ được tốc độ tăng trưởng liên tục trên 10% và đóng góp khoảng 24% cho GDP của cả nước so với 20% như hiện nay. Mục tiêu đến trước năm 2020, tỷ lệ này sẽ phải là 27%. Đồng bằng sông Hồng cũng là nơi tập trung nhiều các cảng biển, khu cơng nghiệp, nơng nghiệp nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế và tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng. Cơ cấu kinh tế của vùng đang có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng khu vực II và III trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, gắn liền với việc giải

quyết các vấn đề xã hội. Trong kế hoạch từ nay đến năm 2010, tỉ trọng 3 khu vực sẽ đạt lần lượt là 20%, 34%, 46%.

Công nghiệp Đồng bằng sơng Hồng hình thành sớm nhất và phát triển mạnh trong thời kì đất nước thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Giá trị công nghiệp ở Đồng bằng sơng Hồng tăng mạnh từ 18,3 nghìn tỉ đồng (năm 1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002). Các ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơng nghiệp cơ khí. Sản phẩm cơng nghiệp quan trọng của vùng là máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc…

Nông nghiệp: Về diện tích và tổng sản lượng lương thực, Đồng bằng sông Hồng chỉ đứng sau Đồng bằng sơng Cửu Long, nhưng là vùng có trình độ thâm canh cao nên năng xuất lúa rất cao. Hầu hết các tỉnh ở Đồng bằng Sông Hồng đều phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn như các cây ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà chua và trồng hoa xen canh. Hiện nay, vụ đông đang trở thành vụ chính của một số địa phương trong vùng.

Từ bao đời nay, người dân đồng bằng sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa, đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm. Đó là vốn rất quý để đẩy mạnh sản xuất. Ngoài ra, sự phát triển của nền kinh tế cùng với hàng loạt các chính sách mới cũng góp phần quan trọng cho việc giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng Sông Hồng. Trong cơ cấu ngành nông nghiệp, ngành trồng cây lương thực ln giữ địa vị hàng đầu. Diện tích cây lương thực là khoảng 1,2 triệu ha, chiếm khoảng 14% diện tích cây lương thực của cả nước. Sản lượng lương thực là 6,1 triệu tấn, chiếm 18% sản lượng lương thực toàn quốc (1999). Trong các cây lương thực, lúa có ý nghĩa quan trọng nhất cả về diện tích và sản lượng. Hàng năm, Ðồng bằng sông Hồng có hơn 1 triệu ha đất gieo trồng lúa. Với con số này, lúa chiếm 88% diện tích cây lương thực của vùng và chiếm khoảng 16% diện tích gieo trồng lúa của cả nước (1999).

Cây lúa có mặt ở hầu hết các nơi, nhưng tập trung nhất và đạt năng suất cao nhất là ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình. Thái Bình trở thành tỉnh dẫn đầu cả nước về năng suất lúa (61,6 tạ/ha – năm 1999). Nhiều huyện, hợp tác xã đạt năng suất 8 – 10 tấn/năm. Ngành trồng cây lương thực, đặc biệt là trồng lúa ở đây đã có từ lâu đời và được thâm canh với trình độ cao nhất trong cả nước. Tuy vậy, việc đảm bảo lương thực cho con người và cho các nhu cầu khác (phục vụ chăn nuôi, cơng nghiệp chế biến v.v…) cịn bị hạn chế. Mức bình quân lương thực theo đầu người ở Đồng bằng sông Hồng vẫn thấp hơn mức bình quân của cả nước. Vấn đề thực phẩm liên quan đến cơ cấu bữa ăn và ảnh hưởng nhiều tới cơ cấu cây trồng. Ở Đồng bằng sông Hồng, việc sản xuất thực phẩm chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Rau các loại có diện tích gieo trồng hơn 7 vạn ha, chiếm 27,8% diện tích rau cả nước, tập trung chủ yếu ở vành đai xung quanh các khu công nghiệp và thành phố. Nguồn thực phẩm của vùng đồng bằng phụ thuộc nhiều vào ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia súc nhỏ, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản. Việc nuôi, trồng thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn đã được chú ý phát triển, nhưng thực tế chưa khai thác hết tiềm năng của vùng. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch là giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và thuỷ sản, riêng trồng trọt thì giảm tỉ trọng lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp và cây thực phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng tư liệu ảnh MODIS và mô hình DNDC tính toán lượng phát thải CH4 từ hoạt động canh tác lúa nước trên đồng bằng sông hồng (Trang 35 - 37)