Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng phân giải phốt pho khó tan của

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng phân hủy phốt pho khó tiêu và điều kiện lên men vi khuẩn bacillus mucilanous của nga (Trang 50 - 53)

Bacillus mucilaginosus

Mỗi cơ thể sinh vật tồn tại trên trái đất này kể cả sinh vật đẳng nhiệt hay biến nhiệt đều chịu tác động của nhiệt độ ở ba giới hạn khác nhau: Nhiệt độ thấp

nhất, nhiệt độ tối thích, nhiệt độ cao nhất. Thế nên vi khuẩn Bacillus mucilaginosus cũng không nằm ngoài giới hạn này. Do đó việc nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng phân giải phốt pho của Bacillus mucilaginosus

là điều cần thiết.

Chúng tôi đã tiến hành cấy giống vào môi trường Pikovskya lỏng cho lắc trên máy lắc và điều chỉnh nhiệt ở các mức khác nhau. Sau 24 giờ nuôi cấy, đem đo độ đục của môi trường nuôi cấy trên máy so màu ở bước sóng 630nm.

Kết quả được thể hiện đồ thị 3:

Biểu đồ 3: Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự sinh trưởng và phát triển của

Bacillus mucilaginosus.

Qua thí nghiệm cho thấy nhiệt độ thích hợp của Bacillus mucilaginosus là tương đối cao ở nhiệt độ 250C - 300C. Và vi khuẩn Bacillus mucilaginosus phát triển nhất ở nhiệt độ 300C đây là nhiệt độ tối thích của nó, so với đề tài khoa học “Nghiên cứu phân lập và tuyển chọn vi sinh vật phân giải phốt pho khó tan trên đất đỏ bazan ở Dak Lak”, Nguyễn Chiến Thắng, Trường Đại Học Tây Nguyên thì nhiệt độ thích hợp của Bacillus mucilaginosus thấp hơn so với các chủng vi

khuẩn phân giải phốt pho ở Việt Nam.

Với nhiệt là 30OC, đây là nhiệt độ thích hợp cho chủng vi khuẩn Bacillus

3.3.4 Ảnh hưởng của các nguồn nitơ khác nhau đến quá trình lên men

Bacillus mụilaginosus

Cũng giống như pH, nhiệt độ, nồng độ đường, nitơ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật cũng như Bacillus mucilaginosus. Vi sinh vật có thể sử dụng các nguồn nitơ khác nhau nhưng

không phải nguồn nitơ nào cũng thích hợp cho nó, việc tìm ra nguồn nitơ nào thích hợp cho sự phát triển của chúng là rất cần thiết, nó giúp cho quá trình chuyển hóa các hợp chất phốt pho khó tan thành dễ tan được tốt hơn.

Chúng tôi tiến hành thí nghiệm với Bacillus mucilaginosus nuôi cấy trên

máy lắc (150 vòng/phút) ở nhiệt độ phòng trong 100 ml môi trường Pikovskya lỏng có bổ sung 1% các nguồn nitơ khác nhau: NaNO3, (NH4)2SO4, pepton và ure. Sau 24 giờ xác định khả năng sinh trưởng và phát triển của nó bằng đo độ đục OD trên máy so màu.

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 1 2 3 4 OD CÁC NGUỒN NITƠ 24 giờ

Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện sự ảnh hưởng của các nguồn nitơ khác nhau lên

Qua biểu đồ 4 cho thấy nguồn nitơ thích hợp là pepton, giá trị OD đo được ở sau 24 giờ nuôi cấy vi khuẩn là 2,650, tiếp đó là (NH4)2SO4 với giá trị OD là 2,284, NaNO3 là thấp nhất, ure cũng thấp đây là một khó khăn lớn gặp phải vì hầu hết trong nông nghiệp đều sử dụng nguồn nitơ từ ure.

Vậy với nguồn nitơ là pepton thì thích hợp nhất cho sự sinh trưởng của vi khuẩn Bacillus mucilaginosus.

Một phần của tài liệu Khảo sát khả năng phân hủy phốt pho khó tiêu và điều kiện lên men vi khuẩn bacillus mucilanous của nga (Trang 50 - 53)