Thực trạng tiềm năng du lịch sinh thái nghỉ dưỡng trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định các địa điểm thích hợp xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu (Trang 50 - 57)

3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu

3.1.2. Thực trạng tiềm năng du lịch sinh thái nghỉ dưỡng trên địa bàn

huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

3.1.2.1. Tài nguyên tự nhiên

- Hầu hết tài nguyên tự nhiên của Nho Quan khơng chỉ có giá trị cho tham quan du lịch thuần t mà cịn có giá trị lớn về khoa học cho các nghiên cứu chuyên đề. Điển hình trong số đó là Vườn quốc gia Cúc Phương.

- Các tài nguyên tự nhiên luôn gắn quyện với các giá trị văn hố, lịch sử điển hình trong nó.

- Các điểm tài nguyên của huyện Nho Quan có mật độ tương đối dày nhưng giá trị của nó khơng mang tính loại trừ nhau. Điều này cho phép kết nối các điểm thành chuyến du lịch thuận tiện mà khơng làm giảm tính hấp dẫn của mỗi điểm.

3.1.2.2. Danh lam thắng cảnh

Nho Quan có nhiều danh thắng để phát triển và khai thác du lịch như: động Vân Trình, hồ Yên Quang, hồ Đồng Chương, khu du lịch hồ Thường Sung, khu du lịch nghỉ dưỡng suối nước khống nóng Cúc Phương, khu du lịch tắm ngâm nước khống nóng Cúc Phương và đặc biệt là Vườn quốc gia Cúc Phương.

- Hồ Đồng Chương nằm ở 2 xã Phú Lộc và Phú Long. Đây là một hồ nước rộng với chu vi đường bao hơn 8 km. Xung quanh hồ là những vạt đồi thông. Hồ Đồng Chương đã được đầu tư để trở thành điểm du lịch sinh thái, giải trí cuối tuần.

- Hồ Yên Quang nằm gần thị trấn Nho Quan, là một hồ câu cá và thủy lợi lớn. - Vườn quốc gia Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Trong khu rừng có động Người Xưa, suối nước nóng, cây chị trên 1000 năm tuổi và các trung tâm nghiên cứu, bảo tồn động vật...v.v...

- Động Vân Trình thuộc xã Thượng Hịa là một động lớn nằm trong núi Mõ. Động được đưa vào khai thác du lịch theo tour cùng với suối Kênh Gà.

- Động Thiên Hà – hang Bụt: Động Thiên Hà nằm trong núi Tướng thuộc xã Sơn Hà, thuộc quần thể danh thắng Tràng An. Động đã được đưa vào khai thác du lịch từ tháng 10 năm 2010. Hang Bụt là một danh thắng tọa lạc giữa lòng núi Tướng cách thành phố Ninh Bình 18 km, trong khu rừng đặc dụng Hoa Lư thuộc thôn Đồng Tâm, xã Sơn Hà. Hang Bụt hiện dài gần 500 m, lòng hang rất rộng và có nhiều nhũ đá với hình thù kỳ lạ.

- Cơng viên động vật hoang dã quốc gia Việt Nam là dự án được xây dựng trên địa bàn 2 xã Kỳ Phú và Phú Long với tổng diện tích khoảng 1.488 ha. Đây là

công viên bảo tồn động vật hoang dã Quốc gia đầu tiên tại Việt Nam và được xây dựng, phát triển, hoạt động đạt tiêu chuẩn Quốc tế.

- Quần thể danh thắng Tràng An có một phần diện tích nằm ở rìa phía đơng nam huyện, thuộc 2 xã Sơn Hà và Sơn Lai.

3.1.2.3. Các di tích đã được xếp hạng

- Các di tích được xếp hạng cấp quốc gia: Đó là những địa điểm của khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu:

+ Dốc Giang - xã Phú Long ; + Thung Lóng - xã Phú Long;

+ Khu Trũng, Đồng Báng - xã Sơn Lai; + Đền Sầy - xã Sơn Thành; + Đình Mỹ Hạ - xã Gia Thuỷ; + Đình Ác - xã Sơn Thành; - Các di tích được xếp hạng cấp tỉnh: + Đền làng Kho- xã Phú Lộc; + Đình Mống - xã Yên Quang; + Đình Lá - xã Yên Quang;

+ Chùa Duy Khánh - xã Thanh Lạc; + Đình làng Bái Ngọc - xã Phú Lộc; + Phủ Đồi Ngang - xã Phú Long;

+ Đình và chùa làng Chàng- xã Sơn Lai; + Đình Hương Thịnh, làng Chạ- xã Phú Lộc; + Đền Thượng, đền Hạ thôn Thái Sơn- xã Sơn Lai; + Đình Tân Phong, thơn Sào Thượng - xã Lạng Phong; + Đình làng Vạn Sào - xã Lạng Phong;

+ Đình, phủ và chùa làng Đồi- xã Quỳnh Lưu; + Đình và chùa làng Quỳnh- xã Quỳnh Lưu; + Đình Hàng Xã- xã Thanh Lạc.

Hình 3.2. Sơ đồ phân bố các di tích thờ Vua ở Ninh Bình 3.1.2.4. Tài nguyên rừng 3.1.2.4. Tài nguyên rừng

Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập trên cơ sở Quyết định số 72/TTg ngày 07/07/1962 của Thủ tướng Chính phủ và quyết định số 139/CT ngày 09/5/1998 của Hội đồng Bộ trưởng, phê chuẩn luận chứng kinh tế kỹ thuật vườn quốc gia Cúc Phương. Vườn thuộc địa giới hành chính 3 tỉnh: Ninh Bình, Thanh Hố, Hồ Bình. Tổng diện tích tự nhiên của vườn là 22.200 ha, trong đó:

Vườn quốc gia Cúc Phương được phân thành 3 khu chức năng chính là: - Khu bảo vệ nguyên vẹn 20.745 ha trong đó: rừng tự nhiên 20.065 ha, có chức năng duy trì bảo vệ những điều kiện tự nhiên nguyên thuỷ nhất; bảo vệ nguyên vẹn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan di tích lịch sử đã có.

- Khu chuyên dùng (734 ha) có chức năng hoạt động dịch vụ, quản lý hành chính, dịch vụ nghiên cứu khoa học (phịng thí nghiệm, bảo tàng khoa học, thư viện khoa học, vườn thực vật...)

- Vùng đệm nhằm tạo vành đai bảo vệ, tránh những tác động trực tiếp của con người có hại cho khu bảo vệ nguyên vẹn và mở rộng vùng hoạt động của chim thú, tạo cho chúng môi trường ổn định.

Nói đến Cúc Phương chúng ta phải kể đến hệ thực vật phong phú của nó. Trên diện tích 22.200 ha của Cúc Phương đã tìm thấy 1.880 lồi thực vật bậc cao. Trong đó, ngành Quyết thực vật có 31 họ, 57 chi, 149 lồi; ngành hạt trần có 3 họ, 3 chi, 3 lồi; ngành hạt kín có 154 họ, 747 chi và 1.588 lồi. Với diện tích chỉ bằng 1/700 diện tích miền Bắc và gần 1/1500 diện tích Việt Nam, nhưng hệ thực vật Cúc Phương chiếm tỷ lệ 76,6% số chi, 30% số loài của miền Bắc; 68% số họ, 43,6% số loài của Việt Nam.

Với sinh cảnh khá đa dạng nên Cúc Phương có một hệ thống động vật phong phú: 137 loài chim, 36 loài bị sát, 17 lồi lưỡng thể và một số lồi cá đặc biệt. Có những lồi động vật mà chỉ mới phát hiện lần đầu tiên ở Cúc Phương như: sóc bụng đỏ Cúc Phương, cá niếc hang, trăn gấm, gấu ngựa, báo gấm, sơn dương, khỉ... là những lồi động vật cịn gặp nhiều ở Cúc Phương. Vẹt, phượng hồng đất, gà lơi, vàng anh là những loài chim đẹp ở Cúc Phương.

Nhóm động vật khơng xương sống ở Cúc Phương cịn ít được nghiên cứu, ở đây chỉ mới thu thập được 1.800 dạng côn trùng của 200 họ, 24 bộ. Động vật khơng xương sống ở Cúc Phương có hàng ngàn lồi bướm đẹp.

Đến Cúc Phương, du khách còn được thăm các địa danh như: động Trăng Khuyết, động Vui Xuân, động Thanh Minh, động Chùa, động Người Xưa... Đặc biệt, đối với động Người Xưa, bất cứ du khách nào đến với Cúc Phương dù mệt đến mấy cũng đều không bỏ qua. Leo 223 bậc, lên cửa động đã hiện ra một vùng rêu phong với dấu ấn còn nguyên vẹn của tổ tiên xưa, thời con người của buổi sơ khai.

Vườn quốc gia Cúc Phương là cơ sở được Tổng cục Lâm nghiệp - Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn quản lý. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho kinh doanh du lịch sinh thái ở đây đã được tiến hành trong nhiều năm đến nay khu vực này đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh với hệ thống hạ tầng đồng bộ, phù hợp với cảnh quan môi trường chung, là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng không chỉ của Ninh Bình mà cịn cả quốc gia và là điểm thu hút được khá nhiều du khách khi về thăm quan Ninh Bình.

Du khách đến với Cúc Phương chủ yếu là đi theo đoàn, thường là học sinh, sinh viên từ Hà Nội và các tỉnh lân cận, đến vào các ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ

tết. Khu du lịch này cũng tạo được sự chú ý của du khách nước ngoài nhưng thường là họ đi theo đoàn nhỏ và là những nhà khoa học.

Ngồi ra, cịn có một hệ thống rừng phịng hộ đã được trồng từ nhiều năm trước đây như: rừng thông nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái hồ Đồng Chương.

Cổng vào Cây Chị nghìn năm tuổi

Hình 3.3. Vườn Quốc gia Cúc Phương 3.1.2.5. Hệ thống hang động 3.1.2.5. Hệ thống hang động

Huyện Nho Quan có động Người Xưa ở vườn quốc gia Cúc Phương, động Vui Xuân, động Trăng Khuyết, hang Con Moong (nghĩa là hang con thú).

Hang, động có ý nghĩa và giá trị quan trọng để xây dựng và phát triển du lịch. Với chiến lược phát triển DLST thì hệ thống hang, động đa dạng và phong phú là nguồn tài nguyên độc đáo và quý giá nó kết hợp với hệ sinh thái đa dạng ,thiên nhiên hoang dã, trong lành sẽ thực sự thu hút những người yêu thích thiên nhiên, yêu thích khám phá những điều mới lạ của thế giới tự nhiên nếu chúng ta biết đầu tư khai thác hợp lý, khoa học.

3.1.2.6. Các hồ sinh thái

Hồ Đồng Chương nằm giáp giới giữa 3 xã Phú Lộc, Phú Long và Kỳ Phú. Hồ nước rộng khoảng 45 ha. Nước hồ luôn xanh, xung quanh hồ là những dải đồi thông xanh mướt, cao vút, nhấp nhô, trùng điệp như vây phủ lấy mặt hồ, làm cho nước hồ càng xanh thêm.

Đến hồ Đồng Chương du khách được nghỉ ngơi hoặc dạo quanh đồi thơng, được tận hưởng một khơng khí trong lành, mát mẻ của các dãy đồi thơng. Khó có thể tìm được một nơi n tĩnh như ở đây. Với diện tích rừng thơng rộng lớn tạo cho

khơng khí ở đây trong lành, mát mẻ phù hợp cho các hoạt động nghỉ ngơi thư giãn. Một điều rất độc đáo là, hàng năm nếu du khách đến thăm hồ Đồng Chương vào tháng 7 đến tháng 10 (âm lịch) sẽ thấy được rất nhiều cò, cò đậu dày đặc trên các hàng thông.

Cũng nơi đây, có thác Ba Tua (ba dịng thác từ trên núi chảy xuống), với độ cao gần 40 m. Đến mùa mưa, nước từ núi đá đổ về, thác tua xuống đẹp như thác Yaly.

Đến hồ Đồng Chương du khách cịn có thể leo đồi Cánh Phượng để xem ao trời. Ao trời trong xanh, tuy nhỏ nhưng không lúc nào cạn nước. Du khách đến hồ Đồng Chương sẽ thấy được sự kết hợp của thiên nhiên - con người. Để phủ xanh đồi trọc, người ta đã phải trồng thêm nhiều thông xung quanh hồ. Thiên nhiên và con người đã tạo dựng, đó là một “Đà Lạt” của Ninh Bình hiện nay và mai sau.

Hiện nay, hồ Đồng chương đã được quy hoạch phát triển thành khu DLST đa chức năng: nghỉ cuối tuần, thể thao, du lịch mạo hiểm. Lượng du khách đến đây chưa nhiều, thường là đi du lịch tự phát theo nhóm đến để cắm trại và vui chơi, nghỉ ngơi cuối tuần. Tuy chưa thu được nhiều từ du lịch nhưng điều đó làm cho việc quy hoạch và đầu tư xây dựng hồ Đồng Chương trở thành một điểm du lịch sinh thái sẽ dễ dàng hơn do dân cư tập trung về đây chưa q đơng, cảnh quan mơi trường cịn tương đối tự nhiên, ít bị can thiệp nhiều bởi con người. Đây thực sự là một nơi có tiềm năng to lớn cho phát triển DLST.

3.1.2.7. Suối khoáng

Suối khoáng Kỳ Phú - Nho Quan là một điểm du lịch mới đưa vào khai thác phục vụ du lịch, nằm ở vùng đệm rừng quốc gia Cúc Phương. Hiện đã có một doanh nghiệp đầu tư xây dựng khu DLST, thể thao và chữa bệnh bao gồm: khu tắm ngâm với hệ thống bể bơi trong nhà và ngồi trời phục vụ cả mùa đơng và mùa hè. Hệ thống bể tắm ngâm bằng nước khống nóng rất tốt cho thư giãn, nghỉ ngơi và chữa bệnh cùng với nó là hệ thống các cơng trình nhà hàng, khách sạn (với 15 phịng ngủ) và các cơng trình thể thao: sân tenis, nhà thi đấu đa năng, sân bóng chuyền để phục vụ du khách.

Đây là điểm DLST có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Đến đây du khách vừa được đi thăm quan vườn quốc gia, vừa được nghỉ ngơi chữa bệnh kết hợp thăm quan bản người Mường ở xã Cúc Phương và thưởng thức các món ăn đặc sản địa phương.

Cho đến nay, tỉnh Ninh Bình định hướng tổ chức các khu du lịch vườn quốc gia Cúc Phương, Kỳ Phú, hồ Đồng Chương theo hướng: du lịch sinh thái, du lịch thể thao, du lịch thăm quan, nghiên cứu, du lịch nghỉ dưỡng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xác định các địa điểm thích hợp xây dựng khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng tại huyện nho quan, tỉnh ninh bình trên cơ sở ứng dụng GIS và phương pháp phân tích đa chỉ tiêu (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)