Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nghệ An năm 2006

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân vùng chức năng môi trường tỉnh nghệ an (Trang 39)

1.2.1.7 Tài nguyên sinh vật a) Thực vật

Tỉnh Nghệ An đƣợc biết tới 706 loài thực vật thuộc 415 chi, 128 họ thuộc 4 ngành thực vật bậc cao có mạch. Ngành Hạt kín có số lƣợng lồi, chi, họ nhiều nhất, sau đó là Dƣơng xỉ, Hạt trần và cuối cùng là Thông đất. Trong ngành Hạt kín thì lớp hai lá mầm chiếm ƣu thế so với lớp một lá mầm.

Có nhiều lồi thực vật có giá trị sử dụng rất lớn, đặc biệt nhóm cây làm thuốc chiếm ƣu thế với 191 lồi (37,82%). Bên cạnh đó, có khoảng gần 50 lồi cây lâm sản ngoài gỗ thƣờng đƣợc ngƣời dân khai thác và sử dụng tại các huyện giáp ranh với rừng hoặc có rừng. Thảm thực vật tự nhiên bao gồm các loại:

- Rừng kín thường xanh á nhiệt đới (ở độ cao trên 800m): phân bố chủ yếu ở miền Tây Nghệ An, trên các đỉnh núi Phu Nhot, Phu Puối, Phu Mo, Phu Xai Leng cao trên 1200m, rừng có cấu trúc 4÷5 tầng trong đó gồm có 2÷3 tầng cây gỗ, một tầng cây bụi và một tầng cây cỏ.

- Rừng kín thường xanh á nhiệt đới mưa mùa hỗn giao cây lá rộng lá kim:

Loại rừng này có cấu trúc 4÷5 tầng, 2÷3 tầng cây gỗ, tầng cây bụi và tầng cỏ.

- Rừng kín thường xanh nhiệt đới (ở độ cao dưới 800m) mưa mùa cây lá rộng: Loại rừng này vẫn cịn có cấu trúc 4÷5 tầng (chủ yếu cịn phân bố ở Vƣờn quốc gia Pù Mát, Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt), còn phần lớn loại rừng này tồn tại ở các hẻm núi xa, những mảnh nhỏ xen giữa các nƣơng rẫy đã bị tác động của con ngƣời nên cấu trúc và trữ lƣợng bị giảm.

- Rừng kín thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá rộng trên đất phong hố từ đá

vơi: Loại rừng này vẫn cịn một số diện tích, ít bị con ngƣời tác động nên vẫn cịn

duy trì đƣợc cấu trúc 3÷4 tầng, trong đó 1÷2 tầng cây gỗ, 1 tầng cây bụi và 1 tầng cỏ. Loại rừng này còn phân bố chủ yếu ở Vƣờn quốc gia Pù Mát.

- Rừng tre nứa và hỗn giao tre nứa-câylá rộng: Loại rừng này hình thành do rừng bị khai phá làm nƣơng rẫy, sau vài năm bị bỏ hoang hố đã hình thành nên loại hình rừng này. Các lồi cây lá rộng mọc xen với tre nứa nhƣ: Re, Dẻ, Bứa, Trám, Gội, Hu đay, v.v…

- Trảng cây bụi, trảng cỏ:Trảng cây bụi đƣợc hình thành bởi sự phá rừng để

lấy đất canh tác, sau vài năm đất bị xói mịn mạnh trở nên bạc màu khơng có khả năng canh tác, đất bị bỏ hoá tạo nên trảng cây bụi, trảng cỏ.

Ngoài ra, thảm thực vật nhân tác gồm có các loại: quần xã cây trồng cạn hàng năm (lúa, ngô, khoai,…); quần xã cây trồng lâu năm (chè, cà phê, cây ăn quả); quần xã lúa nƣớc; rừng trồng (mít, bồ đề, mỡ, keo lá chàm, keo tai tƣợng,…).

b) Động vật

Hệ động vật của tỉnh Nghệ An đã thống kê đƣợc khá phong phú, đa dạng, với: - 83 loài của 25 họ thú: đƣợc phát hiện hoặc thống kê chủ yếu ở các khu rừng trong các Vƣờn Quốc gia, khu BTTN, rừng đầu nguồn, rừng thứ sinh tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An. Ở các khu rừng nguyên sinh động vật rừng chủ yếu là các loài thú leo trèo nhƣ Khỉ, Voọc, Gấu Cầy mực, Cầy voi, Sóc đen, Chồn dơi, các loài thuộc họ Mèo, Sơn dƣơng... Ở các khu rừng thứ sinh động vật thƣờng có các lồi linh trƣởng, các lồi móng guốc, thú ăn thịt, tê tê, voi, gậm nhấm, thỏ rừng.

- 116 loài chim thuộc 46 họ và 15 bộ sống ở các sinh cảnh khác nhau tại các huyện miền núi tỉnh Nghệ An.

- 51 lồi lƣỡng cƣ bị sát thuộc 17 họ của 2 lớp, trong đó lớp lƣỡng cƣ chỉ có 19 lồi, 4 họ chiếm 37,3% tổng số lồi tồn hệ, lớp bị sát chiếm ƣu thế với 32 loài, 13 họ chiếm 62,7% tổng số loài.

- 59 loài cá thuộc 17 họ, trong đó họ chiếm nhiều lồi nhất là họ Cyprinidae có 24 lồi chiếm tỷ lệ 41%, kế đến là họ Cobitidae có 8 lồi chiếm tỷ lệ 13% so với tổng số loài điều tra.

Có nhiều lồi động vật quý hiếm có tên trong Sách Đỏ:

- Về thú có 41 lồi có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 2000; 38 loài đƣợc ghi trong danh mục đỏ IUCN, 2005. 18 lồi có tên trong nghị định 32/NĐ-CP ngày 30/3/2006.

- Về chim có 15 lồi có tên trong Sách Đỏ Việt Nam, 2000; 10 loài đƣợc ghi trong danh mục đỏ IUCN, 2005. 2 lồi có tên trong nghị định 32/NĐ-CP ngày 30/3/2006.

1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Năm 2008, dân số Nghệ An là 3.123.084 ngƣời [3], đứng thứ 4 cả nƣớc (sau Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Thanh Hố), tỷ lệ gia tăng tự nhiên 1,15%. Mặc dù tốc độ gia tăng dân số giảm nhƣng mức tăng dân số vẫn còn 1%/năm (giai đoạn 2000÷2008). Đây vừa là tiềm năng về nguồn lao động, tạo nên sức tiêu thụ hàng hóa lớn nhƣng cũng vừa là sức ép về việc làm và các vấn đề xã hội khác.

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện có 6 dân tộc cùng sinh sống: ngƣời Kinh (86,25%); ngƣời Thái (9,59%), ngƣời Khơ Mú (1,07%) và còn lại là các dân tộc Mông, Thổ, Ơ Đu. Mặc dù quy mô dân số lớn nhƣng phân bố không đều. Mật độ dân số trung bình tồn tỉnh năm 2008 là 189 ngƣời/km2, đông nhất là thành phố Vinh (2841 ngƣời/km2), thị xã Cửa Lò (1858 ngƣời/km2), thƣa nhất là Tƣơng Dƣơng (26 ngƣời/km2).

Cơ cấu dân số Nghệ An thuộc loại trẻ, độ tuổi dƣới 14 tuổi chiếm 40%, từ 15÷59 tuổi chiếm 54%, trên 60 tuổi chiếm 6% (là tỉnh có tỷ lệ dân số trẻ lớn so với các tỉnh trong cả nƣớc). Cơ cấu giới tính khơng có sự chênh lệch đáng kể với 50,88% dân số nữ (tƣơng đƣơng với tỷ lệ dân số nữ của cả nƣớc (50,84%). Tuy nhiên cơ cấu dân cƣ nơng thơn - thành thị có sự chênh lệch lớn khi dân số nơng thơn chiếm 87,88% dân số toàn tỉnh, trong khi khu vực thành thị chỉ chiếm 12,12%, chƣa bằng 1/2 tỉ lệ dân đô thị của cả nƣớc.

Hiện nay lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 55,2% tổng dân số Nghệ An với tốc độ tăng bình quân là 4%/năm (giai đoạn 2001 ÷ 2008). Hằng năm số nhân khẩu đến tuổi bổ sung vào nguồn lao động và cần đƣợc giải quyết việc làm khá lớn. Nguồn lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn (lao động nông - lâm - ngƣ nghiệp chiếm 79% trong cơ cấu lao động toàn tỉnh).

Từ năm 2000 đến 2008, kinh tế Nghệ An luôn tăng trƣởng ổn định ở mức cao. Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm (2000÷2008) là 10%, cao hơn hẳn tốc độ tăng bình quân 8% của cả nƣớc.

Hình 5. Dân số trung bình phân theo thành thị, nơng thơn

Cơ cấu kinh tế của Nghệ An cũng chuyển dịch khá nhanh theo hƣớng cơng nghiệp hóa. Tỷ trọng trong GDP của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng nhanh từ 18,6% năm 2000 lên 32,07% năm 2008. Trong khi đó, tỷ trọng khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản giảm đáng kể, từ 44,3% năm 2000 xuống còn 37,16% năm 2008. Khu vực dịch vụ giảm từ 37,1% năm 2000 xuống 30,77% năm 2007. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã diễn ra theo chiều sâu và theo hƣớng tiến bộ; tích lũy tài sản và đầu tƣ tăng, đời sống dân cƣ đƣợc cải thiện rõ rệt. Tổng GDP của tỉnh năm 2008 đạt 30.794,3 tỷ đồng (tính theo giá trị hiện hành). GDP bình quân đầu ngƣời là 9,86 triệu đồng/ngƣời.

Nông nghiệp (theo nghĩa rộng bao gồm nông - lâm - thủy sản) hiện nay vẫn là ngành kinh tế cơ bản của tỉnh Nghệ An. Trong cơ cấu nông - lâm - thủy sản, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất (85%) trong khi đó, tỷ trọng của ngành lâm nghiệp chỉ chiếm 7%, ngành thuỷ sản là 8% trong năm 2008.

Trong ba nhóm ngành nơng - lâm - thủy sản, ngành thuỷ sản có tốc độ tăng nhanh nhất, trung bình giai đoạn 2000÷2008 là 10,5%/năm, tiếp đến là nông nghiệp 5,8% và lâm nghiệp 3,8% (cùng giai đoạn trên).

Hình 6. Tổng sản phẩm theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế

Với tiềm năng của tỉnh và xu thế phát triển kinh tế chung của cả nƣớc, sự chuyển dịch trên là đúng hƣớng, tuy tốc độ chuyển dịch còn chậm. Trong bản thân từng ngành cũng có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ theo hƣớng cơng nghiệp hóa-hiện đại hóa.

Trong nội bộ ngành cơng nghiệp cũng có những bƣớc chuyển dịch tích cực, là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển công nghiệp của Nghệ An. Nếu nhƣ năm 2000 công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng là 91,16% trong tổng giá trị sản xuất tồn ngành thì đến năm 2008 tỷ trọng này tăng lên 98,23%. Ngành khai thác và sản xuất điện - nƣớc bắt đầu có vị thế mới trong ngành công nghiệp khi chiếm 0,91% năm 2008.

Những năm gần đây, sản phẩm công nghiệp của tỉnh tăng rất nhanh nhƣ thủy sản đông lạnh tăng 2,6 lần,cát sỏi tăng 3,4 lần, xi măng tăng 13,3 lần, gạch nung tăng 43,4 lần… Hiện nay, ngoài những sản phẩm truyền thống đƣợc duy trì phát triển mạnh, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện một số sản phẩm sản xuất với cơng nghệ và trình độ tay nghề cao nhƣ các linh kiện điện tử, dụng cụ cơ khí, giày da…

Hình 7. Bản đồ hiện trạng kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An năm 2008

1.2.3. Hiện trạng môi trường

1.2.3.1 Hiện trạng môi trường nước

Do tốc độ phát triển kinh tế xã hội và hoạt động sản xuất, trên các lƣu vực sông lớn, nguồn nƣớc mặt đã có dấu hiệu suy giảm về chất lƣợng, gia tăng hàm lƣợng các chất hữu cơ và dinh dƣỡng. Tuy nhiên, chất lƣợng nƣớc trên các lƣu vực vẫn đáp ứng đƣợc cho các ngành kinh tế xã hội, riêng đối với cấp nƣớc sinh hoạt cần chú ý độ đục và hàm lƣợng sắt, mangan, asen… Kết quả phân tích mẫu nƣớc mặt của tỉnh Nghệ An đƣợc trình bày trong phần phụ lục 1 của nghiên cứu.

Hầu hết khu vực biển ven bờ và cửa lạch, nƣớc đã bị ô nhiễm biểu hiện qua hàm lƣợng NH4+

, nồng độ các kim loại: Mn, Fe, Cu, Zn, giá trị thông số Coliform vƣợt TCVN 5943 - 1995; trong đó các cửa lạch phía Bắc tại huyện Quỳnh Lƣu, Diễn Châu bị ô nhiễm nặng hơn các vùng khác. Hầu hết các lạch đều bị ơ nhiễm dầu (có nhiều váng dầu).

Hiện trạng mơi trƣờng nƣớc dƣới đất đã có những vấn đề đáng quan tâm mà trƣớc hết là hiện tƣợng nhiễm bẩn, nhiễm mặn, hàm lƣợng sắt (Fe), Mangan (Mn), hợp chất Nitơ và các vi sinh vật.... Việc xác định nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nƣớc dƣới đất là hết sức phức tạp, ngoài các yếu tố tự nhiên nhƣ xâm nhập mặn, mƣa bão gây ngập úng..., các loại chất thải trong quá trình sinh hoạt, sản xuất của con ngƣời cũng là nguyên nhân chủ yếu làm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc dƣới đất.

Các nguyên nhân đƣợc xác định góp phần làm ơ nhiễm nguồn nƣớc dƣới đất gồm: nƣớc thải, rác thải sản xuất, nƣớc thải, rác thải sinh hoạt và y tế. Hầu hết các loại chất thải chƣa đƣợc xử lý, đổ trực tiếp ra kênh dẫn, ao hồ hoặc nền đất tự nhiên trong vùng. Việc khai thác nƣớc dƣới đất một cách ồ ạt tại các cơ sở sản xuất, hộ gia đình đang làm cạn kiệt nguồn nƣớc, mất cân bằng tự nhiên, xâm nhập mặn đồng thời góp phần đƣa các chất ơ nhiễm từ dƣới đất lên tầng mặt và ngƣợc lại.

1.2.3.2 Hiện trạng mơi trường khơng khí

Nhìn chung, mơi trƣờng khơng khí ở tỉnh Nghệ An còn tƣơng đối sạch, ơ nhiễm khí thải chỉ xảy ra cục bộ, chủ yếu tại một số khu vực hoạt động công nghiệp tập trung, tại một số đô thị lớn và tại một số làng nghề. Ô nhiễm bụi xảy ra dọc các tuyến đƣờng có mức độ hoạt động giao thơng lớn.

Mơi trƣờng khơng khí tại các khu vực hoạt động công nghiệp tập trung, đặc biệt là thành phố Vinh bị ô nhiễm nặng nhất do các nhà máy, cơ sở hoạt động công nghiệp với cơng nghệ sản xuất cịn lạc hậu, chất thải ra môi trƣờng chƣa đƣợc xử lý, đặc biệt các ngành hoá chất, luyện kim, xi măng, thuộc da…

Mơi trƣờng khơng khí khu vực nơng thơn chƣa có dấu hiệu bị ơ nhiễm, trừ một số khu vực có các hoạt động sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp làng nghề với hình thức hoạt động phân tán, xen kẽ trong dân cƣ.

Bảng 6. Kết quả quan trắc chất lƣợng mơi trƣờng khơng khí xung quanh

TT Thông số Đơn vị Kết quả TCVN 5937/ 1995 TCVN 5949/ 1998 K1 K2 K3 K4 K5 K6 1 NO2 mg/m3 0,16 0,21 0,15 0,27 0,29 0,28 0,4 - 2 SO2 mg/m3 0,26 0,27 0,11 0,26 0,37 0,27 0,5 - 3 CO mg/m3 2,149 2,645 1,533 3,606 4,246 3,626 40 - 4 Bụi mg/m3 0,25 0,22 1,14 0,16 0,33 0,23 0,3 - 5 Tiếng ồn dBA 64,43 65,4 62,4 67,33 77,8 65,93 - 75

Nguồn: Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật Môi trường Nghệ An, 9/2006

Ghi chú: Các mẫu điểm quan trắc mơi trƣờng khơng khí: - K1: Văn phịng cơng ty xi măng Hồng Mai,huyện Quỳnh Lƣu. - K2: Cổng nhà máy xi măng Anh Sơn.

- K3: Khu di tích Kim Liên, huyện Nam Đàn. - K4: Khu công nghiệp Bắc Vinh.

- K5: Ngã tƣ chợ Vinh.

- K6: Bên ngoài nhà máy xi măng Cầu Đƣớc, thành phố Vinh.

1.2.3.3 Hiện trạng môi trường đất

Nguồn gây nhiễm môi trƣờng đất chủ yếu của tỉnh Nghệ An gồm: ô nhiễm hố chất nơng nghiệp (thuốc bảo vệ thực vật và phân bón); nƣớc thải cơng nghiệp, đô thị và hoạt động khai thác khoáng sản; chất thải rắn (rác thải sinh hoạt, đất đá trong khu vực khai thác khống sản); ơ nhiễm khơng khí từ hoạt động giao thơng và các nhà máy công nghiêp; nhiễm mặn do hoạt động nuôi trồng thuỷ sản...

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu đƣợc giới hạn trong phạm vi sau đây:

 Về khu vực nghiên cứu: Khu vực nghiên cứu là tỉnh Nghệ An, bao gồm toàn bộ phần ranh giới trên đất liền (bao gồm vùng cồn cát, bãi cát ven biển) của tỉnh.

 Về đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là đặc điêm, hiện trạng tài nguyên môi trƣờng, phân vùng chức năng môi trƣờng và các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng trong phạm vi khu vực nghiên cứu.

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

Ðể giải quyết các mục tiêu cụ thể trên, nghiên cứu này đƣợc tiến hành dựa trên các phƣơng pháp nghiên cứu chính sau đây:

 Phƣơng pháp kế thừa tài liệu: Thu thập, tổng quan, kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các kết quả về hiện trạng tài nguyên môi trƣờng tỉnh Nghệ An và các nghiên cứu về phƣơng pháp luận phân vùng chức năng môi trƣờng trên thế giới và ở Việt Nam.

 Phƣơng pháp điều tra khảo sát thực tế: Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã tiến hành khảo sát thực tế để có cái nhìn tổng quan về đặc điểm, hiện trạng kinh tế xã hội và tài nguyên môi trƣờng của tỉnh Nghệ An nhằm phục vụ cho việc phân tích, đánh giá và đƣa ra các kiến nghị, giải pháp để sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng của tỉnh.

 Phƣơng pháp hệ thông tin địa lý (GIS): Đây là phƣơng pháp đặc biệt quan trọng đƣợc tác giả sử dụng để xử lý, phân tích dữ liệu khơng gian nhằm nghiên cứu đặc điểm tài nguyên môi trƣờng của tỉnh Nghệ An để

từ đó đƣa ra đƣợc phƣơng án phân vùng có tính chất trực quan, rõ ràng thể hiện trên các bản đồ chuyên đề. Kết quả của đề tài cũng đã xây dựng đƣợc một hệ cơ sở dữ liệu GIS khá hồn chỉnh, có thể phục vụ đắc lực cho công tác quản lý khai thác và sử dụng vền vững tài nguyên môi trƣờng của tỉnh Nghệ An.

2.3. Cơ sở phƣơng pháp luận phân vùng chức năng môi trƣờng

2.3.1. Chức năng của môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân vùng chức năng môi trường tỉnh nghệ an (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)