.19 Bể lọc sinh học

Một phần của tài liệu ĐATN - TK hệ thống xử lý nước thải cho khách sạn elisa, công suất 103 phòng (Trang 42 - 43)

+ Trong quá trình làm việc, các vật liệu lọc tiếp xúc với nước chảy từ trên xuống, sau đó nước thải đã làm sạch được thu gom xả vào bể lắng bậc 2. Nước thải vào bể lắng bậc 2 có thể kéo theo những mãnh vở của màng sinh học bị tróc ra khi lọc làm việc. Trong thực tế, một phần nước đã qua bể lắng được quay trở lại làm nước pha loãng cho các loại nước thải đậm đặc trước khi vào bể lọc và giữ nhiệt cho màng sinh học làm việc. + Các chất hữu cơ nhiễm bẩn trong nước thải bị oxi hóa bỡi quần thể vi sinh vật ở màng sinh học. Màng này thường dày khoảng 0,1 – 0,4mm. Các chất hữu cơ trước hết bị phân hủy bởi vi sinh vật hiếu khí, sau đó thấm sâu vào màng, nước hết oxi hòa tan và sẽ chuyển sang phân hủy bỡi vi sinh vật kị khí. Khi các chất hữu cơ có trong nước thải cạn kiệt, vi sinh vật ở màng sinh học sẽ chuyển sang hơ hấp nội bào và khả năng dính kết cũng giảm, dần dần bị vỡ cuốn theo nước lọc. Hiện tượng này gọi là tróc màng. Sau đó lớp màng mới lại xuất hiện.

+ Lọc sinh học đang được dùng hiện nay chia làm 2 loại: Lọc sinh học với vật liệu tiếp xúc không ngập trong nước và lọc sinh học với vật liệu tiếp xúc đặt ngập trong nước.

Đề tài: Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho Khách sạn Elisa, cơng suất 103 phịng

+ Phương pháp lọc có ưu điểm là: đơn giản, tải lượng chất gây ô nhiễm thay đổi trong giới hạn rộng trong ngày, thiết bị cơ khí đơn giản và tiêu hao ít năng lượng nhưng cũng có nhược điểm là hiệu suất q trình phụ thuộc rõ rệt vào nhiệt độ khơng khí, chiều dày màng sinh học, tốc độ oxi hóa, cường độ hơ hấp của vi sinh vật, bản chất các chất hữu cơ, đặc tính bể lọc, độ thấm ướt của màng…

● Bể MBBR [8]

+ MBBR là từ viết tắt của cụm từ Moving Bed Biofilm Reactor, được mơ tả một cách dễ hiểu là q trình xử lý nhân tạo trong đó sử dụng các vật làm giá thể cho vi sinh dính bám vào để sinh trưởng và phát triển, là sự kết hợp giữa Aerotank truyền thống và lọc sinh học hiếu khí.

+ Công nghệ MBBR là công nghệ mới nhất hiện nay trong lĩnh vực xử lý nước thải vì tiết kiệm được diện tích và hiệu quả xử lý cao. Vật liệu làm giá thể phải có tỷ trọng nhẹ hơn nước đảm bảo điều kiện lơ lửng được, mật độ giá thể tối đa trong bể MBBR nhỏ hơn 67%. Các giá thể này ln chuyển động khơng ngừng trong tồn thể tích bể nhờ các thiết bị thổi khí và cánh khuấy. Mật độ vi sinh ngày càng gia tăng, hiệu quả xử lý ngày càng cao.

+ Những giá thể này được thiết kế sao cho diện tích bề mặt đạt hiệu dụng lớn nhất, để lớp màng biofilm dính bám trên bề mặt giá thể và tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động vi sinh vật khi những giá thể này lơ lửng trong nước và tiếp xúc với chất dinh dưỡng. Kaldnes Miljoteknologi AS đã phát triển những giá thể động có hình dạng và kích thước khác nhau. Tùy thuộc vào đặc tính q trình tiền xử lý, tiêu chuẩn xả thải và thể tích thiết kế bể thì mỗi loại giá thể có hiệu quả xử lý khác nhau. Hiện tại trên thị trường có 5 loại giá thể khác nhau: K1, K2, K3, Natri và Biofilm Chip M.

Một phần của tài liệu ĐATN - TK hệ thống xử lý nước thải cho khách sạn elisa, công suất 103 phòng (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)