Vận hành hệ thống ở điều kiện bình thường

Một phần của tài liệu ĐATN - TK hệ thống xử lý nước thải cho khách sạn elisa, công suất 103 phòng (Trang 135)

a. Các thao tác thực hiện ở giai đoạn khởi động Vận hành chế độ MAN

+ Bật CB tổng (MCCB) và các CB từng thiết bị để đóng điện cho tu và đóng điện cho các máy bơm nước thải, bơm tuần hoàn, máy thổi khí, …;

+ Bật ON POWER đóng điện cho mạch điều khiển.

+ Chọn chế độ hoạt động MAN và lần lượt nhấn các nút ON cua các máy thổi khí, bơm nước thải… để đưa các thiết bị trên vào hoạt động.

Chú ý: khi vận hành theo chế độ này, người vận hành phải trực tiếp theo dõi mực nước

trong các bể cân bằng, bể chứa bùn để khi cạn có thể kịp thời ngưng bơm.

Vận hành chế độ auto

+ Thực hiện các thao tác tương tự như trên nhưng sau khi bật ON POWER, chọn chế độ hoạt động AUTO để các thiết bị hoạt động theo timer.

Kiểm soát các thông số vận hành

Khi các thông số kiểm soát chất lượng nước có sự thay đổi khác thường như COD (BOD) tăng, SS tăng, pH tăng cao hoặc quá thấp cần đưa ra các phương án xử lý sau:

+ Giảm lưu lượng nước sang bể lắng

+ Tăng lượng bùn tuần hoàn bằng cách mở lớn valve hoặc cho hai bơm hoạt động đồng thời.

+ Tăng lượng khí cấp vào bể hiếu khí và khí cấp vào bể cân bằng bằng cách mở lớn van. + Sử dụng acid hoặc kiềm để đưa pH về môi trường trung tính

b. Các thao tác sau giai đoạn khởi động

Khi hệ thống đã đi vào hoạt động ổn định, hàng ngày người vận hành cần thực hiện các công việc sau:

+ Kiểm tra tình trạng máy khi đang hoạt động như: thăm nhớt và tiếng kêu lạ (đối với máy thổi khí, moto khuấy, máy bơm chìm và máy bơm trục ngang), dòng điện làm việc của tất cả các máy.

+ Kiểm tra mức độ đồng đều cua dàn phân phối khí bể cân bằng và bể sục khí. Nếu thấy khí sục không đều cần phải điều chỉnh lại các valve hoặc mở van xả cặn trên đường ống.

+ Viết báo cáo và bản theo dõi tình trạng máy hàng ngày của hệ thống.

c. Quy trình vận hành

Bảng 6.1 Nguyên lý vận hành các thiết bị trong hệ thống

STT Hạng mục công trình SL SL hoạt động Nguyên lý vận hành Ghi chú Chế độ Man Chế độ Auto 1 Hố thu gom Bơm đặt chìm (220V/1ph /50Hz) 2 2 ON/OFF - Hoạt động theo tín hiêụ từ phao - Hoạt động liên tục 24/24 - Hoạt động theo PLC - Chạy luân phiên bơm: 1 chạy, 1 dự phòng - TG hoạt động: 6h/máy 2 Bể điều hòa

Bơm đặt chìm (220V/1ph /50Hz) 2 2 ON/OFF - Hoạt động theo tín hiêụ từ phao - Hoạt động liên tục 24/24 - Hoạt động theo PLC - Chạy luân phiên bơm: 1 chạy, 1 dự phòng - TG hoạt động: 6h/máy Máy thổi khí (220V/1ph /50Hz) 2 2 ON/OFF - Hoạt động liên tục 24/24 - Hoạt động theo PLC - Chạy luân phiên bơm: 1 chạy, 1 dự phòng - TG hoạt động: 4h/máy Phao : LS1 Đặt tại bể điều hòa 1 1 Truyền tín hiệu đến bơm + Mức 1: Ngưng + Mức 2: Hoạt động - Mức 1: Mực nước thấp - Mức 2: Mực nước đầy 3 Bể lắng I Bơm hút bùn (220V/1ph /50Hz) 2 1 ON/OFF - Hoạt động 4h/24h - Hoạt động theo PLC 4 Bể anoxic Máy khuấy chìm (220V/1ph /50Hz) 2 2 ON/OFF - Hoạt động liên tục 24/24 - Hoạt động theo PLC 5 Bể arotank Máy thổi khí (220V/1ph /50Hz) 2 2 ON/OFF - Hoạt động liên tục 24/24 - Hoạt động theo PLC - Chạy luân phiên bơm: 1 chạy, 1 dự phòng

- TG hoạt động: 4h/máy Bơm đặt chìm (220V/1ph /50Hz) 2 2 ON/OFF - Hoạt động theo tín hiêụ từ phao - Hoạt động liên tục 24/24 - Hoạt động theo PLC - Chạy luân phiên bơm: 1 chạy, 1 dự phòng - TG hoạt động: 6h/máy 6 Bể lắng II Bơm hút bùn (220V/1ph /50Hz) 1 1 ON/OFF - Hoạt động 4h/24h - Hoạt động theo PLC Bơm tuần hoàn

bùn (220V/1ph /50Hz) 1 1 ON/OFF - Hoạt động 24/24 - Hoạt động theo PLC 7 Bể khử trùng Bơm định lượng (220V/1ph /50Hz) 1 1 ON/OFF - Hoạt động 24/24 - Hoạt động theo PLC 8 Bể chứa bùn Bơm hút bùn (220V/1ph /50Hz) 1 1 ON/OFF - Hoạt động 4h/24h - Hoạt động theo PLC 6.1.3 Vận hành khi hệ thống gặp sự cố

Khi hệ thống gặp phải sự cố trong quá trình vận hành điều đầu tiên người vận hành phải xác định hiện tượng, khu vực bị sự cố và thiết bị đang bị sự cố trong hệ thống. Sau khi đã xác định được sự cố kể trên thì người vận hành tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu về mức độ nặng nhẹ của sự cố.

Nhảy rơle nhiệt, mất điện đột ngột dẫn đến hệ thống bị ngưng, một vài máy không hoạt động… cách giải quyết như sau:

+ Kiểm tra chính xác máy bị sự cố: đo dòng làm việc, đo độ dẫn điện và điện trở. Riêng đối với các máy bơm cần kiểm tra lưu lượng, cột áp, công tắc phao.

+ Kiểm tra rơle nhiết trong tu điện điều khiển, nếu bị nhảy thì cần đo lại dòng làm việc của máy so sánh với dòng định mức sau đó hiệu chỉnh lại.

Đối với sự cố mức độ nặng

Khi hệ thống gặp sự cố ở mức độ nặng nằm ngoài khả năng xử lý của người vận hành thì cần thực hiện theo chỉ dẫn sau:

+Xác định nguyên nhân gây ra sự cố.

+ Xác định khu vực bị sự cố (cục bộ hay trên diện rộng, một thiết bị hay nhiều thiết bị), nếu sự cố đó ảnh hưởng lớn thì phải ngưng ngay hệ thống tránh trường hợp hỏng theo dây truyền. Nếu chỉ một vài thiết bị gặp sự cố mà không gây ảnh hưởng lớn thì cứ để hệ thống tiếp tục hoạt động. Nhưng ngay sau đó phải sửa chữa thiết bị hư hỏng.

+ Báo cáo cho người phụ trách trực tiếp để người đó cử kỹ thuật viên tới sửa chữa khắc phục sự cố.

+ Viết báo cáo tường trình (hoặc biên bản sự cố), báo cáo trong sổ vận hành ghi rõ nguyên nhân xác định được để tránh trường hợp tương tự xảy ra.

+ Trong trường hợp gặp sự cố mà vẫn để hệ thống hoạt động như đã nói ở trên, thì phải chuyển chế độ hoạt động sang MAN và chỉ sử dung các thiết bị còn hoạt động được để cho thiết bị hư hỏng không phải chịu sự điều khiển của bộ điều khiển của chế độ AUTO. Vận hành hệ thống ở chế độ MAN, người vận hành phải hết sức chú ý tới hoạt động của các bơm nước thải, bơm dùn dư, bơm hóa chất. Khi nước đã cạn là phải tắt ngay các bơm trên.

6.1.4 Các sự cố thiết bị thường gặp

Bảng 6.2 Các sự cố thiết bị thường gặp STT Loại thiết bị Các sự cố

thường gặp

Các nguyên nhân Cách khắc phục

1 Tủ điện

Cháy, chập pha Do chập mạch Tắt khẩn khi xảy ra chậppha

Cháy thiết bị Bơm, khuấy bị kẹt rác, mất pha.

-Tắt thiết bị, đo điện, nếubình thường, bật thiết bị trởlại và đo dòng hoạt động, điều chỉnh role nhiệt thíchhợp - Nên chỉnh role nhiệt gầnđúng giá trị thực tế vận hành để bảo vệ thiết bị

2 Bơm chìm Bơm hoạt động nhưng không lên nước hoặc lên yếu.

Bơm ngược chiều Đổi pha và kiểm tra dòngAmpe Nghẹt rác Vệ sinh bơm Bơm không hoạt

động

Cháy bơm, mất pha, CB tắt hoặc quá dòng

Kiểm tra và sửa chữa, thaythế

Nhảy role nhiệt và báo lỗi

Dòng định mực nhỏ hơn công suất bơm

Tăng giá trị trên role nhiệt

Bơm ngược chiều Đổi pha Nghẹt rác, đóng

van hoặc đường ống hỏng

Kiểm tra các van đã mở chưa, vệ sinh bơm thường xuyên

3 Máy thổi khí Phát tiếng ồn lớn Chạy ngược chiều Khô dầu mỡ Hỏng bạc đạn

Đổi pha

Bổ sung dầu mỡ Thay bạc đạn Sục khí yếu Ngược chiều

Hỏng van

Kiểm tra van và thay thế

Không hoạt động Máy hỏng Quá dòng

Thay thế hoặc sửa chữa

Kiểm tra toàn bộ máy và điều chỉnh role nhiệt nếu cần thiết Phát ra tiếng kêu

lạ

Dây curoa bị mòn Kiểm tra và thay thế dây

4 Van điện Van đóng khi công tắc đã mở

Cháy van Sửa chữa hoặc thay thế

5 Phao điện Đóng mở không đúng thực tế

Phao hỏng Thay phao

6.2 Bảo trì, bảo dưỡng định kì

Nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định cần phải thường xuyên tiến hành công tác bảo trì.

6.2.1 Hệ thống đường ống kĩ thuật và bể chứa

Để tránh tắt nghẽn đường ống dẫn nước thải cần phải thường xuyên kiểm tra và làm sạch rác trên đường cống dẫn vào hố bơm. Đồng thời vớt lá cây, giẻ, bao nilong, vật lạ rơi vào bể lắng sơ bộ, bể chứa nước thải và chú ý vệ sinh định kỳ các hố thu và hố tập trung.

6.2.2 Các thiết bị

+ Lưu ý rằng cần phải ngắt nguồn điện ra khỏi thiết bị trong suốt quá trình bảo trì và sửa chữa máy.

+ Công tác bảo trì cần thực hiện bởi công nhân lành nghề.

Bảng 6.3 Công tác bảo trì, bảo dưỡng máy bơm chìm, bơm định lượng

STT Lịch bảo trì, bảo dưỡng thiết bị

Công tác cần làm

1 Hàng ngày Hàng ngày khi vận hành bơm nên kiểm tra bơm có đẩynước lên được hay không. Khi máy bơm hoạt độngnhưng không lên nước cần kiểm tra lần lượt các nguyên nhân sau :

+ Nguồn điện cung cấp có bình thường không.

+ Cánh bơm có bị chèn bởi các vật lạ hay không.

+ Động cơ bơm có bị cháy hay không. Khi bơm phát ra tiếng kêu lạ, cũng cần ngừng bơmngay lập tức và tìm các nguyên nhân để khắc phục sựcố như trên.

2 Hàng tuần Hàng tuần phải đo độ cách điện của bơm. Máy hoạt động được bình thường khi độ cách điện cua nó lớnhơn 1MΩ

3 Hàng tháng Kiểm tra độ nhạy của bơm, lấy tín hiệu từ công tắcphao để điều khiển.Đo lưu lượng bơm và điều chỉnh lại bằng van.

4 Hàng quý Kiểm tra tổng thể máy như: độ cách điện, dòng làm việc, lưu lượng, công suất máy thực tế.

5 Hàng năm Hàng năm cần kéo bơm lên kiểm tra tổng thể để bảo dưỡng bơm. Kiểm tra lần lượt

như sau:

+ Kiểm tra dầu cách điện, phốt thủy lực và cơ khí (hydraulics and mechanical seal)

+ Trong trường hợp cần thay dầu cách điện thì loại dầusử dụng là AGIP ARNICA 32, hay ESSOMARCOL 82 hay tương đương.

b. Máy thổi khí, moto khuấy

Bảng 6.4 Công tác bảo trì, bảo dưỡng máy thổi khí, moto khuấy STT Lịch bảo trì, bảo dưỡng thiết

bị

Công tác cần làm

1 Hàng ngày Kiểm tra mực dầu

Kiểm tra máy khi có tiếng kêu hay rung động lạ.

2 Hàng tuần Làm sạch bộ lọc đầu hút

Làm sạch các bộ phận bên ngoài máy thổi khí

Thử van an toàn bằng tay để xem xét nó có bị kẹt haykhông

3 Hàng tháng Kiểm tra độ rò của toàn bộ hệ thống khí Kiểm tra dầu bôi trơn và thay thế nếu cần thiết

4 Hàng năm Kiểm tra các van 1 chiều ở đường ống

Chú ý:

+ Không được đổ dầu đầy máy thổi khí. Mực dầu bôi trơn giao động 3mm xung quanh

vạch đỏ trên kính quan sát dầu. Khi mực dầu thấp hơn mực này cần phải châm thêm để mực dầu đạt đến vạch.

+ Làm sạch bộ lọc đầu hút : Mở hộp lọc khí đặt phía trên đầu máy nén khí, và lấy bộ phận lọc bụi bên trong ra. Rửa sạch bộ lọc bằng xà phòng với nước ấm, sau đó làm khô nó trước khi lắp lại như cũ.

6.3 An toàn lao động và phòng chống cháy nổ 6.3.1 An toàn điện 6.3.1 An toàn điện

+ Nhân viên vận hành phải biết tất cả các biện pháp an toàn, các cách thức xử lý và đưa ra biện pháp sơ cứu khẩn cấp điện. Thường xuyên kiểm tra an toàn toàn bộ thiết bị, dây, công tắc điện và lớp bảo vệ điện, sự rò rỉ điện. Sửa chữa, bổ sung và thay thế hệ thống dây và thiết bị khi cần thiết.

+ Chúng ta phải ngắt nguồn điện từng phần hoặc toàn bộ khu vực liên quan trước khi sửa chữa dây điện. Tuyệt đối tuân thủ các quy định an toàn điện và trang bị các dụng cụ an toàn lao động khi sửa chữa hệ thống (kiểm tra tình trạng điện trước và sau bằng bút thử điện) sử dụng vật liệu cách điện để bao bọc toàn bộ thiết bị có tính dẫn điện xung quanh.

+ Phải có một người đứng canh bên cạnh hệ thống ngắt điện hoặc chúng ta phải đặt cảnh báo "không được kết nối điện" nhằm ngăn chặn người khác không được đóng hệ thống điện trong khi sữa chữa hệ thống. Tránh các vật liệu dễ cháy hoặc nước bắn vào tủ kiểm soát. Khi có vấn đề xảy ra, ấn nút tắt khẩn cấp trên bề mặt tủ để dừng hệ thống.

6.3.2 An toàn khi pha hóa chất

+ Chuẩn bị đủ dụng cụ an toàn lao động khi trộn hóa chất. + Tuân thủ chỉ dẫn chính xác khi trộn hóa chất.

+ Tránh tiếp xúc với hóa chất trong suốt quá trình bảo quản và dự trữ. + Sử dụng nước sạch để rửa sạch khu vực nơi chúng ta trộn hóa chất.

Trường hợp hóa chất dính vào cơ thể: chúng ta phải rửa sạch bằng nước tinh khiết ngay

lập tức, sau đó trung hòa với dung dịch giấm lỏng, chanh hoặc dung dịch axit lỏng khác (citric hoặc dung dịch boric l-3%)

Nếu chúng ta lỡ nuốt phải hóa chất : uống nhiều nước pha với một ít dung dịch giấm hoặc axit citric, boric. Sau đó chúng ta nên uống sữa. Không được uống thuốc làm nôn mửa.

6.3.3 An toàn khi làm việc trong hầm nước

+ Khi làm việc xung quanh hầm nước, chúng ta phải tuân thủ tất cả nội quy về an toàn lao động.

+ Phải kiểm tra trước, độ thông thoáng khí trong bể, đặt quạt hút, hoặc thả vật sống xuống dưới trước khi cho người xuống kiểm tra sự cố. Luôn có từ 2 người trở lên, không tự ý một mình xuống bể mà không có người ở trên.

+ Đi giày, ủng có khả năng ngăn chặn chúng ta khỏi bị trượt chân. Luôn luôn lau chùi nền nhà nhằm ngăn chặn chúng ta khỏi bị trượt chân do sự phát triển của tảo.

+ Giữ cho khu vực xử lý sạch sẽ: dầu, rác....

+ Tránh làm rơi dụng cụ, thiết bị và vật tư có thể ảnh hưởng đến tiến trình, làm hư hỏng thiết bị trong hầm nước.

6.3.4 Phòng chống cháy nổ

+ Hệ thống điện được lắp đặt ngăn nắp với các thiết bị điện đạt tiêu chuẩn do các nhà sản xuất hàng điện có uy tín. Trong công tác xây dựng hệ thống, các hạng mục được thiết kế an toàn cho phòng chống chữa cháy, lối thoát hiểm… được thực hiện theo tiêu chuẩn TCVN 2622 – 2005 và TCVN 18 – 14 do Chính Phủ Việt Nam quy định về phòng cháy chữa cháy.

+ Thiết kế đường xe cấp hóa chất đủ rộng để tiện đường di chuyển và thoát hiểm khi có cháy nổ xảy ra trong hệ thống. Luôn đủ nguồn nước dự trữ nhằm dập tắt đám cháy nhanh chóng.

+ Trang bị đầy đủ các dụng cụ phòng cháy chữa cháy, có phương án PCCC và tuân theo mọi quy định về PCCC. Lập kế hoạch và triển khai các công việc cụ thể nhằm đảm bảo an toàn trong phòng chống cháy nổ, diễn tập các tình huống ứng cứu khi có cháy nổ trong hệ thống xử lý.

KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

+ Nước thải khách sạn nữ hoàng Elisa chứa chất ô nhiễm khá cao: COD (400 mg/l), BOD5 (250 mg/l), TSS (350 mg/l), Amoni (70 mg/l), PO43- (11 mg/l), Dầu mỡ (70 mg/l), Coliform (15000 MNP) cần được xử lý khi thải ra môi trường. Xử lý nước thải bằng rất nhiều phương pháp trong đó phương pháp sinh học được chọn để xử lý với sơ đồ công

Một phần của tài liệu ĐATN - TK hệ thống xử lý nước thải cho khách sạn elisa, công suất 103 phòng (Trang 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)