14 Áp dụng pháp luật về an ninh mạng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở việt nam (Trang 68 - 70)

Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và sử dụng pháp luật là những hình thức THPL mà ở đó các chủ thể pháp luật đều có thể thực hiện thì áp dụng pháp luật là hình thức THPL đặc biệt vì ln có sự tham gia của Nhà nước, là hoạt động THPL của các cơ quan nhà nước Thông qua các cơ quan có thẩm quyền, Nhà nước tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện quy định pháp luật hoặc căn cứ vào quy định pháp luật, Nhà nước ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể

Áp dụng pháp luật về an ninh mạng là hình thức THPL đặc biệt mà ở đó, cơ quan có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật về ANM hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của

pháp luật để ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể trong lĩnh vực ANM theo những thủ tục, trình tự luật định Các cơ quan nhà nước như Bộ Công an, Bộ Quốc

phịng, Ban Cơ yếu chính phủ, UBND cấp tỉnh, cá nhân có thẩm quyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện kiểm tra, giám sát, kiềm chế, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về ANM Ví dụ: Bộ Cơng an có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ việc sử dụng mạng internet của cá nhân khi có bằng chứng cho thấy cá nhân này thực hiện hành vi sử dụng mạng internet để đào tạo, huấn luyện người chống phá Nhà nước

Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính tổ chức, thể hiện quyền lực nhà nước khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước, chế tài pháp luật đối với các chủ thể pháp luật có hành vi vi phạm pháp luật về ANM, được thực hiện thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, lực lượng chuyên trách bảo vệ ANM được Nhà nước trao quyền nhằm cá biệt hóa các quy phạm pháp luật vào các trường hợp cụ thể đối với cá nhân, tổ chức

Hình thức áp dụng pháp luật ANM được thực hiện khi các cơ quan nhà nước thấy cần thiết phải đưa ra quyết định xử lý hành vi vi phạm an ninh mạng Cụ thể, Bộ Cơng an có thẩm quyền ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thơng tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vơ tuyến theo quy định của pháp luật; yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thơng tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên KGM xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên KGM; phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thơng tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật;

khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự; biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở việt nam (Trang 68 - 70)

w