12 Khái niệm pháp luật về an ninh mạng

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở việt nam (Trang 46 - 48)

Pháp luật ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Theo quan điểm của học thuyết Mác - Lênin, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung, do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thừa nhận, ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị Đồng thời, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm tạo ra một xã hội ổn định, trật tự và phát triển Với tư cách là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp luật luôn tác động và ảnh hưởng mạnh mẽ tới các quan hệ xã hội nói chung, cũng như tới tất cả các yếu tố của thượng tầng chính trị - pháp lý nói riêng Q trình tác động và ảnh hưởng của pháp luật thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào loại đối tượng và loại quan hệ cụ thể cần có sự điều chỉnh của pháp luật Biểu hiện cụ thể của sự tác động đó bao giờ cũng phản ánh trong khn mẫu của các hành vi xử sự được xác định mà các chủ thể pháp luật phải tuân thủ, chấp hành hoặc lấy đó làm cơ sở để sử dụng hoặc áp dụng chúng cho phù hợp với những điều kiện tương ứng trên thực tế

Dưới góc độ pháp luậ t th ực đị nh, pháp lu ậ t v ề ANM đượ c hình thành trong quá trình th ực hi ện ch ủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyề n XHCN Vi ệ t Nam, nâng cao hi ệ u l ực, hi ệu qu ả qu ản lý nhà nước đối v ới KGM

Tất cả những hành vi xâm phạm bất hợp pháp an tồn, an ninh thơng tin đều được các quốc gia trên thế giới quy định trong luật hình sự với các tiếp cận khác nhau như tội phạm xâm phạm an ninh không gian mạng

(cybercrime), tội phạm máy tính (computer crime), tội phạm cơng nghệ cao (hightech crime) Về cơ bản, các khái niệm này có nội hàm thống nhất trong Công ước Budapest về tội phạm mạng năm 2001 Theo đó, các hành

vi sau đượ c coi là t ộ i ph ạ m m ạng như: t ruy c ậ p b ấ t h ợ p pháp; c ả n tr ở b ấ t h ợ p pháp vi ệ c truy ề n t ả i d ữ li ệ u máy tính; can thi ệ p trái phép vào d ữ li ệ u; can thi ệ p trái phép vào h ệ th ố ng; s ử d ụ ng trái phép thi ế t b ị ; gi ả mạ o liên quan đế n máy tính; gian l ận liên quan đ ế n máy tính; vi ph ạ m liê n quan đế n hình ả nh tr ẻ em khiêu dâm; vi ph ạ m quy ề n tác gi ả và quy ề n liên quan qua h ệ th ố ng máy tính [53]

Tội phạm mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để thực hiện tội phạm được quy định tại Bộ Luật hình sự [80, tr 8] Đó là những tội phạm xâm phạm ANM được xác định có mục đích phá hoại chính trị hay trục lợi về kinh tế bằng việc sử dụng các thủ đoạn tấn công, xâm nhập, lấy cắp, phá hủy dữ liệu, truyền đưa thông tin nhạy cảm trái phép lên mạng, tấn công từ chối dịch vụ, lừa đảo, xâm phạm bí mật cá nhân, bí mật đời tư, bí mật kinh doanh,v v

Trong khoa học pháp lý hiện nay, chưa có khái niệm thống nhất về sự điều chỉnh của pháp luật đối với lĩnh vực ANM Tuy nhiên, từ những khái niệm chung về pháp luật và sự phân tích mối liên hệ giữa pháp luật và vấn đề ANM, luận án đưa ra khái niệm pháp luật về ANM ở Việt Nam như sau: Pháp luật về an ninh mạng là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà

nước ban hành và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng

Pháp luật về ANM ở Việt Nam hiện hành được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, bao gồm Luật An ninh quốc gia năm 2004, Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Luật Công nghệ thông tin năm 2006, Luật Công nghệ cao năm 2008, Luật Viễn thông năm 2009, Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009, Luật Cơ yếu năm 2011, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013, Luật An tồn thơng tin mạng năm 2015, Bộ Luật hình sự năm 2015, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2018, Luật Cơng an nhân dân năm 2018, Luật Quốc phịng năm 2018, Luật An ninh mạng năm 2018, Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng, Nghị định 85/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ về bảo đảm hệ thống thơng tin theo cấp độ, Nghị định 142/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ về ngăn chặn xung đột thơng tin mạng, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày

03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thơng, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử, Nghị định 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác, v v

Một phần của tài liệu Thực hiện pháp luật về an ninh mạng ở việt nam (Trang 46 - 48)

w