●Điều kiện cấp tín dụng
Cơng dân là người Việt Nam, có đầy đủ tư cách pháp lý, độ tuổi từ 18 đến 60 đối với nam và từ 18-55 tuổi đối với nữ tính đến thời điểm hết hạn hợp đồng vay vốn. Tất cả khách hàng hiện đang sinh sống hoặc làm việc tại các khu vực có chi nhánh của ngân hàng Shinhan bank.
Mức thu nhập ổn định, khoản thu nhập tối thiểu 3 triệu đồng/ tháng Vốn vay phải được sử dụng cho các mục đích chính đáng.
Với loại hình vay thế chấp, khách hàng cần có tài sản đảm bảo. Khách hàng khơng được có nợ xấu ngân hàng trước đó.
●Quy trình tín dụng của Shinhanbank gồm những bước sau:
Nhân viên tư vấn tài chính sẽ tư vấn rõ cho khách hàng về khoản vay. Trong q trình đó nhân viên sẽ chia sẻ cho khách hàng về qui trình tín dụng cũng như là những hồ sơ khách hàng cần có để thực hiện khoản vay. Các hồ sơ KH cần cung cấp cho Ngân hàng bao gồm:
Hồ sơ pháp lý
- CMND (CMND hoặc Hộ chiếu hoặc Thẻ căn cước của bạn và vợ/chồng bạn (bản photo) – không cần phải cấp ở nơi bạn đang sống hoặc nơi bạn mua nhà (CMND phải cịn hạn). Phải cung cấp thơng tin đồng thời các bản CMND, Thẻ căn cước và hộ chiếu vợ/chồng bạn đã từng được cấp, kể cả trường hợp bạn bị mất một trong các loại thẻ trên, bạn cũng phải cung cấp số CMND, hộ chiếu hoặc thẻ căn cước để ngân hàng kiểm tra thông tin. - Sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú dài hạn photo. Nếu có sổ hộ khẩu rồi thì khơng cần sổ tạm trú dài hạn nữa. Trong trường hợp chưa có sổ Hộ khẩu hoặc sổ tạm trú dài hạn bạn có thể bổ sung giấy tạm trú tạm vắng có thời hạn hoặc các hóa đơn điện, nước, internet xác nhận chỗ ở của bạn hiện tại.
- Đăng ký kết hơn /Giấy xác nhận tình trạng hơn nhân (Do UBND Phường/ Xã nơi bạn có hộ khẩu cấp). Nếu bạn đã từng ly hôn cần cung cấp quyết định của tịa án về vấn đề này.
Hồ sơ tài chính
- Nguồn thu từ lương: hợp đồng lao động, quyết định công tác, hoặc thư xác nhận bản gốc từ người sử dụng lao động. Sao kê tài khoản trả lương qua ngân hàng hoặc bảng lương (phiếu nhận lương) 06 tháng gần nhất (12 tháng đối với người có thu nhập từ hoa hồng bán hàng/nhân viên kinh doanh).
- Đối với các nguồn thu bằng tiền mặt lớn hơn 19 triệu đồng bạn cần cung cấp thêm số sổ bảo hiểm, hoặc quyết toán thuế thu nhập cá nhân trong năm gần nhất.
- Nguồn thu từ Hộ kinh doanh: đăng kí kinh doanh, sổ sách ghi chép 12 tháng.
- Nguồn thu từ cơng ty riêng: đăng kí kinh doanh, báo cáo tài chính 2 năm gần nhất, óa đơn VAT 6 tháng gần nhất, hợp đồng đầu ra có giá trị.
- Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập khác, ví dụ như: nhà cho thuê/xe cho thuê, ổn định trong vòng 06 tháng gần đây (sổ đỏ nhà cho thuê/giấy tờ xe mang tên người vay biên nhận tiền cho thuê…).
Hồ sơ mục đích vay
- Mua bất động sản: Giấy đặt cọc / Thỏa thuận mua bán…
- Hợp đồng mua bán nhà, các giấy tờ liên quan đến đặt cọc, thanh tốn khác (nếu có). - Xây sửa nhà cửa: Hợp đồng thi cơng / Bảng dự tốn…
- Tiêu dùng: Bảng kê các vật dụng cần mua… Hồ sơ tài sản thế chấp
- Nếu thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay: Bản sao sổ đỏ của tài sản định mua, CMT của người bán.
- Nếu thế chấp bằng tài sản khác:
Thuộc sở hữu của bạn: Bản sao sổ đỏ
Thuộc sở hữu của bên thứ ba: Bản sao sổ đỏ, chứng minh thư/căn cước của bên thứ ba, Giấy tờ chứng nhận mối liên quan giữa vợ/ chồng bạn và bên thứ ba như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu …
Lưu ý về tài sản:Tài sản đủ điều kiện vay vốn của Shinhanbank phải sở hữu các yếu tố sau:
Điều kiện để tài sản thế chấp nhận được theo tỷ lệ 70%:
Đất: Diện tích đất, hướng thửa đất, chiều dài các cạnh được ghi nhận trên giấy chứng nhận phải đúng với thực tế.
Tài sản gắn liền với đất: Toàn bộ tài sản khách gắn liền với đất phải được hồn cơng trên giấy chứng nhận.
Đối với các tài sản có sự sai lệch giữa thực tế và giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản thì tối đa giá trị thế chấp là 50% giá trị đất.
Các nguồn thu nhập từ mua bán chứng khốn, cổ phiếu khơng, cho thuê tài sản của bên thứ ba ủy quyền cho vợ/ chồng bạn, đồng trả nợ của bên thứ ba đều không được chấp nhận.
Hồ sơ tích lũy tài sản:
Bao gồm giấy tờ của bất động sản, ô tô, hoặc sổ tiết kiệm bạn đang đứng tên.
Một điều mà ShinhanBank để lại ấn tượng trong lòng khách hàng đấy là nhân viên sẽ đến tận nơi KH để xem xét và đối chiếu hồ sơ, KH không cần phải đến trực tiếp chi nhánh.
Bước 2: Phân tích tín dụng
Sau khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, CBTD sẽ tiến hành kiểm tra tất cả các hồ sơ cũng như xác mình lại thơng tin, và quy trình xác minh thơng tin của Shinhan Bank sẽ chặt chẽ hơn các ngân hàng khác. Quy trình trên bao gồm:
Kiểm tra hồ sơ vay vốn
Cán bộ tín dụng sẽ trực tiếp kiểm tra tính hợp pháp của các giấy tờ trong hồ sơ và báo cáo lại với phòng tin dụng cả trong trường hợp giấy tờ hợp lệ và khơng hợp lệ
Tìm hiểu khách hàng vay vốn
Cán bộ tín dụng sẽ đi thực tế để tìm hiểu về các vấn đề: - Gia đình
- Tình trạng nhà xưởng, máy móc, thiết bị nơi kinh doanh, quy trình cơng nghệ, kĩ thuật…
- Nguồn thu nhập thường xuyên của các thành viên trong gia đình - Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
- Đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay (nếu có)
- Mối quan hệ với các bạn hàng, quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng khác. Kiểm tra mục đích vay vốn
Kiểm tra xem mục đích vay vốn có phù hợp với phương án kinh doanh hay tính hợp pháp của mục đích vay vốn.
Xác minh thông tin
Với những khách hàng quen từ trước thì ngân hàng thực hiện xác minh qua các thơng tin từ trước của khách hàng như qua CIC, trung tâm thơng tin tín dụng, các bạn đối tác của ngân hàng…
Cịn đối với khách hàng mới thì ngân hàng sẽ phỏng vấn trực tiếp khách hàng sau đó sẽ thực hiện công tác thu thập và xử lý thông tin từ các nguồn .
Đánh giá năng lực tài chính
Kiểm tra tính chính xác của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tài chính của doanh ghiệp. Thẩm định phương án vay vốn đầu tư
CBTD phải tìm hiểu, kiểm tra mục đích sử dụng vốn có phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng hay khơng, có bị sử dụng sai mục đích khơng, nhu cầu vốn có hợp lý khơng.
Tái thẩm định phương án vay
CBTD thực hiện thẩm định và viết báo cáo thẩm định trình trưởng/ phó phịng tín dụng sau đó trình tiếp lên Giám đốc/Phó giám đốc chi nhánh.
Qua các đánh giá của khách hàng có thể nhận thấy quy trình thẩm định ở ngân hàng Shinhan Bank làm khá tốt. Thậm chí khi nộp hồ sơ đăng ký vay vốn ở đây đã 1, 2 tuần nhưng vẫn chưa thẩm định xong. Nhân viên sẽ gọi điện và xác nhận và hỏi rất nhiều thông tin. Nếu như nhận thấy khách hàng cung cấp các thơng tin mập mờ thì hồ sơ sẽ bị loại . Nhưng bù lại khi đăng ký vay tiền ở đây lãi suất sẽ thấp hơn so với các ngân hàng trong nước. Bởi vì đây là ngân hàng nước ngoài với 100% nguồn vốn đến từ Hàn Quốc. Và ngân hàng nước ngồi thì tất nhiên khơng thể được ưu ái bằng ngân hàng trong nước được. Mục đích họ xét duyệt hồ sơ khó khăn như vậy để đảm bảo cho số tiền đã cung cấp. Đồng thời khi đăng ký vay tiền tại Shinhan Bank bạn được miễn phí các khoản phí như bảo hiểm khoản vay và một số khoản phí bí mật. Điều này thì ngân hàng trong nước khơng có .
Quy trình thẩm định tại Shinhan Bank sẽ mất khoảng từ 3 – 4 ngày làm việc. Nếu nộp hồ sơ từ thứ 2 thì đến thứ 6 sẽ có kết quả, nếu nộp vào thứ 7 thì sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Bước 3: Quyết định tín dụng
Sau khi nghiên cứu, thẩm định các điều kiện vay vốn, cán bộ tín dụng Shinhan Bank lập báo cáo thẩm định kiêm tờ trình cho vay kèm hồ sơ vay vốn trình phân tích tín dụng. Trên cơ sở Tờ trình của cán bộ tín dụng kèm hồ sơ vay vốn, trưởng phịng tín dụng xem xét kiểm tra, thẩm định lại và ghi ý kiến vào Tờ trình và trình Lãnh đạo. Cán bộ tín dụng căn cứ ý kiến của trưởng phịng tín dụng để tiến hành làm một hoặc các thủ tục sau:
- Yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ, tài liệu đối với trường hợp cần bổ sung các điều kiện vay vốn.
- Thẩm định lại, bổ sung, chỉnh sửa tờ trình nếu khơng đạt u cầu. Soạn thảo văn bản trả lời khách hàng đối với trường hợp từ chối cho vay.
- Trình trưởng phịng tín dụng để kiểm tra lại nội dung, trưởng phịng tín dụng có ý kiến đồng ý hay khơng đồng ý trình lãnh đạo quyết định.
Việc đưa ra quyết định tín dụng ngồi dựa vào báo cáo thẩm định và đề xuất của cán bộ tín dụng cịn phụ thuộc vào:
Thông tin cập nhật từ thị trường, các cơ quan có liên quan.
Chính sách tín dụng của ngân hàng, những quy định hoạt động tín dụng của nhà nước.
Nguồn cho vay của ngân hàng khi ra quyết định.
Với những khoản vay thuộc quyền phán quyết: Sau khi kiểm tra lần cuối hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, ban lãnh đạo ngân hàng chi nhánh sẽ quyết định: Duyệt đồng ý cho vay; Duyệt cho vay có điều kiện; Khơng đồng ý; Triệu tập họp hội đồng tư vấn tín dụng để quyết định với khoản vay lớn và phức tạp.
Với khoản vay vượt tầm phán quyết: Ban thẩm định dự án ngân hàng cấp trên phê duyệt. Chỉ khi có thơng báo, ngân hàng khu vực mới được phép giải ngân. Nội dung duyệt phải xác định rõ: số tiền cho vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay và các điều kiện khác (nếu có).
Giám đốc chi nhánh nơi thực hiện tín dụng sẽ là người ký quyết định cuối cùng.
Bước 4: Giải ngân
Sau khi nhận được thông báo cấp khoản vay nếu khách hàng đồng ý giải ngân ln thì ngân hàng sẽ tiến hành thủ tục giải ngân theo yêu cầu của khách hàng. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện duyệt thì Chuyên viên quan hệ khách hàng sẽ thông báo rõ lý do với KH và yêu cầu bổ sung thêm các giấy tờ để đủ điều kiện xét duyệt.
Trình duyệt giải ngân của Shinhanbank: cán bộ tín dụng sau khi xem xét chứng từ giải ngân nói trên, nếu đủ điều kiện giải ngân thì trình trưởng phịng tín dụng. Trưởng phịng tín dụng kiểm tra lại điều kiện giải ngân và nội dung trình của cán bộ tín dụng: Nếu đồng ý: ký trình lãnh đạo; nếu chưa phù hợp, yêu cầu cán bộ tín dụng chỉnh sửa lại;
nếu khơng đồng ý: ghi rõ lý do, trình lãnh đạo quyết địnhLãnh đạo ký duyệt: Nếu đồng ý: Ký duyệt/ Nếu chưa phù hợp: yêu cầu chỉnh sửa lại/ Nếu không đồng ý: Ghi rõ lý do.
Sau khi xem xét đầy đủ và ký kết hết các loại giấy tờ, cán bộ đóng dấu, khai báo và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định. Phương pháp giải ngân bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt, cần phải có ID, căn cước và chữ ký của khách hàng.
Bước 5: Giám sát và kiểm tra tín dụng
Nội dung giám sát bao gồm: Mở sổ sách theo dõi
CBTD mở sổ sách theo dõi các thông tin của khoản vay theo hợp đồng tín dụng, bảng theo dõi nợ vay, khai thác khi cần thiết hoặc lưu các sao kê điện toán theo nội dung: ngày tháng năm giải ngân, số tiền giải ngân, lãi suất áp dụng, ngày tháng năm thu nợ, số tiền thu nợ, lãi, dư nợ từng thời điểm, số tiền gia hạn nợ, thời gian gia hạn nợ, số tiền chuyển nợ quá hạn, thời hạn chuyển nợ quá hạn…
Khai thác phần mềm điện toán
CBTD cũng thường xuyên sử dụng phần mềm điện toán để theo dõi quản lý khoản vay, nếu phát hiện số liệu hạch tốn sai lệch với hồ sơ tín dụng phải báo cáo với TPTD phối hợp với các phịng có liên quan để xử lý.
Kiểm tra mục đích sử dụng vốn, vật tư đảm bảo cho vay: Kiểm tra qua hồ sơ chứng từ; Kiểm tra tại hiện trường; Lập biên bản kiểm tra:
Nếu khách hàng sử dụng sai mục đích hoặc phát sinh những vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng, CBTD có báo cáo báo cáo TPTD trình lãnh đạo xem xét quyết định ngừng cho vay hoặc có biện pháp thu hồi nợ trước hạn.
Phân tích hiệu quả vốn vay
Kiểm tra các biện pháp đảm bảo tiền vay
- Kiểm tra sử dụng vốn dụng vốn vay của cán bộ hỗ trợ quan hệ khách hàng. - Đánh giá lại tình trạng khoản vay, việc sử dụng vốn vay
- Phân tích đảm bảo nợ vay, tình hình tài chính của khách hàng thơng qua nhiều nguồn tài liệu khác nhau.
Các cán bộ QHKH, hỗ trợ QHKH, thẩm định tín dụng theo dõi chặt chẽ tình hình tài chính và tinh hình tín dụng của khách hàng.
Phí tất tốn khoản vay Shinhan Bank trước hạn sẽ được tính là 3% dựa trên số dư nợ cịn lại hiện có.
Bước 6: Thanh lý tín dụng
Khi khách hàng đã hồn trả hết cả gốc, lãi và các nghĩa vụ liên quan, cán bộ tín dụng kiểm tra, đối chiếu với số liệu của bộ phận kế toán để chắc chắn khoản vay đã được tất tốn.
Shinhanbank sẽ tiến hành thanh lý tín dụng mặc nhiên: chấm dứt hiệu lực của hợp đồng tín dụng khi khoản nợ đã hồn trả đầy đủ theo thỏa thuận cùng với thanh lý tín dụng bắt buộc: là việc ngân hàng dựa trên cơ sở pháp lý để tìm kiếm các nguồn bù đắp nhằm xử lý các khoản nợ đến hạn nhưng khách hàng không tự giác hoặc khơng hồn trả đúng hạn. Bên đi vay phải hoàn trả khoản nợ khi kết thúc hợp đồng tín dụngBên đi vay phải hoàn trả khoản nợ khi kết thúc hợp đồng tín dụng
Đối với những trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo, cố tình nợ nần dây dưa, hoặc làm ăn yếu kém khơng cịn phương cách cứu vãn, Shihanbbank sẽ áp dụng phương án thanh lý, tức là sử dụng các biện pháp có thể được để thu hồi được khoản nợ, bao gồm phong toả, bán các tài sản thế chấp, tước đoạt các khoản tiền gửi...
Trường hợp doanh nghiệp đi vay bị phá sản thì ngân hàng sẽ tiến hành thanh lý cả khoản nợ bảo đảm và không bảo đảm.
Trường hợp khách hàng có khó khăn về tài chính, song vẫn kiên quyết tìm cách khắc phục để trả nợ, ngân hàng thường áp dụng phương án khai thác, bao gồm gia hạn nợ, giảm lãi hoặc cho vay thêm.
III.So sánh quy trình tín dụng của BIDV, Sacombank và ShianhanBank và đưa ra giải pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng