- Khoảng cách đến mặt nước: 0.5 30m
3. Cơng nghệ quan trắc sol khí
Sol khí có vai trị rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên cán cân bức xạ và vì vậy tác động lên thời tiết, khí hậu. Hiệu ứng trực tiếp của sol khí là phân bố lại bức xạ sóng ngắn và sóng dài bằng tán xạ và hấp thụ không đồng đều trên khắp hành tinh. Ảnh hưởng của các quá trình này là rất lớn và vì vậy khơng thể khơng tính đến các tính chất quang học của sol khí trong các mơ hình thời tiết, khí hậu. Tác động gián tiếp và cũng rất quan trọng là nó ảnh hưởng đến q trình chuyển pha của nước trong khí quyển. Sol khí tham gia trong q trình hình thành mây với vai trị là hạt nhân ngưng kết. Thiếu sol khí thì q trình này sẽ trở nên khó khăn, bởi vậy mà mây và mưa liên quan trực tiếp đến sự hiện diện của sol khí trong khí quyển. Tính chất của sol khí làm thay đổi kích thước hạt trong mây, từ đó thay đổi hiệu ứng của mây lên việc phản xạ và hấp thụ ánh sáng và như vậy cũng gián tiếp ảnh hưởng đến cán cân bức xạ. Sol khí có thể là nơi để cho các phản ứng hoá học xảy ra (heterogeneous chemistry), trong đó có phản ứng quan trọng làm phá huỷ ozon tầng bình lưu.
Sol khí tác động lên môi trường và sức khỏe. Kích thước và thành phần hóa học (đặc biệt các độc tố, chất phóng xạ) là những thơng số quan trọng tác động đến môi trường và sức khỏe con người. Những nghiên cứu gần đây cho thấy ở các khu vực thành phố công
nghiệp có xu hướng gia tăng bệnh ung thu phổi, rối loạn tim mạch và xu thế giảm tuổi thọ của người dân. Các kết quả quan trắc về sol khí là số liệu đầu vào cho việc nghiên cứu mối quan hệ giữa sol khí và thời tiết, khí hậu.
Báo cáo của IPCC (2013) khẳng định sol khí (và mây) đóng góp lớn vào sự bất định trong việc đánh giá cán cân bức xạ của Trái đất. Các q trình sol khí ảnh hưởng tới khí hậu đã có những hiểu biết nhất định, tuy nhiên trong mơ hình sol khí và khí hậu tồn cầu, các q trình liên quan sol khí cịn nhiều điều chưa rõ. Trên tồn cầu đóng góp độ dày quang học sol khí do con người được đánh giá là 20-40% (độ tin cậy trung bình) và từ ¼ đến 2/3 hạt nhân ngưng kết là có nguồn gốc nhân tạo (độ tin cậy thấp). Lượng hóa các quá trình tương tác mây và sol khí vẫn là một thách thức.
Năm 2007, nhằm mục đích đẩy mạnh việc nghiên cứu đánh giá vai trị của sol khí lên thời tiết khí hậu vùng Đơng Nam Á, tổ chức của Mỹ là Cơ quan hàng không vũ trụ (NASA) và một số cơ quan của các nước khu vực Đơng Nam Á đã xây dựng chương trình nghiên cứu sự phản hồi ơ nhiễm khí quyển khu vực Đông Nam Á (Program to Study Pollution- Meteorology Feedbacks in Southeast Asia) với tên gọi là 7 SEAS (The Seven SouthEast Asian Studies). Viện Vật lý Địa cầu đại diện cho Việt Nam tham gia chương trình nghiên cứu này. Mục tiêu của chương trình là tập trung nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của sol khí lên thời tiết, khí hậu và vì vậy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho Việt Nam, nước được cho là chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu tồn cầu. Các nhóm vấn đề chính của Chương trình 7SEAS bao gồm: 1, Mây và giáng thủy; 2, Vận chuyển bức xạ; 3, Phát thải nhân tạo, tự nhiên và lan truyền; 4, Hóa học khí quyển tự nhiên; 5, Khí tượng nhiệt đới-cận nhiệt đới; 6, Khả năng dự báo, cảnh báo thời tiết, khí hậu khu vực; 7, Hiệu chỉnh/Kiểm chứng.
Trong chương trình này, Viện Vật lý địa cầu đã tham gia đo đạc trong hệ thống mạng trạm đo sol khí mặt đất do NASA thiết kế bao phủ tồn cầu. Chương trình nhằm mục đích tạo cơ sở dữ liệu lâu dài về tính chất quang, vật lý vi mơ và bức xạ của sol khí. Số liệu được đo đạc bao gồm trực xạ ở 8 dải phổ, tán xạ bầu trời ở 4 dải phổ. Từ các số liệu này có thể tính được độ dày quang học của sol khí, lượng hơi nước, thơng số Amstrong, phân bố kích thước sol khí, phân loại sol khí, albedo tán xạ đơn, hàm pha, ...Số liệu này có vai trị quan trọng trong việc đánh giá ảnh hưởng của sol khí lên thời tiết, khí hậu. Đây là một vấn đề đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu bởi hiệu ứng gián tiếp của sol khí lên mây và giáng thủy chưa được đánh giá chi tiết và có sai số cao;
Các nghiên cứu về sol khí cũng góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu các vấn đề ô nhiễm không khí, đặc biệt là ô nhiêm xuyên biên giới. Các nghiên cứu trong thời gian tới cần thực hiện là phát triển mạng trạm tổng hợp, kết hợp mơ hình dự báo quy mơ nhỏ.