- Khoảng cách đến mặt nước: 0.5 30m
4. Yêu cầu về kết quả hiển thị
Phần mềm phải hiển thị được các thông tin sau: - Số liệu đo mưa theo thời gian thực.
- Số liệu đo mực nước theo thời gian thực. - Mực nước dự báo.
- Bản đồ ngập lụt dự báo.
- Bản đồ đường di trú và vị trí cư trú khi xảy ra ngập lụt.
- Tự động cảnh báo trên điện thoại: Khi mưa/mực nước vượt 1 ngưỡng xác định trước, hệ thống tự động gửi cảnh báo theo số liệu quan trắc và theo số liệu dự báo về lượng mưa và mực nước tại các điểm khống chế về Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các chuyên viên và lãnh đạo phụ trách.
- Báo cáo các vùng ngập lụt và các đối tượng ảnh hưởng: Hệ thống sẽ phân tích dữ liệu bản đồ để tạo nên báo cáo bị ảnh hưởng bởi ngập lụt hạ du theo thời gian thực.
Công nghệ quan trắc KTTV phục vụ dự báo, cảnh báo thiên tai thời kỳ công nghệ số
3 Công ty Cổ phần Thiết bị Khí tượng Thủy văn và môi trường Việt Nam
Các phép đo thơng lượng khí trong và ngồi hệ sinh thái, định lượng lượng nước bay hơi thất thốt từ ruộng nơng nghiệp hoặc giám sát tốc độ phát thải khí qua địa điểm phát thải cacbon có thể được thực hiện bằng nhiều kỹ thuật. Trong số các kỹ thuật này, phương pháp sai rối (Eddy Covariance) là một trong những phương pháp tiếp cận chính xác và trực tiếp để xác định lượng tỷ lệ phát thải và tiêu thụ của nhiều loại khí khác nhau cũng như hơi nước trên các khu vực có kích thước từ vài trăm đến hàng triệu mét vuông. Phương pháp này dựa trên các phép đo trực tiếp và nhanh chóng về vận chuyển khí bằng gió 3 chiều trong thời gian thực, từ đó tính tốn các thông lượng hỗn loạn trong lớp ranh giới khí quyển. Các dòng khí nhà kính như CO2, H2O, CH4, N2O và các khí khác trên đất và bề mặt nước, tán cây và các khu vực đô thị hoặc công nghiệp, từ phép đo đơn điểm sử dụng các trạm cố định hoặc di động. Phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi trong khí tượng vi mô hơn 30 năm qua. Tuy nhiên hiện nay, với các phương pháp luận vững chắc hơn và thiết bị đo đạc tiên tiến, phương pháp này đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác bao gồm khoa học, công nghiệp, nông nghiệp, giám sát, môi trường và các quy định về phát thải cũng như nghiên cứu về biến đổi khí hậu.
Hình 1. Mơ phỏng các dịng khí nhà kính CO2
Các cơ quan quản lý của chính phủ, cũng như một số tổ chức phi chính phủ được giao nhiệm vụ giám sát nồng độ của các loại khí nhà kính cụ thể (ví dụ như CO2, H2O, CH4 là những khí chiếm tỷ lệ cao nhất) và tỷ lệ phát thải khí từ các khu vực được quy định, chẳng hạn như bãi chôn lấp, khu chăn nuôi, đầm phá, khu công nghiệp, khu vực thành phố,… để ngăn ngừa ô nhiễm, nâng cao chất lượng khơng khí, tn thủ các chương trình mua bán khí thải (giới hạn và thương mại,…) và giảm thiểu tác động của khí thải đối với biến đổi khí
hậu toàn cầu. Trọng tâm của các phép đo này là định lượng chính xác nồng độ hoặc phát thải với mục đích thực thi các quy định hiện hành hoặc phát triển các quy định mới. Trong đó, một trạm đo theo nguyên lý sai rối được hình thành bao gồm các máy phân tích khí CO2, H2O, CH4 hiệu suất cao được lắp đặt kết hợp cùng máy đo gió 3 chiều theo nguyên lý siêu âm và các cảm biến khí tượng, sinh học để có thể phát hiện mức độ phát thải của các loại khí nhà kính trên cũng như các mối liên hệ với các yếu tố môi trường xung quanh như nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ, các dịng nhiệt và sự thích ứng của hệ sinh thái đối với sự thay đổi của khí hậu.
Hình 2. Trạm đo theo nguyên lý sai rối
Một trong những ví dụ điển hình của việc nghiên cứu biến đổi khí hậu theo nguyên lý sai rối là nghiên cứu về trao đổi lượng khí CO2 của hệ sinh thái rừng đối với mơi trường. Nghiên cứu của Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga tại vườn quốc gia Nam Cát Tiên về Giám sát các dòng năng lượng ẩn nhiệt, hiển nhiệt và CO2 trao đổi giữa hệ sinh thái rừng (HSTR) và khí quyển là một trong số cách tiếp cận có cơ sở khoa học và độ chính xác cao nhằm lượng hóa giá trị đóng góp của rừng đối với khí hậu. Kết quả nghiên cứu các đối tượng này trên HSTR Nam Cát Tiên trong giai đoạn 2012-2014 đã chỉ ra trung bình có đến 11/12 tháng trong năm (trên 90%) HSTR này đóng vai trị là bể chứa carbon, hấp thụ CO2 từ khí quyển, với năng lực hấp thụ trung bình đạt 455,8gC/m2.
Theo nghiên cứu này, biến trình ngày và năm của lượng CO2 trao đổi giữa HSTR Nam Cát Tiên và khí quyển tương ứng được thể hiện trong hình dưới đây.
Hình 3. Lượng CO2 trao đổi trong ngày tại HSTR Nam Cát Tiên (1)
đổi từ hấp thụ sang thải CO2 khiến cho dòng CO2 di chuyển ngược trở lại, từ HST vào khí quyển (NEE>0). Dịng CO2 đi xuống từ HST mạnh nhất vào thời điểm 10 giờ sáng tới 2 giờ chiều và có xu hướng trả lại khí quyển từ khoảng 6 giờ tối hôm trước tới 6 giờ sáng hôm sau, mạnh nhất tại lúc 7 giờ tối (hình a).
Ở biến trình năm, kết quả này chỉ ra, hầu hết các tháng trong năm (11/12 tháng) HSTR Nam Cát Tiên hấp thu CO2 từ khí quyển ngoại trừ tháng 4 HSTR Nam Cát Tiên vận chuyển CO2 vào khí quyển tuy chỉ ở mức độ thấp. Như vậy thực tế là HSTR Nam Cát Tiên đã đóng vai trị như một bể chứa C khi tiếp nhận lượng CO2 từ khí quyển thơng qua quang hợp của thực vật.
Và ngược lại, khi vận chuyển lượng CO2 vào khí quyển qua hơ hấp HSTR Nam Cát Tiên lại đóng vai trị như là một nguồn phát thải C. Và vai trò bể - nguồn thay đổi liên tục từ ngày sang đêm, tuy nhiên tính chung cho tồn bộ thời gian thì HSTR Nam Cát Tiên đóng vai trị là bể chứa C. Giá trị trung bình tính tốn trên bộ số liệu 3 năm là 455,8 gC/m2 (tương đương 16,7 tấn C/ha.năm) và như vậy giá trị kinh tế quy đổi, ước tính khi bán chứng chỉ phát thải của HSTR Nam Cát Tiên là khoảng 94,3 USD/ha.năm (đơn giá giao dịch trên sàn NASDAQ, Mỹ tại ngày 15/3/2016 là 5,65 USD/1 tấn CO2 hay 1 CERs) (2).
Tài liệu tham khảo
1. (1), (2) Đinh Bá Duy, Kurbatova Ju. A và cộng sự, Lượng hóa giá trị đóng góp của
hệ sinh thái rừng nhiệt đới nam cát tiên đối với khí hậu thơng qua giám sát sự trao đổi của các dòng năng lượng nhiệt - ẩm và vật chất (CO2), Viện Sinh thái Nhiệt đới/ Trung Tâm Nhiệt Đới Việt – Nga