3 2 Những vấn đề đặt ra trong sự biến đổi nghề dệt tại làng Hồi Quan
3.2.2. Tăng cường thu hút lực lượng lao động tại chỗ và lao động trong
vùng, đào tạo đội ngũ thợ có tay nghề cao
Hiện nay lực lượng lao động tại các làng nghề tỉnh Bắc Ninh đa số là lớp người trung niên hoặc cao tuổi. Lực lượng lao động trẻ đang ngày càng thưa dần. Chưa có con số thống kê chính thức, nhưng mấy năm gần đây, đã có hàng trăm lao động bỏ nghề truyền thống đi kiếm việc mới.
Nếu trước đây, đa số các hộ dân trong làng đều làm nghề dệt vải thì hiện tại con số đó đang “rơi rụng” dần, chỉ cịn sót lại mấy chục hộ. Và đa số những người còn bám trụ với nghề đều là người già cả, lớp thanh niên gần như không mặn mà với nghề. Câu hỏi lớn được đặt ra là làm cách nào để thu hút nguồn nhân lực trẻ và dồi dào ngay trong làng?
Ở quê, sau mỗi mùa vụ, lao động nhàn rỗi nhiều, trong khi nghề truyền thống và nguyên liệu của quê hương lại sẵn nên cần quyết định mở cơ sở để giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Việc làm này ở làng Hồi Quan đã có, trong làng có một số xưởng dệt được mở ra để tạo công ăn việc làm cho người nông dân trong làng những lúc nông nhàn
Giải pháp thu hút lao động trẻ cho các làng nghề đó là cho họ thấy được mức thu nhập hấp dẫn mà nghề dệt mang lại, 1 lao động lành nghề ở làng một tháng có thể có nguồn thu nhập 10-15 triệu. Đó là số tiền khơng hề nhỏ đối với đời sống nông thôn
Việc hỗ trợ cho các lao động trong thoài gian đào tạo nghề cũng rất cần thiết, vì thời gian đào tạo của nghề dệt khá lâu và ít người có thể kiên trì học nghề đến cùng, vì họ cần có tiền để trang trai cuộc sống , vì vậy cần có chính sách hỗ trợ để người lao động n tâm học nghề và làm nghề.
Khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi, các nhà nghiên cứu tham gia đào tạo và thiết kế mẫu mã kiểu dáng sản phẩm để tạo ra các sản phẩm vẫn giữ được nét truyền thống mà vẫn đáp ứng được thị hiếu và nhu cầu của thị trường. Khuyến khích các nghệ nhân, các nhà khoa học, các cơ sở sản xuất nghiên cứu, thiết kế mẫu mã kiểu dáng sản phẩm. Hỗ trợ đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại theo phương châm kết hợp giữa công nghệ tiên tiến với công nghệ cổ truyền để tạo ra
sản phẩm vẫn giữ được nét truyền thống nhưng đáp ứng thị hiếu và đủ sức cạnh tranh trên thị trường
Về tay nghề của đội ngũ thợ, hiện nay các làng nghề đang dần mai một và chưa có sức hút đối với người lao động, nhất là lao động có tay nghề cao. Làng Hồi Quan cũng bị xốy vào vịng xốy mang tên khơng có nguồn nhân lực tay nghề cao, vì nghề dệt của làng địi hỏi sự kiên trì và thời gian học nghề lâu dài
Trước đòi hỏi ngày càng cao về sự đa dạng mẫu mã, cũng như các sản phẩm vải mới phù hợp với yêu cầu của thị trường, làng nghề Hồi Quan đang cần đến một nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao. Để đáp ứng yêu cầu đó, đào tạo và phát triển nghề cho lao động nông thôn tiếp tục là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của làng nghề
Trước hết có thể đào tạo nghề theo cách cha truyền con nối, tức là gia đình theo truyền thống nghề dệt thì ơng bà cha mẹ sẽ truyền dạy lại cho con cháu. Đây là phương pháp dạy nghề rất hiệu quả, minh chứng cho thấy 1 số hộ dân làng Hồi đã có đến 6 đời làm nghề dệt và vẫn duy trì nghề tốt đến tận ngày nay. Việc được ông bà cha mẹ chỉ dạy giúp cho các học viện năm kĩ các công đoạn của nghề và hơn thế là họ có được tất cả những bí quyết làm nghề như làm sao cho vải được mịn, mềm, làm sao cho màu vải thật tươi tắn mà khơng bị xỉn,... Vì vậy, chính quyền địa phương cần khuyến khích các nghệ nhân truyền nghề và dạy nghề cho lớp trẻ. Bên cạnh đó, cần tổ chức các hội thi tay nghề để người lao động có cơ hội giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau và nâng cao tay nghề.
Ngoài phương pháp dạy nghề cha truyền con nối thì việc mở một cơ sở dạy nghề tại làng cũng là việc cần thiết để đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho chính làng nghề. Các cơ sở dạy nghề này là nơi đáp ứng cho nhu cầu học tập của học viên, đồng thời là nơi đào tạo nghề một cách bài bản và khoa học. Học viên vừa được học lý thuyết, vừa được thực hành ngay trên chính những xưởng dệt trong làng. Những người giảng dạy nghề dệt có thể là các chủ cơ sở dệt vải trong làng với kinh nghiệm nhiều năm dày dặn, trình độ chun mơn cao và tay nghề ở mức hoàn hảo. Đồng thời cũng cần có chính sách ưu tiên hỗ trợ cho các cơ sở dạy nghề
thống được lưu truyền và phát triển
Việc quan trọng nhất là đào tạo nhân lực biết ứng dụng khoa học kĩ thuật trong nghề dệt, nhằm nâng cao năng suất, số lượng sản phẩm của nghề dệt. Đào tạo các lao động sử dụng thành thạo máy dệt cơng nghiệp, nắm vững quy trình và cách vận hành máy móc để tối đa hóa số lượng sản phẩm và tối thiểu hóa sức người. Việc đưa người lao động đi học hỏi thêm vì kĩ thuật máy móc để dệt vải là điều vơ cùng cần thiết
Đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao giúp tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm đến từ làng dệt Hồi Quan, giúp vải của làng sẽ có chỗ đứng vững chăc trên thị trường vốn dĩ có vơ vàn các thương hiệu đang chen lấn, xô đẩy.
3.2.3.Phát triển kinh tế gắn với xây dựng văn hóa làng nghề trong bối cảnh hiện nay