Quảng bá làng nghề gắn với phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Biến đổi nghề dệt ở làng hồi quan, xã tương giang, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 51 - 64)

3 2 Những vấn đề đặt ra trong sự biến đổi nghề dệt tại làng Hồi Quan

3.2.5. Quảng bá làng nghề gắn với phát triển du lịch

Trong thời gian qua, Chính phủ cũng đã ban hành một loạt các văn bản hỗ trợ sản xuất, nhằm khơi phục và phát triển nghề truyền thống, trong đó, việc phát triển du lịch làng nghề được đánh giá là một hướng đi đúng đắn và phù hợp. Điều này không chỉ đem lại lợi nhuận, giúp người dân nâng cao thu nhập, giải quyết

việc làm cho lao động địa phương, mà còn là một cách thức để gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Đối với làng Hồi Quan, xã Tương Giang, tỉnh Bắc Ninh, với đặc điểm lịch sử văn hóa và q trình hình thành, phát triển làng nghề lâu đời là một trong những cái nôi văn minh của nước Việt cổ, mảnh đất cổ kính, con người thật thà chất phát, tinh tế, lịch lãm trong ứng xử, yêu say các sinh hoạt văn hóa lễ hội tất cả đó chính là lợi thế, và để làm nổi bật lợi thế làng Hồi Quan đã có một số giải pháp sau :

-Nâng cao nhận thức cho người dân địa phương đặc biệt là nhận thức cho thế hệ trẻ, bởi vì đối tượng duy trì hoạt động của các nghề truyền thống cịn bị hạn chế, chỉ tập trung vào đối tượng trung và cao tuổi, giúp họ nhận ra những giá trị thiết thực của sản phẩm từ những làng nghề thủ công truyền thống mang lại.

- Tập trung xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng, hỗ trợ đào tạo nghề, khuyến khích các nghệ nhân, thợ lành nghề tiếp tục truyền, dạy nghề, vận động hình thành các HTX, doanh nghiệp trong các làng nghề để làm hạt nhân phát triển làng nghề.

- Một yếu tố nữa khi đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyền thống đó chính là việc bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái. Thực trạng phổ biến hiện nay là sự phát triển của làng nghề truyền thống tại các điểm du lịch luôn đi kèm với sự ơm nhiễm mơi trường, chính vì thế cần có những hoạt động cụ thể như: xử lý rác thải hợp vệ sinh, tuyên truyền cho du khách mỗi khi đến thăm các hoạt động làng nghề cần giữ vệ sinh chung và vứt rác đúng nơi quy định.

-Tiếp đến, một trong những yếu tố mà khách du lịch quan tâm tại các làng nghề truyền thống đó là bản sắc văn hóa, việc phát triển làng nghề cũng đồng nghĩa là việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đặc trưng, có như vậy hoạt động làng nghề với hoạt động du lịch mới thực sự phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, để các làng nghề phát triển đúng với tiềm năng, trở thành một loại hình trọng điểm thu hút khách du lịch cần có sự hợp tác chặt chẽ, chung tay góp sức của các ngành, chính quyền địa phương với các doanh nghiệp, cộng đồng người dân và những nghệ nhân, người thợ ở các làng nghề truyền thống.

Tiểu kết

Trong chương 3, nhóm tác giả đã chỉ ra các yếu tố tác động tới nghề dệt ở làng Hồi Quan, từ đó đưa ra một số vấn đề có tính chất gợi mở giúp cho làng nghề phát triển bền vững. Những giải pháp khơng chỉ về mặt cơ chế chính sách, nguồn nhân lực, về măt đầu vào, đầu ra, sản phẩm, phát triển kinh tế đi đơi với xây dựng văn hóa, giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến mơi trường. Ngồi ra là việc xây dựng, phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch nhằm đa mục tiêu kinh tế,văn hóa. Có như vậy làng nghề Hồi Quan mới có thể tồn tại và phát triển hưng thịnh trước bối cảnh của nền kinh tế thị trường và CNH - HĐH.

KẾT LUẬN

Biến đổi nghề và văn hóa làng nghề là xu hướng tất yếu trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế thị trường hiện nay, đặc biệt với các làng nghề mà trong đó làng dệt Hồi Quan, xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh là một ví dụ điển hình. Trong phạm vi khóa luận, tác giả đã hệ thống và làm rõ các vấn đề cơ bản

Chương 1, tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận về biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống, cơ sở pháp lý về phát triển làng nghề thủ cơng truyền thống nói riêng và phát triển ngành nghề nơng thơn nói chung. Đồng thời tác giả cũng giới thiệu tổng quan về làng Hồi Quan trên các phượng diện vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư, văn hóa xã hội của làng để làm tiền đề cho các chương tiếp theo.

Chương 2, tác giả đã khảo sát, mô tả và làm rõ thực trạng nghề dệt của làng Hồi Quan từ truyền thống đến hiện đại, sự biến đổi của nghề dệt tại làng Hồi Quan trên các khía cạnh: cơng đoạn của nghề, phượng tiện, kỹ thuật sản xuất, sản phẩm cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Đồng thời tác giả cũng đánh giá sự tác động của nghề, sự biến đổi của nghề đến kinh tế, văn hóa và mơi trường của làng Hồi Quan hiện nay.

Chương 3 của khóa luận, tác giả đã chỉ rõ những nhân tố tác động ảnh hưởng đến nghề dệt, đến sự biến đổi của nghề dệt và những vấn đề đặt ra có tính chất gợi mở cho sự phát triển nghề dệt và văn hóa làng nghề Hồi Quan trong bối cảnh hiện nay.

Nhìn chung trong vài chục năm sau Đổi mới, các làng nghề truyền thống nói chung và làng dệt Hồi Quan nói riêng đã có sự biến đổi rất mạnh về nghề, về văn hóa làng nghề để thích ứng với bối cảnh tồn cầu hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế thị trường. Những biến đổi đó vẫn đang tiếp tục gợi ý cho những nhà quản lý và người làm cơng tác nghiên cứu văn hóa nhiều vấn đề cần đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu nhằm góp phần phát triển làng nghề bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO *Các tài liệu in ấn

1. Đào Thế Anh (2005), “Phát triển cụm công nghiệp nông thơn từ làng nghề truyền thống”, Tạp chí Xưa và Nay, số tháng 10, Hà Nội, tr.23 - 27.

2. Cục Di sản văn hóa (2007), Bảo vệ di sản văn hóa phi

vật thể, Tập 1, Nxb Hà Nội.

3. Bùi Thị Dung (2016), Biến đổi văn hóa làng dệt Phương

La (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), Luận án tiến sĩ Văn hóa học,

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại

biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Bùi Xuân Đính (2020), Làng Việt ở Bắc Bộ truyền

thống và biến đổi, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

6. P.Gourou (1936), Người nông dân châu thổ Bắc Kỳ, Nxb Trẻ, Tp.Hồ Chí Minh, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và Viện Viễn Đông Bác Cổ, Nxb Hà Nội.

7.Đỗ Thị Hảo (1989), Quê gốm Bát Tràng, Nxb Hà Nội.

8. Tô Duy Hợp (1997), Ninh Hiệp truyền thống và phát

triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

9. Trương Minh Hằng (Chủ biên) (2012), Tổng quan về

nghề và làng nghề truyền thống ở Việt Nam, Tập 1, NXB Khoa học xã

hội, Hà Nội.

10. Tăng Bá Hoành (1984, 1987), Nghề cổ truyền, Sở Văn hố Thơng tin Hải Hưng và Ban Thông sử Hải Hưng, 2 tập.

11. Nguyễn Lan Hương (2009), Nghề sơn quang Cát Đằng

(truyền thống và biến đổi), Luận án Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu văn hoá. 12.Nguyễn Thái Lai (2002), Làng tranh Đông Hồ, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội.

13. Phan Huy Lê (Chủ biên, 1995), Gốm Bát Tràng thế kỷ

14. Nguyễn Quang Lê (Chủ biên) (2018), Những biến đổi văn hóa dịng họ người Việt thời kỳ đổi mới và hội nhập Quốc tế (Nghiên cứu trường hợp dòng họ

Bùi ở Thịnh Liệt - Hà Nội), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội

15. Hoàng Long, Quang Hùng (2012), Từ điển tiếng Việt, Nxb Hồng Đức, Hà Nội

16. Lê Hồng Lý (Chủ biên) (2000), Văn hóa truyền thống

làng Đồng Kỵ, Nxb Thống kê, Hà Nội.

17.Lâm Bá Nam (1999), Nghề dệt cổ truyền ở đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam,

Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

18. Nhiều tác giả (1982), Địa chí Hà Bắc, Ty Văn hóa và Thơng tin - Thư viện tỉnh Bắc Ninh xuất bản.

19. Quốc sử quán triều Nguyễn (2004), Đại Nam nhất

thống chí, bản dịch, Nxb Thuận Hố, Huế, tập 3

20. Phạm Côn Sơn (2004), Làng nghề truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

21. Đinh Công Tuấn (2016), Biến đổi văn hóa làng nghề

truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Luận án tiến sĩ Văn hóa học,

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

22. Anh Thế (2005), “Cụm làng nghề điển hình của Bắc Ninh”, Tạp chí Xưa và Nay, số tháng 10, Hà Nội, tr.28 - 30.

23. Nguyễn Thị Bích Thủy (2015), Sự biến đổi văn hóa làng nghề truyền thống ở Hà Nội hiện nay (Qua trường hợp làng

Triều Khúc và Thiết Úng), Luận án tiến sĩ Văn hóa học, Học viện

Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

24.Vũ Từ Trang (2007), Nghề cổ đất Việt, Nxb Văn hố - Thơng tin, Hà Nội.

25.Nguyễn Trãi (1975), Toàn tập, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

26.Vũ Trung (2012), “Văn hóa làng nghề ở châu thổ sông Hồng những định nghĩa còn nhiều tranh luận”, trong Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam, tập 1, Hà Nội.

27. Lưu Thị Tuyết Vân (1995), “Một số vấn đề về làng nghề ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử , (5), tr. 63-71.

28. Trần Quốc Vượng, Đỗ Thị Hảo (1996), Nghề thủ công

truyền thống Việt Nam và các vị tổ nghề, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà

Nội.

29.Bùi Văn Vượng (2002), Làng nghề truyền thống truyền thống Việt Nam,

Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.

30. Trần Thị Hồng Yến (2013), Biến đổi về xã hội và văn

hóa ở các làng q trong q trình đơ thị hóa tại Hà Nội, Nxb Chính

trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. *Các tài liệu trên Internet

28. https://baotainguyenmoitruong.vn/phat-trien-lang-nghe-truyen- thong-dam-bao-giu-gin-ban-sac-van-hoa-dan-toc-297358.html 29. https://sct.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc/ 30. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Nghi-dinh-52- 2018-ND-CP-phat-trien-nganh-nghe-nong-thon-326098.aspx 31. http://www.tapchicongsan.org.vn/

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ BIẾN ĐỔI NGHỀ DỆT TẠI LÀNG HỒI QUAN

Ảnh 2: Khung dệt bán tự động tại thôn Hồi Quan (Nguồn: tác giả chụp)

Ảnh 3: Máy se sợi hoàn toàn tự động

Ảnh 4: Máy dệt hoàn toàn tự động

( Nguồn: tác giả chụp tại công ty TNHN Phú Nam, thôn Hồi Quan)

Ảnh 6: Sản phẩm sau quá trình se sợi ( Nguồn: tác giả chụp)

Ảnh 8: Sản phẩm vải của làng nghề ( Nguồn: tác giả chụp )

Ảnh 10 : Đình làng Hồi Quan chụp từ trên cao (Nguồn internet)

Ths. Nghiêm Xuân Mừng, giảng viên hướng dẫn đề tài đang hướng dẫn nghiên cứu thu thập thông tin tại làng Hồi Quan

Một phần của tài liệu Biến đổi nghề dệt ở làng hồi quan, xã tương giang, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 51 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)