Phát triển kinh tế gắn với xây dựng văn hóa làng nghề trong bố

Một phần của tài liệu Biến đổi nghề dệt ở làng hồi quan, xã tương giang, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 50)

3 2 Những vấn đề đặt ra trong sự biến đổi nghề dệt tại làng Hồi Quan

3.2.3. Phát triển kinh tế gắn với xây dựng văn hóa làng nghề trong bố

Trong những năm trở lại đây, làng nghề Hồi Quan đã có sự biến đổi và phát triển mở rộng nghề cả về quy mô lẫn phương thức sản xuất. Từ chỗ là nghề dệt thủ công truyền thống sang nghề dệt hiện đại, thu hút và giải quyết một số lượng lớn lực lượng lao động ở địa phương, từng bước đem lại cuộc sống ổn định và khá giả cho người làm nghề. Để làng nghề Hồi Quan phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu mang tính bền vững địi hỏi Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương cần tiến hành khảo sát, xây dựng đề án quy hoạch cho làng nghề Hồi Quan nói riêng và các làng nghê nói chung, cụ thể:

-Lập quy hoạch phát triển làng nghề, làng nghề là xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động của các làng nghề đi vào nề nếp, phát triển đúng hướng mà Đảng và Nhà nước đề ra. Thơng qua chương trình này, nhà nước xác định được tiềm năng và nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong xã hội và đề ra các biện pháp quản lý về kỹ thuật, công nghệ, về vốn thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề. Vấn đề lập quy hoạch, kế hoạch phát triển các làng nghề có ý nghĩa quan trọng. Nó khơng những bố trí và sắp xếp lại các khu vực dân cư, nhà cửa, công xưởng, nguyên vật liệu mà còn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở làng nghề đi vào ổn định. Đồng thời, nó cịn là giải pháp tích cực làm đẹp cảnh quan, làm sạch môi trường ở làng nghề hiện nay.

-Đa dạng hóa các hình thức sở hữu: Từ khi nước ta xóa bỏ cơ chế bảo cấp đến nay, phần lớn kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ở các làng có xu hướng giảm dần. Ngược lại kinh tế tư nhân và số hộ cá thể có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Theo tư liệu điều tra, khảo sát ở làng nghề Hồi Quan cho thấy ở đây đang tồn tại hình thức đa dạng về chủ sở hữu. Sự đa dạng hóa thành phần kinh tế ở các làng nghề đã tạo ra sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và tạo công ăn việc làm cho người lao động.

-Phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm: đối với thị trường nước ngoài các làng nghề phải xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng thủ công. Để đạt được mục đích đó, cần dựa vào đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài làm đầu mối, mời chuyên gia nước ngoài giới thiệu sản phẩm sáng tác mẫu mã. Tạo điều kiện cho các nghệ nhân doanh nghiệp làng nghề truyền thống thâm nhập thị trường nước ngoài theo phương thức nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí để có những mẫu sáng tạo mới.

-Hỗ trợ vốn để phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời xây dựng mơ hình hiệp hội các làng nghề hỗ trợ hoạt động sản xuất các hoạt động kinh doanh dịch vụ. Cải tiến thủ tục cho vay vốn để phù hợp với sản xuất kinh doanh ngành nghề thủ công, tạo cơ hội cho doanh nghiệp được tiếp cận mọi nguồn vốn khuyến công, nguồn vốn từ các chương trình về phát triển làng nghề của Nhà nước. Vấn đề thành lập hiệp hội làng nghề không phải là mới, tuy nhiên các hiệp hội này chưa phát huy hết vai trị của mình trong việc bảo tồn và phát huy làng nghề truyền thống. Hiệp hội sẽ giúp cho các làng nghề vay vốn, đào tạo nghề, mở lớp dạy nghề… tạo điều kiện cho sự phát triển của làng nghề truyền thống trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

Một phần của tài liệu Biến đổi nghề dệt ở làng hồi quan, xã tương giang, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)