CÁC CHÍNH PHỦ ƯU TIÊN CHO TIẾNG ANH TIẾNG ANH
Trong những năm gần đây, các nhà hoạch định chính sách và nhà kinh tế tại châu Mỹ Latinh đã đặt cải cách giáo dục thành ưu tiên hàng đầu đối với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế. Một số sáng kiến và khoản đầu tư quốc gia nhằm tăng cường chất lượng giảng dạy tiếng Anh tại các trường công lập đã được khởi động vào năm 2014. Nếu đạt hiệu quả, những chương trình đào tạo giáo viên này sẽ có tác động đến các trẻ em vẫn đang đi học. Các thanh niên tại châu Mỹ Latinh hiện có mức độ thơng thạo tiếng Anh cao nhất trong khu vực và cũng không thua kém nhiều so với mức trung bình tồn cầu cho nhóm tuổi của mình. Tuy nhiên vẫn cịn khá ít các chương trình quốc gia tại châu Mỹ Latinh được thiết kế để dạy tiếng Anh cho người trưởng thành.
CẢI CÁCH GIÁO DỤC TẠI CHI-LÊ VÀ PA-NA-MA PA-NA-MA
Ngoài việc là quốc gia châu Mỹ Latinh có kết quả cao nhất tại các đánh giá giáo dục quốc tế của OECD và UNESCO, Chi-lê là một trong những nước đứng đầu châu Mỹ Latinh về chỉ số EF EPI. Vào năm 2003, Bộ Giáo dục Chi-lê đã đưa vào chương trình Tiếng Anh mở ra những cánh cửa, một trong những sáng kiến đào tạo tiếng Anh cấp quốc gia đầu tiên tại châu Mỹ Latinh. Chương trình này đã tuyển chọn và đào tạo trên 2.000 giáo viên tiếng Anh tình nguyện người nước ngồi, tổ chức các trại và cuộc thi tiếng Anh chuyên sâu, và hỗ trợ các giáo viên Chi-lê phát triển về chuyên môn. Từ khi được tái đắc cử vào năm 2014, tổng thống Michelle Bachelet đã giao mục tiêu cho chương trình phải vươn tới 1.000 trường học của Chi-lê trong nhiệm kỳ của bà.
So với năm trước, điểm số EF EPI của Pa-na-ma đã được cải thiện nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Mặc dù đạt được tiến bộ như vậy, hầu hết những người trưởng thành tại Pa-na-ma vẫn chưa có các kỹ năng Anh ngữ cần thiết để làm việc ở nước ngoài. Nhận
ra tiếng Anh là một nhân tố chính thúc đẩy nền kinh tế Pa-na-ma, tổng thống Juan Carlos Varela đã bắt đầu Chương trình song ngữ Pa-na-ma vào năm 2014. Chương trình này bao gồm các hoạt động đào tạo giáo viên trong nước và nước ngoài, các bài học bổ sung dạy bằng tiếng Anh cho học sinh tiểu học và các lớp học tiếng Anh ngoài giờ dành cho học sinh trung học. Mục tiêu của chương trình này là đào tạo 25.000 giáo viên song ngữ và 260.000 học sinh song ngữ trong vịng bốn năm tới.
MÊ-HI-CƠ VÀ BRA-XIN ĐẶT MỤC TIÊU CAO TIÊU CAO
Mặc dù có những mối quan hệ kinh tế và xã hội khăng khít với nước Mỹ, trình độ tiếng Anh của người trưởng thành tại Mê-hi-cô vẫn ở mức thấp. Tận dụng sự gần gũi về địa lý, chính phủ Mê-hi-cơ đã khởi động Dự án 100.000 vào năm ngoái nhằm cử 100.000 sinh viên Mê- hi-cô sang Mỹ để theo học các khóa học tiếng Anh ngắn hạn và chuyên sâu trước năm 2018. Để đổi lại, nước Mỹ đã cam kết sẽ cử 50.000 sinh viên sang học tại Mê-hi-cô trước 2018. Những sáng kiến song phương này nhằm mục tiêu củng cố khả năng ngôn ngữ của cả hai quốc gia chung biên giới.
Bra-xin cũng đang dựa vào quan hệ quốc tế để tăng cường trình độ tiếng Anh. Vào năm 2013, Bộ Giáo dục nước này đã tổ chức chương trình Tiếng Anh khơng biên giới để chuẩn bị cho các sinh viên theo học sau đại học tại những nước nói tiếng Anh. Kể từ khi bắt đầu, Tiếng Anh không biên giới đã kiểm tra và đào tạo cho hàng trăm nghìn sinh viên tại hơn 120 đại học công lập tại khắp các bang của Bra-xin. Vào cuối năm 2014, Bộ Giáo dục thông báo rằng chương trình Tiếng Anh khơng biên giới sẽ được đổi tên thành Ngôn ngữ không biên giới để mở rộng thêm bảy ngôn ngữ khác. Những sáng kiến chủ chốt này là minh chứng cho thấy các sinh viên Bra-xin gia nhập lực lượng lao động tồn cầu cần các kỹ năng ngơn ngữ tốt hơn.