Một Cuộc Đánh Lừa Ngoại Giao:

Một phần của tài liệu GIAO-CHI-DO-THONG-SU-TI (Trang 30 - 32)

III. Những Kẻ Nội Thù:

A. Một Cuộc Đánh Lừa Ngoại Giao:

Chuyến đi của Lý Kỳ được sử Việt ghi vào năm 1404; trong khi Minh thực lục chép Lý Kỳ qua An Nam từ 16/2/1405 tới 6/3/1405. (60)

60. Ming shi-lu, Taizong (Wade, NUS database], juan 37:3ab [ tr 782]; ĐVSK, BKTT, VII:49a, Lâu (2009), 2:266; Giu (1967), 2:223. (Sử Việt chép Lưu Quang Đĩnh bị Hán Thương giết năm 1406, khi Phạm Chất, một trung gian của nhà Minh điều đình việc trao đổi Thiên Bình lấy sự an tồn của đồn hộ tống, tiết lộ Đĩnh đã quì lạy Thiên Bình ở Kim Lăng ngày 25/1/1405.

Trong khi Lý Kỳ đang trên đường xuống An Tôn (Tây Đô), Tổng binh Vân Nam Mộc Thạnh [Mu Sheng] chuyển lời khiếu nại của thổ hào châu Ning Yuan [Ninh Viễn], Vân Nam, về việc qn Q Ly xâm lấn bảy [7] vị trí phịng thủ của Ninh Viễn. Ninh Viễn thực ra chỉ là một phần của châu An Tây, phủ Tuyên Hóa. Sau khi nhà Trần mất, thổ tù Đèo Cát Hãn mang sáu [6] trong mười [10] châu của An Tây xin được sát nhập vào Vân Nam. Vì cát địa sứ Hoàng Hối Khanh đang thảo luận việc trả đất Cổ Lũy hay Lộc Châu của Lạng Sơn cho phủ Tư Minh, ngày 6/3/1405, Chu Lệ sai bộ Lễ viết thư cho Hán Thương, yêu cầu báo cáo về việc chiếm đất Ninh Viễn. Đáng lưu ý là đòi hỏi này nằm trong văn thư nhắc đến chuyến đi của Lý Kỳ vào tháng trước để tìm hiểu về những lời tố cáo cha con Q Ly giết vua, cướp ngôi. (61)

61. Ming Shi-lu, Taizong, (Wade, NUS data base), juan 39:1b-2a; MSL, vol 10, pp 0650/51.

Cho rằng Hán Thương ngoan ngoãn, trung hiếu với ân đức [wei de, moral powers] của mình—như đã nhận lỗi việc xâm lấn Chiêm Thành, và trả lại phủ Tư Minh lãnh thổ đã xâm lấn, lên tới 59 xã thơn đất Lộc Bình vào tháng 3-4/1405— ngày 5/8/1405, Chu Lệ sai hành nhân Niếp Thông đi trao cho Hán Thương tờ sắc của Chu Lệ, hứa sẽ phong tước Thượng Công, và cắt cho một phủ lớn, cha truyền con nối, nếu nhận đón Thiên Bình về làm vua. Chu Lệ cũng chỉ định Nguyễn Cảnh Chân, cựu An Phủ sứ Thuận Hóa, người đã theo Lý Kỳ lên Kim Lăng ngày 22/7/1405, theo Niếp Thông về nước. Hán Thương bèn cử Cảnh Chân theo Niếp Thông trở lại Kim Lăng, tái xác nhận lịng thành. Niếp Thơng cũng báo cáo Hán Thương rất thành khẩn. (42) 42. Ming shi lu, Taizong, (Wade, NUS database), juan 43:4ab [22/7/1405: Chân theo Lý Kỳ tới Kim Lăng, mời Thiêm Bình về nước]; juan 44:3a; ĐVSK, BKTT, VIII :46b, Lâu (2009), 2:261; Giu (1967), 2:.

Nhưng từ tháng 9-10/1405, Hán Thương sai Nguyên Trừng và Đông lộ thái thú Hoàng Hối Khanh phụ trách xây một đồn lớn tại đèo Đa Bang, tức núi Ba Vì, khoảng 50 cây số tây Hà Nội (thuộc địa phận Hà Tây, hiện nay). Thành đắp bằng đất, án ngữ hướng tiến quân từ ngã ba Bạch Hạc xuống phía nam. Từ chân thành tới bờ sơng là một bãi cát được cải biến thành cơng sự phịng thủ, gồm các hào sâu sát chân tường, gài chông tre. Tử bờ hào ra bờ sơng có những hố sâu khiến ngựa

chiến khó xoay xở, dễ bị sa xuống, cũng trí chơng gai. Trên tường thành quân Quí Ly đơng như kiến, được trang bị các loại vũ khí phịng vệ như đá tảng, thân cây cùng giáo, nỏ và súng tay. Lực lượng chủ động cịn có voi trận. Ngồi ra, chiến thuyền tập trung khá đông đảo, cùng hệ thống cừ, cọc đóng dọc theo bờ sơng.

Tả tướng quốc Nguyên Trừng cho lệnh vườn khơng nhà trống ở phía bắc sơng Hồng, và chỉ lập tuyến phịng thủ ở ải Lãnh Kinh (Đáp Cầu). (62)

62. Ming shi-lu, Taizong, (Wade, NUS database), juan 49:2b, 3a; ĐVSK, BKTT, VIII:50a, Lâu (2009), 2:265; Giu (1967), 2:222; ĐVSKTB, BK IX:41ab, The (1997), tr 519, 520; CMCB, XII-8-9, (Hà Nội: 1998), I:722-23; ĐNNTC, q. XIX: Bắc Ninh (1997), 4:82-3 [53-152] [sông Nguyệt Đức hay Cầu; sông Thiên Đức hay Đuống]. [Lãnh kinh: Cửa quan trên sông Cầu [Đáp Cầu] ngày nay].

Phải chăng những quyết định này đều nằm trong kế hoạch chuẩn bị đánh lừa nhà Minh? Hoàng Hối Khanh và Nguyễn Cảnh Chân có vẻ đóng vai trị quan trọng trong màn lừa đảo ngoại giao sắp tới.

Ngày 8/1/1406, Chu Lệ cử Hàn Quan [Han Guan] làm Chinh Nam tướng qn [General for Subduing the South], và Đơ đốc Hồng Trung [Huang Zhong], Chinh Nam phó tướng [Assistant General for Subduing the South], cùng Lữ Nghị [Lu Yi] đem 5,000 quân Quảng Tây hộ tống “Trần Thiên Bình” về làm vua. Tung tin có 100,000 quân để thanh oai. Hàn Quan sẽ đóng ở biên giới điều động; Phó đơ ti Quảng Tây Hoàng Trung cùng Lữ Nghị đích thân hộ tống Thiên Bình tới kinh thành. (43) 43. Ming Shi-lu, Taizong (Wade, NUS data base), juan 48:2a. 49:3a; MSL, vol 10, p 741.

Ngày 8/1 này, Chu Lệ cũng cho lệnh Thiên Bình về nước—nhưng khơng rõ là Đông đô (Hà Nội) hay Tây Đô (Thanh Hóa). Trong sắc dụ cho Thiên Bình, Chu Lệ ra sức khích lệ, và tuyên bố cho Hán Thương làm Tri phủ Thuận Hóa, hưởng thực ấp tồn phủ, cha truyền con nối. Tặng cho Thiên Bình bốn [4] bộ triều phục mới, và 10,000 quan tiền giấy. Hứa sẽ cho Bố Chính Quảng Tây Vương Lâm theo Thiên Bình về nước giúp đỡ. Ngày 26/1/1406, Thiên Bình dâng biểu tạ ơn, hứa sẽ giữ lòng trung hiếu đời đời.

Giải pháp của Chu Lệ có lẽ là giải pháp tốt đẹp nhất cho cha con Quí Ly. Sở dĩ Hán Thương được phong Vương vì lời man khai của Hán Thương, cùng các thân hào, kỳ lão là dòng giõi phái nam của họ Trần đã tuyệt; và, như một cháu ngoại, Hán Thương có quyền kế vị vì đa số dân chúng yêu cầu. Nhưng sự xuất hiện của Bá Kỳ và Thiên Bình làm thay đổi mọi việc, biến cha con Hán Thương thành những tội nhân lịch sử—nghi phạm giết vua cướp ngôi, truy sát tôn thất, ngược đãi dân lành. Chu Lệ muốn áp lực tối đa cha con Hán Thương, để đạt những mong muốn thay vì sử dụng vũ lực.

Điều cha con Q Ly có vẻ khơng nghĩ đến là Chu Lệ từng giết cháu cướp ngôi, cần dùng chiến cơng đó đây để củng cố quyền lực. Hành động phục kích, giết Thiên Bình, quá đủ cho Chu Lệ một lý do ra tay. (44) 44. ĐVSK, BKTT,

Một phần của tài liệu GIAO-CHI-DO-THONG-SU-TI (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)