NGUYÊN TẮC KIẾN TRÚC

Một phần của tài liệu KIẾN TRÚC TỔNG THỂ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA Phiên bản 1.0 (Trang 26 - 28)

Trên cơ sở tầm nhìn và các mục tiêu chiến lược của HTTT quan trắc TN&MT quốc gia, tham chiếu các nguyên tắc chung trong Khung Kiến trúc CPĐT Việt Nam, phiên bản 2.0, Kiến trúc CPĐT ngành tài nguyên và môi trường, và tham khảo các nguyên tắc quốc tế (IBM, TOGAF), Kiến trúc tổng thể HTTT quan trắc TN&MT quốc gia bao gồm các nguyên tắc đưa ra dưới đây.

4.1. Các định nghĩa

Nguyên tắc kiến trúc là định nghĩa mức cao về hệ thống các giá trị cơ bản nhằm hướng dẫn quy trình ra các quyết định về CNTT. Nguyên tắc kiến trúc cũng là cơ sở để xây dựng kiến trúc CNTT, các chính sách phát triển CNTT và các tiêu chuẩn trong ứng dụng CNTT.

Nguyên tắc kiến trúc đưa ra các quy tắc chung để sử dụng nguồn lực và tài sản CNTT trong toàn tổ chức. Nguyên tắc kiến trúc đảm bảo phản ánh sự đồng thuận của tổ chức, tạo thành cơ sở cho các quyết định về CNTT trong tương lai.

Mỗi nguyên tắc kiến trúc đều tập trung chủ yếu vào việc thực hiện các mục tiêu nghiệp vụ và đưa ra các định hướng triển khai kiến trúc cốt lõi.

4.2. Nguyên tắc chung

- Tương thích, kế thừa, cập nhật Kiến trúc tổng thể HTTT quan trắc TN&MT hiện có.

- Phù hợp với Khung Kiến trúc CPĐT ngành TN&MT phiên bản 2.0 đã ban hành và các định hướng liên quan.

- Phù hợp với định hướng, quy định ứng dụng CNTT, xây dựng CPĐT của Quốc gia, của Bộ TN&MT; phù hợp định hướng phát triển ngành TN&MT; phù hợp xu thế phát triển kỹ thuật, công nghệ từ Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4;

- Kiến trúc tổng thể HTTT quan trắc TN&MT bao gồm các hoạt động chủ yếu:

+ Khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu.

+ Xây dựng kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin quan trắc TN&MT quốc gia.

+ Thiết kế CSDL quan trắc TN&MT quốc gia. + Thiết kế kho dữ liệu về quan trắc TN&MT.

- Kiến trúc tổng thể HTTT quan trắc TN&MT cần được triển khai xuyên suốt, thống nhất, đồng bộ từ Bộ đến các đơn vị có hoạt động quan trắc, đảm bảo việc triển khai có hiệu quả, tránh đầu tư trùng lặp và nâng cao hiệu quả quản lý điều hành, nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp; xây dựng CPĐT hướng tới Chính phủ số và nền kinh tế số.

4.3. Nguyên tắc cụ thể

Nguyên tắc 1: Bám sát Chiến lược phát triển CPĐT và lộ trình thực hiện

chuyển đổi số của ngành TN&MT làm cơ sở để xây dựng Kiến trúc quan trắc TN&MT quốc gia

Nguyên tắc 2: Bảo đảm việc triển khai Kiến trúc quan trắc TN&MT một

cách thiết thực, hiệu quả.

Nguyên tắc 3: Phù hợp với quy trình nghiệp vụ ngành; thúc đẩy cải cách

quy trình nghiệp vụ, hướng đến đơn giản hóa, chuẩn hóa; tăng hiệu quả cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp.

Nguyên tắc 4: Ưu tiên phát triển các dịch vụ, ứng dụng, nền tảng dùng

chung.

Nguyên tắc 5: Áp dụng hiệu quả các công nghệ số mới; khai thác sử dụng

hiệu quả công nghệ điện tốn đám mây theo lộ trình phù hợp.

Nguyên tắc 6: Triển khai các giải pháp bảo mật, an tồn, an ninh thơng tin

ở mọi thành phần Kiến trúc CPĐT phiên bản 2.0 căn cứ theo nhu cầu thực tế và lộ trình triển khai phù hợp.

Nguyên tắc 7: Tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật về

ứng dụng CNTT, phát triển CPĐT của Quốc gia và chuyên ngành TN&MT.

Nguyên tắc 8: Dữ liệu cần được quản lý, vận hành, cập nhật thường xuyên,

được chia sẻ và khai thác, sử dụng chung chặt chẽ, hiệu quả. Không triển khai xây dựng các nội dung thông tin, dữ liệu trùng lặp. Các HTTT/CSDL quốc gia, các HTTT chuyên ngành cần kết nối, chia sẻ, sử dụng chung.

Nguyên tắc 9: Thông tin và các dịch vụ phải được truy nhập trên cơ sở bình

đẳng. Tối đa việc tích hợp và chia sẻ thơng tin giữa các HTTT đã, đang và sẽ triển khai tại Bộ TN&MT và các đơn vị liên quan; bảo đảm sự kết nối liên thông giữa các HTTT trong Bộ và các HTTT của các bộ, ngành, địa phương khác.

Nguyên tắc 10: Tuân thủ các quy định của pháp luật về CSDL quốc gia và

các quy định có liên quan.

Nguyên tắc 11: Tận dụng tối đa hạ tầng, CSDL hiện có để thực hiện nâng

Một phần của tài liệu KIẾN TRÚC TỔNG THỂ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA Phiên bản 1.0 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)