Mơ hình kiến trúc nghiệp vụ

Một phần của tài liệu KIẾN TRÚC TỔNG THỂ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA Phiên bản 1.0 (Trang 47 - 51)

5. KIẾN TRÚC TỔNG THỂ

5.3. KIẾN TRÚC NGHIỆP VỤ

5.3.2. Mơ hình kiến trúc nghiệp vụ

Hình 9: Mơ hình kiến trúc nghiệp vụ

Các thành phần của mơ hình kiến trúc nghiệp vụ sẽ được mô tả trong các phần tiếp theo dưới đây.

5.3.2.1. Tác nhân và vai trò hệ thống

a) Tác nhân

- Đơn vị quan trắc: Các đơn vị quan trắc thu thập, chia sẻ, khai thác dữ liệu thuộc ngành tài nguyên môi trường.

- Đơn vị thuộc Bộ TN&MT: Các đơn vị sự nghiệp,cơ quan ban ngành trong Bộ TN&MT

- Cán bộ quản trị Cổng thuộc Bộ TN&MT: Các cán bộ thuộc Bộ có nhiệm vụ thực hiện các thao tác nghiệp vụ trên Cổng.

- Cơ quan Bộ,ngành ngoài TN&MT: Các cơ quan bộ ngành bên ngồi khơng thuộc Bộ TN&MT có liên kết dữ liệu, dịch vụ với Cổng.

- Doanh nghiệp: Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thông tin, dữ liệu được cung cấp trên cổng (khai thác, chia sẻ, sử dụng,... )

- Cá nhân: Các cá nhân thực hiện khai thác thông tin, dữ liệu trên Cổng. b) Vai trò

- Nguồn dữ liệu sơ cấp: Là các dữ liệu được thu thập từ các nguồn cung cấp dữ liệu ban đầu chưa được xử lý làm sạch.

- Nguồn dữ liệu thứ cấp: Là các dữ liệu đã được xử lý làm sạch và lưu lại sau khi được thu thập về hệ thống.

- Người Xử lý dữ liệu (data engineer): Người sẽ có trách nhiệm xử lý, chuyển đổi các dữ liệu được thu thập về theo các mục đích, yêu cầu khác nhau.

- Người phân tích dữ liệu ( data scientist): Người sẽ có nhiệm vụ phân tích các dữ liệu đã được xử lý để đưa ra các báo cáo,tổng hợp,…

- Người giám sát:Người sẽ chịu trách nhiệm giám sát các dữ liệu mà hệ thống đã xử lý để kịp thời đưa ra các thông báo, cảnh báo,…

- Người nhận cảnh báo và ra quyết định: Người tiếp nhận các thông báo, cảnh báo từ hệ thống và đưa ra các quyết định xử lý khi cần thiết.

- Người khai thác dữ liệu: Người yêu cầu khai thác, sử dụng dữ liệu từ hệ thống để có thể sử dụng đáp ứng cho các nhu cầu khác nhau.

- Startup: Các cá nhân, công ty mới có nhu cầu khai thác dữ liệu hệ thống. - Khách: Các cá nhân vãng lai vào hệ thống để theo dõi, thu thập các dữ liệu được công bố trên cổng.

- Người sử dụng nội bộ: Người sử dụng, khai thác dữ liệu là các cán bộ thuộc Bộ TN&MT được phân công nhiệm vụ để quản lý sử dụng hệ thống.

- Người sử dụng bên ngoài: Người sử dụng, khai thác dữ liệu hệ thống không phải là các cán bộ thuộc Bộ TN&MT.

5.3.2.2. Dịch vụ nghiệp vụ

a) Dịch vụ nghiệp vụ phía ngồi

- Đăng ký: Là dịch vụ cho phép đăng ký tài khoản người dùng và định danh hệ thống; đăng ký cung cấp, sử dụng dịch vụ với hệ thống;

- Cổng con: Là dịch vụ cung cấp không gian làm việc (workspace) riêng cho các cá nhân/tổ chức theo vai trò, quyền hạn được hệ thống cung cấp, bao gồm: chức năng, dữ liệu, và các tùy chọn riêng (cá nhân hoá) của mỗi người dùng;

- Truyền dữ liệu sơ cấp: Là dịch vụ quản lý, cấu hình truyền và nhận dữ liệu trực tiếp từ nguồn dữ liệu quan trắc;;

- Truyền dữ liệu thứ cấp: Là dịch vụ quản lý, cấu hình truyền và nhận dữ liệu trực tiếp từ nguồn dữ liệu quan trắc đã được xử lý;

- ETL dữ liệu: Là dịch vụ trích xuất, chuyển đổi và đưa dữ liệu từ nguồn vào hệ thống;

- Xử lý dữ liệu: Là dịch vụ để người dùng thực hiện xử lý dữ liệu;

- Thiết lập mơ hình phân tích dữ liệu: Là dịch vụ để người dùng thiết lập các mơ hình phân tích dữ liệu, dự báo, cảnh báo;

- Giám sát, dự báo, cảnh báo : Là dịch vụ thực hiện giám sát quá trình thu nhận dữ liệu, hoạt động hệ thống, đưa ra các dự báo, cảnh báo căn cứ trên dữ liệu;

- Thiết kế thông báo, cảnh báo: Là dịch vụ để người dùng thiết kế và quản lý các thông báo, cảnh báo và các hình thức nhận thơng báo, cảnh báo;

- Giao dịch dữ liệu: Là dịch vụ để người dùng/hệ thống có thể trao đổi dữ liệu với nhau;

- Trao đổi thông tin: Là dịch vụ hỗ trợ trao đổi thông tin giữa các tổ chức/cá nhân với nhau, trao đổi giữa các tổ chức/cá nhân với quản trị hệ thống, gửi phản ánh, kiến nghị và hỏi đáp;

- Dịch vụ cộng tác: Cung cấp các dịch vụ cộng tác, hoạt động cộng đồng cho cá nhân/tổ chức;

- Thống kê báo cáo: Là dịch vụ thống kê báo cáo về hoạt động, dữ liệu trong hệ thống;

- Hoạt động quan trắc chuyên ngành: Là dịch vụ hỗ trợ xử lý hoạt động quan trắc chuyên ngành;

- Quản lý thiết bị quan trắc: Là dịch vụ hỗ trợ quản lý các thiết bị quan trắc từ các trạm quan trắc;

b) Tác nhân và vai trị nghiệp vụ nội bộ

- Nhóm nghiệp vụ quản lý người dùng và cổng con

+ Quản lý người dùng: Quản lý các thông tin tài khoản người dùng thuộc cổng con;

+ Quản lý quyền người dùng: Thực hiện phân quyền người dùng theo một hoặc nhiều vai trị xác định;

+ Cấu hình cổng con: Thực hiện cấu hình khơng gian làm việc của cổng con theo vai trị, quyền hạn bao gồm: cấu hình dữ liệu, cấu hình chức năng và các tùy chọn riêng;

+ Tổng hợp báo cáo: Tổng hợp báo cáo các thông tin liên quan đến cổng con như tài khoản, định danh, dữ liệu,...

- Nhóm nghiệp vụ thu nhận dữ liệu

+ Quản lý thiết bị quan trắc: Quản lý các thiết bị quan trắc từ các trạm quan trắc;

+ Quản lý thông tin nguồn dữ liệu: Quản lý Danh sách nguồn cung cấp dữ liệu và thơng tin cơ bản của các nguồn đó bao gồm hệ thống thông tin và thiết bị quan trắc;

+ Quản lý tiến trình thu nhận: Quản lý tiến trình thu nhận dữ liệu từ các nguồn bao gồm hiện trạng, kết quả và các vấn đề phát sinh trong quá trình thu nhận;

+ Quản lý danh mục dữ liệu: Quản lý loại dữ liệu theo các lĩnh vực khác nhau;

+ Quản lý Thông tin dữ liệu: Quản lý thông tin chi tiết các dữ liệu thu nhận từ các nguồn bao gồm tính chất và nội dung dữ liệu;

+ Thống kê dữ liệu thu nhận: Thống kê danh sách các dữ liệu hệ thống đã thu nhận từ các nguồn;

+ Quản lý Lịch sử dữ liệu: Quản lý lịch sử (phiên bản) dữ liệu từ các nguồn. - Nhóm nghiệp vụ phân tích xử lý dữ liệu

+ Làm sạch dữ liệu: Quản lý tiêu chí làm sạch, và thực hiện làm sạch dữ liệu sau khi đã thu nhận từ các nguồn;

+ Chuẩn hóa dữ liệu: Thực hiện chuẩn hóa dữ liệu;

+ Xây dựng mơ hình và phân tích: Xây dựng mơ hình phân tích và phân tích dữ liệu để đưa ra dữ liệu dự báo, cảnh báo và hỗ trợ ra quyết định.

- Nhóm nghiệp vụ xử lý dữ liệu chuyên ngành

+ Đất đai: Nhóm nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động quan trắc đặc thù lĩnh vực đất đai;

+ Mơi trường: Nhóm nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động quan trắc đặc thù lĩnh vực môi trường bao gồm: kiểm sốt hoạt động đo lường quan trắc mơi trường; quản lý phịng thí nghiệm;

+ Tài nguyên nước: Nhóm nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động quan trắc đặc thù lĩnh vực tài nguyên nước bao gồm: kiểm soát hoạt động đo lường quan trắc tài nguyên nước; quản lý phịng thí nghiệm;

+ Viễn thám: Nhóm nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động quan trắc đặc thù lĩnh vực viễn thám;

+ Khí tượng thủy văn: Nhóm nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động quan trắc đặc thù lĩnh vực khí tượng thủy văn;

+ Địa chất và khống sản: Nhóm nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động quan trắc đặc thù lĩnh vực địa chất và khoáng sản;

+ Biển và hải đảo: Nhóm nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động quan trắc đặc thù lĩnh vực biển và hải đảo;

+ Biến đổi khí hậu: Nhóm nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động quan trắc đặc thù lĩnh vực biến đổi khí hậu.

+ Đo đạc và bản đồ: Nhóm nghiệp vụ hỗ trợ hoạt động quan trắc đặc thù lĩnh vực đo đạc và bản đồ.

- Nhóm nghiệp vụ giám sát và cảnh báo dựa trên dữ liệu

+ Quản lý Danh sách dữ liệu phân tích: Quản lý danh sách dữ liệu được dùng để phân tích;

+ Cấu hình nghiệp vụ giám sát, thơng báo: Thiết lập các thông số giám sát, thông báo theo dữ liệu;

+ Cấu hình thơng báo, cảnh báo: Cấu hình tần suất, phân loại về các thơng báo, cảnh báo;

+ Quản lý lịch sử giám sát, cảnh báo: Theo dõi lịch sử giám sát, cảnh báo. - Nhóm nghiệp vụ quản lý khai thác, công bố và chia sẻ dữ liệu

+ Quản lý dữ liệu công bố, chia sẻ, dữ liệu mở: Quản lý danh mục và quy trình cơng bố, chia sẻ, dữ liệu mở ;

+ Quản lý yêu cầu dữ liệu: Quản lý thông tin yêu cầu và quy trình xử lý yêu cầu dữ liệu;

+ Quản lý các thỏa thuận, hợp đồng dữ liệu: Quản lý các thỏa thuận, hợp đồng khai thác, chia sẻ dữ liệu;

+ Quản lý quá trình khai thác, chia sẻ dữ liệu: Quản lý thông tin liên quan trong quá trình khai thác, chia sẻ dữ liệu;

+ Thống kê báo cáo: Thống kê báo cáo về khai thác, cơng bố, chia sẻ dữ liệu.

- Nhóm nghiệp vụ quản trị hệ thống

+ Quản lý đăng ký tài khoản: Quản lý đăng ký tài khoản của người dùng; + Quản lý định danh: Quản lý định danh đối tượng;

+ Quản lý thông tin người dùng: Quản lý thông tin người dùng nội bộ trong hệ thống;

+ Cấu hình phân quyền hệ thống: Quản lý phân quyền trong hệ thống theo vai trị;

+ Cấu hình Cổng con: Quản lý cấu hình chung cho các cổng con trong hệ thống;

+ Quản lý kho ứng dụng: ;

+ Cấu hình Sao lưu, phục hồi: Quản lý, cấu hình sao lưu, phục hồi hệ thống; + Quản lý nhật ký hệ thống: Quản lý nhật ký hệ thống;

+ Báo cáo, thống kê: Quản lý các thống kê báo cáo trên hệ thống. - Nhóm nghiệp vụ quản lý cộng tác

+ Quản lý trao đổi thông tin: Quản lý việc trao đổi thông tin giữa các người dùng, và giữa người dùng với quản trị hệ thống;

+ Quản lý cộng tác: Quản lý, cấu hình thơng tin các sự kiện, hoạt động trong hệ thống;

+ Quản lý tiến trình cộng tác: Quản lý quy trình, trạng thái, kết quả sự kiện, hoạt động;

+ Tổng hợp báo cáo: Báo cáo tổng hợp về sự kiện, hoạt động.

Một phần của tài liệu KIẾN TRÚC TỔNG THỂ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA Phiên bản 1.0 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)