Mơ hình triển khai Hệ CSDL quốc gia về quan trắc TN&MT

Một phần của tài liệu KIẾN TRÚC TỔNG THỂ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA Phiên bản 1.0 (Trang 36)

5.2.3.1. HTTT quan trắc TN&MT quốc gia

Thành phần “HTTT quan trắc TN&MT quốc gia” sẽ được triển khai tại Bộ và sẽ do cục CNTT của Bộ trực tiếp quản lý và vận hành.

Thành phần này sẽ cung cấp một số tính năng và dịch vụ dùng chung cho toàn bộ hệ CSDL quan trắc TN&MT quốc gia. Bao gồm:

- Kho dữ liệu: thu nhận, lưu trữ dữ liệu gốc, đã xử lý, chuyên đề của các lĩnh vực, địa phương;

- Dịch vụ dữ liệu: cung cấp các dữ liệu dùng chung, metadata, …

- Cổng công bố và chia sẻ dữ liệu, thông tin quan trắc TN&MT quốc gia. Người dùng và các HTTT khác có thể dễ dàng sử dụng, truy cập các tính năng dùng chung này thơng qua trục tích hợp của Bộ.

Hơn nữa, thành phần này cũng cung cấp dịch vụ dạng phần mềm như dịch vụ (SaaS) để cho các lĩnh vực và các địa phương có nhu cầu có thể sử dụng chung phần mềm. Các lĩnh vực và địa phương sử dụng chung phần mềm sẽ được cung cấp “không gian làm việc” riêng với đầy đủ các tính năng cần thiết sau:

- Thu thập; - Lưu trữ; - Khai thác; - Công bố; - …

Lưu ý, các lĩnh vực và địa phương này sẽ phải tự đầu tư phần mềm chuyên ngành để xử lý, phân tích dữ liệu chun biệt của mình. Các thành phần xây dựng riêng này sẽ có thể kết nối trực tiếp hoặc gián tiếp với thành phần không gian riêng để lấy dữ liệu về và đẩy dữ liệu lên theo nhu cầu.

Các trạm quan trắc do Bộ quản lý sẽ truyền dữ liệu trực tiếp về kho dữ liệu của HTTT quan trắc quốc gia (trung ương). Thông thường, dữ liệu của các trạm quan trắc do địa phương quản lý sẽ được truyền về địa phương, lĩnh vực rồi sau đó truyền về kho dữ liệu quan trắc quốc gia. Các trạm quan trắc của các lĩnh vực, địa phương sử dụng hệ thống hosted trên trung ương có thể truyền dữ liệu trực tiếp về kho dữ liệu của trung ương.

Hệ thống quan trắc TN&MT quốc gia cung cấp chức năng chia sẻ, khai thác, công bố dữ liệu quan trắc TN&MT của ngành theo luật định. Cổng công bố, chia sẻ, khai thác này cũng được tính hợp chặt chẽ với các cổng mức lĩnh vực và địa phương để tạo thuận lợi cho cá nhân và tổ chức sử dụng.

5.2.3.2. HTTT quan trắc lĩnh vực

HTTT thành phần này sẽ do các tổng cục chuyên ngành triển khai, quản lý và vận hành. Dữ liệu gốc của các lĩnh vực sẽ được thu nhận về đây. Sau đó, những dữ liệu này sẽ được xử lý và truyền lên HTTT quan trắc TN&MT quốc gia. Các dữ liệu này bao gồm:

- Dữ liệu đã được tích hợp, làm sạch; - Dữ liệu mơ hình hóa;

- Dữ liệu báo cáo, thống kê; - …

Có hai hình thức triển khai đối với thành phần này:

- Triển khai riêng và tích hợp vào HTTT quan trắc TN&MT quốc gia; - Triển khai chung, tức là sử dụng phần mềm SaaS do HTTT quan trắc TN&MT quốc gia cung cấp.

Khi triển khai chung, các lĩnh vực sẽ vẫn quản lý các dữ liệu của riêng mình. Dữ liệu sẽ được đẩy từ kho riêng này sang kho của quốc gia tương tự như đối với các hệ thống lĩnh vực theo mơ hình tích hợp.

Khi tích hợp, xử lý dữ liệu, hệ thống lĩnh vực phải sử dụng các danh mục dữ liệu, dữ liệu đặc tả dùng chung được cung cấp bởi hệ thống quan trắc quốc gia.

5.2.3.3. HTTT quan trắc địa phương

Các địa phương sẽ triển khai, quản lý và vận hành thành phần của riêng mình. Dữ liệu từ các trạm quan trắc do địa phương quản lý sẽ được truyền về hệ thống quan trắc địa phương. Sau đó, các địa phương sẽ truyền dữ liệu đã tích hợp, xử lý, làm sạch và cả dữ liệu gốc về cho các HTTT lĩnh vực và/hoặc HTTT quan trắc TN&MT quốc gia.

Các địa phương có thể tự xây dựng HTTT quan trắc TN&MT của riêng mình rồi tích hợp với HTTT quan trắc TN&MT quốc gia hoặc có thể sử dụng chung phần mềm với HTTT quan trắc TN&MT quốc gia, được cung cấp theo mơ hình SaaS.

5.2.3.4. Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu LGSP

Là HTTT đã được triển khai tại Bộ. Vai trị của nó đối với hệ CSDL quan trắc TN&MT quốc gia là điểm kết nối mạng giữa các thành phần của các hệ thống thành phần. Với vai trị của mình, LGSP cung cấp cơ chế triển khai, cung cấp các dịch vụ dùng chung của HTTT quan trắc TN&MT quốc gia sau:

- Định danh;

- Xác thực và SSO; - Các dịch vụ dữ liệu; - Các dịch vụ khác.

Các thành phần của hệ thống dưới đây sẽ phải tuân thủ chính sách tích hợp của hệ thống:

- HTTT quan trắc TN&MT quốc gia; - HTTT quan trắc TN&MT lĩnh vực; - HTTT quan trắc TN&MT địa phương.

Các hệ thống này phải sử dụng các dịch vụ dùng chung sau: - Định danh;

- Xác thực và SSO;

- Các dịch vụ dữ liệu: dữ liệu dùng chung, dữ liệu metadata, …

5.2.3.5. HTTT quan trắc cá nhân, tổ chức

Các cá nhân, tổ chức có thể chia sẻ cũng như khai thác dữ liệu với HTTT quan trắc TN&MT quốc gia.

Các HTTT quan trắc TN&MT của cá nhân, tổ chức này có thể kết nối đến HTTT quan trắc TN&MT quốc gia qua đường mạng internet.

5.2.3.6. HTTT quan trắc TN&MT bộ, ngành

Các HTTT quan trắc TN&MT bộ, ngành có thể chia sẻ cũng như khai thác dữ liệu với HTTT quan trắc TN&MT quốc gia.

Các HTTT quan trắc TN&MT của bộ, ngành này có thể kết nối đến HTTT quan trắc TN&MT quốc gia qua trục tích hợp NGSP.

Các hệ thống này không nhất thiết phải dùng các dịch vụ dùng chung như định danh, xác thực, danh mục dùng chung, …

5.2.3.7. Các loại dữ liệu quan trắc cần tích hợp

Các thành phần trong Hệ CSDL quốc gia về quan trắc TN&MT sẽ phải tuân thủ các quy về việc kết nối và chia sẻ dữ liệu quan trắc TN&MT do Chính phủ, Bộ TN&MT ban hành. Tham khảo các cơ chế chính sách cụ thể tại mục 7 – CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH, CÁC TIÊU CHUẨN CƠNG NGHỆ THƠNG TIN.

Dưới đây là danh mục các loại dữ liệu quan trắc TN&MT mà các thành phần (HTTT địa phương, lĩnh vực) cần tích hợp lên HTTT quan trắc TN&MT quốc gia:

- Dữ liệu quan trắc lĩnh vực đất đai;

- Dữ liệu quan trắc lĩnh vực biến đổi khí hậu; - Dữ liệu quan trắc lĩnh vực biển và hải đảo; - Dữ liệu quan trắc lĩnh vực môi trường; - Dữ liệu quan trắc lĩnh vực tài nguyên nước; - Dữ liệu quan trắc lĩnh vực khí tượng thủy văn; - Dữ liệu quan trắc lĩnh vực địa chất khoáng sản; - Dữ liệu quan trắc lĩnh vực viễn thám.

- Dữ liệu quan trắc lĩnh vực đo đạc và bản đồ.

5.2.3.8. Ma trận triển khai

TT Nhóm Ứng dụng Quốc gia Lĩnh vực phương Địa 1 Hệ thống chia sẻ, khai thác dữ liệu

1.1 Quản lý khai thác, chia sẻ

dữ liệu v v

1.2 Quản lý nội dung và hoạt

động v v 2 Hệ thống kết nối, tích hợp và quản lý dữ liệu

2.1 Quản lý thu nhận dữ liệu

quan trắc v v v

2.2 Quản lý phân tích, xử lý dữ

liệu v v v

2.3 Ứng dụng phân tích, xử lý

dữ liệu nghiệp vụ chuyên ngành v v 3 Dịch vụ dữ liệu 3.1 Quản lý siêu dữ liệu/Metadata v 3.2 Quản lý dữ liệu dùng chung/tham chiếu v

3.3 Quản lý dữ liệu chủ quan

trắc TN&MT v 3.4 Quản lý dữ liệu mở v 4 Các dịch vụ ứng dụng hệ thống 4.1 Dịch vụ quản lý định danh số v 4.2 Dịch vụ lưu trữ số (Digital Archive System) v 4.3 Dịch vụ khác v 5 Kho dữ liệu v v v Bảng 4: Bảng ma trận triển khai cấp 1 Giải thích ký hiệu: “v” là có triển khai

Bảng ma trận triển khai cấp 2

TT Tên chung Ứng dụng triển khai theo cấp Quốc

gia M T Đ Đ T N N B H Đ K T T V V T Đ C K S B Đ K H Đ Đ B Đ Địa phương 1 Quản lý khai thác, chia sẻ dữ liệu

Quản lý khai thác, chia sẻ dữ liệu quốc gia v

Quản lý khai thác, chia sẻ dữ liệu lĩnh vực

(MT|ĐĐ|TNN|BHĐ|KTTV|VT|ĐCKS|BĐKH) v v v v v v v v v

Quản lý khai thác, chia sẻ dữ liệu địa phương v

2

Quản lý nội dung và hoạt

động

Quản lý nội dung và hoạt động quốc gia v

Quản lý nội dung và hoạt động lĩnh vực

(MT|ĐĐ|TNN|BHĐ|KTTV|VT|ĐCKS|BĐKH) v v v v v v v v v

Quản lý nội dung và hoạt động địa phương v

3

Quản lý thu nhận dữ liệu

quan trắc

Quản lý thu nhận dữ liệu quan trắc quốc gia v

Quản lý thu nhận dữ liệu quan trắc lĩnh vực

(MT|ĐĐ|TNN|BHĐ|KTTV|VT|ĐCKS|BĐKH) v v v v v v v v v

Quản lý thu nhận dữ liệu quan trắc địa phương v

4

Quản lý phân tích, xử lý dữ

liệu

Quản lý phân tích, xử lý dữ liệu quốc gia v

Quản lý phân tích, xử lý dữ liệu lĩnh vực

(MT|ĐĐ|TNN|BHĐ|KTTV|VT|ĐCKS|BĐKH) v v v v v v v v v

5

Ứng dụng phân tích, xử lý dữ liệu nghiệp vụ chuyên ngành

Ứng dụng phân tích, xử lý dữ liệu nghiệp vụ chuyên

ngành (MT|ĐĐ|TNN|BHĐ|KTTV|VT|ĐCKS|BĐKH) v v v v v v v v v v

6 Kho dữ liệu

Kho dữ liệu quốc gia v

Kho dữ liệu lĩnh vực

(MT|ĐĐ|TNN|BHĐ|KTTV|VT|ĐCKS|BĐKH) v v v v v v v v v

Kho dữ liệu địa phương v

Bảng 5: 1Bảng ma trận triển khai cấp 2

1 Giải thích ký hiệu

- MT: quan trắc lĩnh vực môi trường

- ĐĐ: quan trắc lĩnh vực đất đai

- TNN: quan trắc lĩnh vực tài nguyên nước

- BHĐ: quan trắc lĩnh vực biển hải đảo

- KTTV: quan trắc lĩnh vực khí tượng thủy văn

- VT: quan trắc lĩnh vực viễn thám

- ĐCKS: quan trắc lĩnh vực địa chất khoáng sản

- BĐKH: quan trắc lĩnh vực biến đổi khí hậu

5.2.3.9. Mơ hình kết nối

Do quy định của Chính phủ và các bộ, ngành, các HTTT từ các cục/vụ khác nhau sẽ phải kết nối thơng qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ của Bộ TN&MT (LGSP) và Nền tảng tích hợp, chia sẻ quốc gia (NGSP) – khi kết nối liên bộ.

Các Hệ thống thông tin quan trắc TN&MT trực thuộc Bộ, các HTTT quan trắc địa phương, cá nhân, tổ chức sẽ kết nối với nhau thông qua LGSP của Bộ.

Đồng thời, HTTT quan trắc TN&MT sẽ đăng ký các dịch vụ chia sẻ và tích hợp với NGSP để cung cấp dịch vụ cho các HTTT quan trắc của các bộ, ngành khác. Mơ hình sau mơ tả mơ hình kết nối:

Hình 8: Mơ hình kết nối và tích hợp các hệ thống ngồi bộ TN&MT

Chú giải mơ hình:

- HTTT quan trắc TN&MT Quốc gia kết nối với Kho dữ liệu thông qua đường mạng LAN/WAN và thông qua LGSP Bộ TN&MT và ngược lại;

- Thành phần các HTTT quan trắc của các lĩnh vực Bộ TN&MT quản lý kết nối với hai thành phần HTTT quan trắc TN&MT Quốc gia và Kho dữ liệu qua mạng LAN/WAN và thông qua LGSP Bộ TN&MT và ngược lại.

- Các HTTT quan trắc TN&MT địa phương sẽ tích hợp với hệ thống quan trắc TN&MT quốc gia thơng qua đường kết nối WAN (nếu có) hoặc internet.

- Tương tự, các HTTT quan trắc của cá nhân/tổ chức khác cũng sẽ kết nối thông qua mạng internet.

- Các HTTT quan trắc TN&MT của các bộ/ngành khác kết nối thông qua NGSP. Đường kết nối là mạng WAN của Chính phủ.

5.3. Kiến trúc Nghiệp vụ 5.3.1. Nguyên tắc Nghiệp vụ 5.3.1. Nguyên tắc Nghiệp vụ

5.3.1.1. Nguyên tắc 1: Bảo đảm Liên kết CNTT và nghiệp vụ thơng qua

Dịch vụ hóa

Mơ tả

Các quyết định quản lý thông tin luôn được thực hiện trên cơ sở liên kết với nghiệp vụ để tạo ra lợi ích tối đa cho tồn tổ chức.

Lý do

Nguyên tắc này có nghĩa là "dịch vụ (nghiệp vụ) quan trọng hơn hết". Sự liên kết tốt giữa CNTT và nghiệp vụ phải tạo ra lợi ích cho tổ chức.

Hàm ý

a) Việc liên kết CNTT với nghiệp vụ và tối ưu hóa các lợi ích của tổ chức đòi hỏi những thay đổi về cách thức thông tin được lên kế hoạch và quản lý. Bản thân chỉ riêng Công nghệ không đủ để tạo ra những thay đổi đó.

b) CNTT phải chỉ đạo các quy trình hướng đến bộ phận phục vụ khách hàng, người dùng.

c) Quản lý chi phí CNTT phải tập trung vào các dịch vụ CNTT hướng tới việc tạo lợi thế cạnh tranh.

d) Quản lý CNTT phải bao gồm cả các chỉ số đáp ứng và tính khả dụng. e) Kiến trúc CNTT phải thể hiện một tầm nhìn CNTT hồn chỉnh tập trung vào nghiệp vụ.

f) Trong một số lĩnh vực cần thiết phải loại bỏ các ưu đãi đặc thù nào đó vì lợi ích chung của tồn bộ tổ chức.

g) Việc phát triển ứng dụng phải được ưu tiên cho toàn bộ tổ chức.

h) Các ứng dụng thành phần phải được chia sẻ giữa tất cả các lĩnh vực của tổ chức.

i) Các sáng kiến quản lý thông tin phải được thực hiện trên cơ sở kế hoạch của tổ chức. Mọi bộ phận cần tuân thủ các sáng kiến phù hợp với các kế hoạch và ưu tiên của tổ chức.

j) Kế hoạch có thể được sửa đổi bất cứ khi nào cần thiết.

k) Khi nhu cầu mới phát sinh, cần có sự điều chỉnh tương ứng. Một ủy ban đại diện cho tổ chức sẽ là người đưa ra quyết định này.

5.3.1.2. Nguyên tắc 2: Thiết kế Kiến trúc để Tối đa lợi ích với chi phí và

rủi ro thấp nhất

Mơ tả

Các quyết định chiến lược về giải pháp phải nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích về nghiệp vụ với chi phí và rủi ro về lâu dài là thấp nhất.

Lý do

Không được đưa ra các quyết định mà chỉ nhằm mục tiêu đạt được chi phí thấp hơn. Mọi quyết định mang tính chiến lược phải được đánh giá dựa trên quan điểm về cả chi phí, rủi ro và lợi ích. Tuy nhiên, chi phí thấp hơn thường dẫn đến rủi ro lớn hơn và dĩ nhiên ít lợi ích hơn.

Hàm ý

a) Một giải pháp phải được lựa chọn trên cơ sở đánh giá về lợi ích, rủi ro và chi phí một cách định tính hoặc định lượng.

b) Hầu hết, các đánh giá định lượng về chi phí thì đơn giản hơn nhiều so với đánh giá định lượng về các rủi ro và cịn khó hơn đối với việc đánh giá các lợi ích. Tuy nhiên việc đánh giá định lượng phải được tiến hành bất cứ khi nào có thể.

c) Khi việc đánh giá định lượng các tiêu chí (ví dụ về chi phí) được tiến hành chính xác và dẫn đến việc ra quyết định thì có thể cho phép việc đánh giá định tính một hoặc hai tiêu chí khác.

d) Các rủi ro về hoạt động phải được định lượng bất cứ khi nào có thể. e) Cơ sở hạ tầng CNTT phải được tối ưu hóa dựa trên yêu cầu nghiệp vụ và khả năng công nghệ nhằm giảm thiểu rủi ro cũng như chi phí với mục tiêu đem lại lợi ích cho tổ chức.

5.3.1.3. Nguyên tắc 3: Bảo đảm Tính liên tục của nghiệp vụ Mô tả

Các hoạt động của tổ chức phải được duy trì, bất kể sự gián đoạn của hệ thống.

Lý do

Một khi hệ thống đã sẵn sàng hoạt động thì chúng ta càng phụ thuộc chúng nhiều hơn. Do đó, việc xem xét độ tin cậy của các hệ thống này là cần thiết.

Các lĩnh vực nghiệp vụ trong tồn bộ tổ chức phải có khả năng duy trì các hoạt động bình thường, bất kể những tác động từ bên ngồi. Lỗi phần cứng, thiên tai và thiếu dữ liệu, tính tồn vẹn khơng được làm gián đoạn các hoạt động nghiệp vụ và các hoạt động này phải có khả năng sử dụng cơ chế thay thế để truyền tải thông tin.

Hàm ý

a) Việc phụ thuộc vào các ứng dụng chia sẻ này cho thấy chúng ta phải quản lý và dự báo được các rủi ro làm gián đoạn nghiệp vụ.Việc quản lý bao gồm, không hạn chế, các bản sửa đổi định kỳ, kiểm tra tính dễ bị tổn thương của ứng

Một phần của tài liệu KIẾN TRÚC TỔNG THỂ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG QUỐC GIA Phiên bản 1.0 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)