Người niệm Phật chẳng phải khơng thể trì chú, nhưng cần nên phân chủ, trợ cho rõ ràng, tự nhiên trợ cũng về chủ. Nếu lơ là xem đồng như nhau thì chủ cũng khơng thành chủ nữa! Chú Chuẩn Đề, Đại Bi đâu có hơn kém, nếu tâm chí thành, pháp pháp đều linh, tâm khơng chí thành, pháp pháp khơng linh. Một câu niệm Phật bao trùm đại tạng giáo, đầy đủ tất cả, vẫn khơng thiếu sót pháp nào. Bậc thơng tơng thơng giáo mới có thể làm người chơn niệm Phật, và hạng ngu tối không hiểu chi, chỉ biết thành thật vâng lời, cũng có thể làm
người chơn niệm Phật. Ngoài hai hạng này, chơn hay không đều do nơi mình gắng sức, tự xét có thực hành đúng giáo pháp cùng chăng? Đến như tu Tịnh độ, đã có ý quyết định khơng nghi, cần gì phải hỏi sự hiệu nghiệm của người khác? Dù cho cả thế gian đều không hiệu nghiệm cũng chẳng sanh một niệm nghi ngờ vì lời thành thật của Phật, Tổ có thể đủ làm bằng cớ. Nếu cứ hỏi sự hiệu nghiệm của người khác, tức là tâm còn do dự, chưa tin chắc lời của Phật, việc làm tất khó xong. Bậc anh liệt, quyết chẳng đến đỗi bỏ lời Phật theo lời người. Những kẻ không chủ trương chỉ lấy sự hiệu nghiệm bên ngoài làm tiên đạo, thật là đáng thương xót!
“Tùy Tự Ý Tam muội” là đường lối tu chung từ phàm đến Thánh. Hàng sơ
tâm Bồ tát trong ấy nói, tuy gồm nhiếp tất cả phàm phu, song thật ra là chỉ cho bậc sơ trụ Bồ tát ở Viên giáo, đã phát ba tâm chứng ba đức. Bậc này do phát lý tâm của chính nhân, chứng đức pháp thân, phát huệ tâm của liễu nhân, chứng đức Bát nhã, phát thiện tâm của duyên nhân chứng đức giải thốt, nên có thể hiện thân thập pháp giới ở trong mười phương quốc độ, khắp ứng các cơ mà làm việc cầu Phật độ sanh. Thế nên sơ tâm không phải chỉ riêng cho hạng phàm phu mới phát tâm tu hành. Cư sĩ thấy trong Kim Luân Chú nói về việc ngộ pháp Nhị Không, chứng lý Thật Tướng, liền vui mừng khấp khởi muốn đứng ra nhận lãnh, tôi e cho không khỏi lạc vào lưới ma. Vậy xin chỉ rõ việc ấy ra đây, để cư sĩ hiểu biết, tránh sự sai lầm. “Ngộ
pháp Nhị Không, chứng lý Thật Tướng”, chính là thân phận của hàng sơ tâm
Bồ tát đã nói trên. Pháp thức trong quyển ấy chỉ dạy, hạng phàm phu có thể y theo mà tu hành. Đến như về thân phận, dù cho bậc Thanh văn đủ đại thần thông cũng không đảm đương nổi, huống là phàm phu? Lại, trong ấy mấy đoạn: “Khơng chỗ trụ sanh tâm, khơng trụ pháp bố thí, ba ln thể khơng,
một đạo thanh tịnh, đều phát minh rất rõ.” Tôi muốn đem những nghĩa này
làm thành bài tụng cho người đọc hiểu được cương yếu, nhưng vì bận nhiều việc khơng được rảnh, để hẹn lại năm sau. Đến như chỗ nói: “Quán thân tức
không quán chi cả, chỉ quán vô duyên”, vơ dun chính là nghĩa “khơng, khơng có tánh chi” trong Tùy Tự Ý Tam muội đã nói. Và, vì “khơng có chi” nên khơng duyên vào đâu được. Nếu chẳng do nơi cội gốc này, chém
một dao cho đứt đoạn, thì làm sao dứt được mối phan duyên?
Mấy lời trên đây tuy giản lược, song ý nghĩa rất rộng sâu. Xin thuật lại cho Từ Quân được rõ.